Không phải tự nhiên mà lan rừng lại được một sự ưu ái đến như vây. Trong bài viết này, Thvm sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng lan rừng theo cách đơn giản nhất để người mới tập chơi cũng có thể chăm sóc và tự mình tạo ra một giỏ lan tuyệt đẹp!
Tìm hiểu thêm về hoa lan rừng
Nguồn gốc của hoa phong lan
Lan rừng là một loài hoa thuộc họ lan, trong bộ măng tây và có tên khoa học là Orchidaceae. Hoa lan được phân bố phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, sinh trưởng và phát triển tốt trong mọi điều kiện. Thuận lợi nhất là nhiệt độ trong khoảng từ 20 – 30 độ C, độ pH từ 5 – 5,8.
Phong lan tập trung nhiều nhất ở các khu vực nhiệt đới như Châu Á, Nam Mỹ và Trung Mỹ. Tại Việt Nam thì lan rừng cũng cực kỳ nhiều, bạn sẽ rất dễ dàng để có được những cây lan như ý.
Hoa lan rừng luôn được xem là “nữ hoàng” của các loài hoa bởi vẻ đẹp thuần khiết và tinh tế của nó. Được đắm chìm vào không gian chỉ có những giỏ lan thì không còn gì bằng.
Đặc điểm của hoa lan rừng
Rễ của cây lan rừng là những vòi hút ngắn quấn vào nhau thành búi. Rễ có vai trò lấy chất dinh dưỡng được tiết ra từ những xác thực vật để giúp hoa sống và phát triển. Khi gặp điều kiện khô hạn thì rễ sẽ mọc ra nhiều và vươn dài ra rất nhanh để đi tìm nguồn nước hoặc cây sẽ mọc ra nhiều cây con trên những đốt thân, đốt cành hoa đã già sau mỗi mùa rụng lá hoặc sau khi ra hoa.
Hoa lan rừng có thân thường ở dạng đơn thân hoặc đa thân, thân lan có nhiều đoạn phình lớn giúp dự trữ nước và các chất dinh dưỡng để nuôi hoa.
Lá của phong lan được sắp xếp một cách có hệ thống, rất mềm mại, duyên dáng và bắt mắt. Phiến lá trải rộng, có nhiều hình dạng khác nhau như loại lá dài hình kim, lá hình trụ, tiết diện tròn hay hình phiến mỏng và màu sắc đậm nhạt tùy loại.
Hoa của lan rừng có cấu tạo đa dạng và màu sắc, hoa nở một đóa hoặc thành nhiều cụm hoa mà mỗi cụm chỉ có một bông. Các bông hoa thường giống nhau về hình dạng, kích thước và màu sắc, cánh còn lại nằm ở phía trên hay phía dưới của hoa, thường có màu sắc và hình dạng đặc biệt khác hẳn hai cánh kia gọi là cánh môi hay cánh lưỡi, chính cánh môi quyết định phần lớn giá trị thẩm mỹ của hoa lan.
ĐỪNG BỎ LỠ nếu bạn đang bị sâu răng, hôi miệng, viêm nhiệt miệng lưỡi, viêm họng viêm amidan, viêm nha chu, sún răng: Tinh dầu Dạ Thảo Liên
Hotline tư vấn miễn phí: 098.7755.810
Chi tiết cách trồng lan rừng vào chậu
Thời vụ trồng lan: Thời điểm tốt và thuận lợi nhất để trồng lan rừng vào chậu là khoảng tầm tháng 3 đến tháng 4 hàng năm. Vào thời điểm này thời tiết không quá lạnh mà cũng không quá nóng sẽ giúp lan thích nghi và phát triển tốt.
Chọn chậu: Hiện nay có rất nhiều loại chậu như chậu đất nung, chậu bằng nhựa, hay những quả dừa khô cũng có thể trồng hoa lan được. Những chậu lan cần phải có nhiều khoảng trống để đảm bảo độ thoáng mát và thoát nước tốt.
Giá thể trồng: Đối với cách trồng lan rừng trong chậu thì yêu cầu những loại giá thể cần xốp, nhẹ và có khả năng giữ ẩm cao như xỉ than, vỏ thông, sơ dừa, gỗ nhỏ,…
Chọn giống:
Các bạn nên chọn những loài phong lan ra hoa khoẻ, màu sắc đẹp và sống bền, hấp thụ dinh dưỡng tốt như Cattleya, Dendrobium, Oncidium, Phalaenopsis, Vanda,…
Nếu trồng lan rừng để chơi, giải trí, bạn nên trồng lan loại Dendrobium, hoặc Lan Vũ nữ, Lan Hồ điệp, đây là những loài phong lan dễ chăm sóc và ra hoa cực kì đẹp không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật chăm sóc phức tạp như những loại lan khác.
Nhân giống:
Tách mầm cây hoa hoặc nuôi cấy mô chính là phương pháp nhân giống hoa phong lan tốt nhất. Điều kiện môi trường nuôi cấy mô phong lan với nhiệt độ 20 đến 30°C, cường độ ánh sáng thích hợp, độ pH từ 5 đến 5,8.
Cần phải khử trùng mô bằng Starner 20 WP rồi cấy bằng Clorox. Bên cạnh đó, các bạn cần bổ sung đầy đủ các loại chất điều hòa sinh trưởng để mầm được chiết phát triển tốt và không chết.
Kỹ thuật chuyển chậu
Sau khi cấy, mô lan đạt khoảng 5cm thì có thể chuyển lan ra ngoài rồi tiến hành rửa sạch. Kê mô lan trên miếng lưới hoặc chiếc rổ để giữ mát cho cây con.
Đưa mô lan trồng chung trên giàn, sau khi trồng được khoảng 7 tháng thì nên chuyển lan sang các chậu khác nhau cho lan có không gian rộng hơn để phát triển. Có thể tiếp tục chuyển lan sang chậu to hơn nữa khi lan đã lớn, khoảng thời gian này tầm 6 tháng nữa.
Sau mỗi lần chuyển chậu thì phải chờ từ khoảng chục ngày sau mới được bón phân. Tùy kích cỡ của cây, mức độ thối, mục rêu bám… thì chúng ta sẽ thay chậu sao cho phù hợp.
Thiết kế sân vườn cho lan
Để có một vườn hoa lan đẹp thì chúng ta nên thiết kế khung giàn cho lan bằng những vật liệu cứng cáp, chắc chắn, chống được gió bão. Khi trồng lan rừng vào chậu thì các bạn nên chọn những chậu có cùng kích thước để đảm bảo về thẩm mỹ.
Bố trí các chậu lan có cùng giống, cùng độ tuổi theo từng khu vực để dễ chăm sóc và nuôi dưỡng chúng. Đặc biệt là để chúng ra hoa cùng lúc nhìn sẽ đẹp hơn rất nhiều.
Để lan ít sâu bệnh và phát triển tốt hơn thì cần tưới nước cho lan một cách sạch sẽ, nên có rãnh nước dưới dàn lan để tạo khí hậu mát cho vườn lan.
Nếu trồng hoa lan để chơi trên mái hiên, lan can, sân thượng thì chúng ta cần thiết kế mái che để tránh nóng cho hoa lan, đặc biệt là khoảng thời gian giữa trưa.
Chăm sóc hoa lan trong chậu
Để cách trồng hoa lan rừng được thuận lợi và thành công, muốn lan phát triển tốt, khỏe mạnh, cho hoa đúng như ý muốn thì không chỉ phụ thuộc vào kỹ thuật trồng tốt mà quy trình chăm sóc sau khi trồng cũng vô cùng quan trọng. Cụ thể là:
Điều kiện ánh sáng
Lan rừng quen sống trong rừng nên chắc chắn cây không chịu được ánh sáng mạnh hoặc ánh sáng mặt trời trực tiếp. Do đó, để khắc phục thì bạn hãy làm giàn lưới che bớt sáng, thậm chí khi cây còn non thì nên che kín luôn cũng được.
Chế độ nước
Bạn cần chú trọng chế độ nước cho phong lan một cách phù hợp. Nếu thiếu nước cây sẽ khô héo, teo lại và lá rụng nhưng không chết. Thừa nước thì cây dễ bị thối đọt nhất là với các giống lan có lá đứng mọc sát nhau. Cách khắc phục là sau khi trồng xong tưới nước luôn, khuyến khích tưới phun sương và duy trì tưới 2 lần/ngày.
Chỉ cần tưới nước đủ ẩm nên chúng ta hãy tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng. Sau những trận mưa bất thường, đặc biệt là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cặn đọng lại trên thân lá.
Phân bón cho lan rừng
Đối với lan rừng, các bạn nên bón phân bằng cách hòa với nước và phun vào lá, không nên bón trực tiếp vào đất. Phân bón cho lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng với tỷ lệ và thành phần phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây, nhưng không nhất thiết phải là các loại phân bón vô cơ mà đơn giản chỉ là nước vo gạo, nước hồ, nước ao…
Sử dụng phân vô cơ pha thật loãng trong hầu hết các giai đoạn phát triển của cây. Khi thấy đầu thân chuyển sang tròn và cây không mọc thêm lá mới thì chúng ta nên pha phân đặc hơn để giúp cây có đủ dinh dưỡng hơn để phát triển.
Phòng trừ sâu bệnh
Trong điều kiện chăm sóc kém hoặc môi trường không phù hợp, hoa lan rừng rất dễ mắc sâu bệnh, lúc này bạn cần xem xét lựa chọn thuốc trừ sâu tùy theo từng loại sâu bệnh.
Cần lưu ý, chúng ta chỉ sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây theo đúng liều lượng và hướng dẫn ghi trên bao bì của thuốc, không nên lạm dụng thuốc sẽ gây ra hậu quả cây sẽ tàn và chết.
Những điều cần lưu ý khi trồng hoa lan trong chậu
Khi trồng lan rừng trong chậu nên để cây ở nơi mát mẻ có độ ẩm cao, tránh ánh nắng trực tiếp cho đến khi rễ non phát triển mới chuyển dần ra nơi có ánh sáng phù hợp. Sau khi trồng, một hai ngày đầu không cần tưới nước ngay vì dễ bị thối cây. Phải thường xuyên quan sát xem đất còn đủ độ ẩm hay đã khô. Cần tưới nước dưới dạng phun sương.
Quan sát khi rễ cây phát triển đều mới bón phân. Có thể bón phân hữu cơ sẽ làm tăng sự phát triển dinh dưỡng ở cây lan. Vào mùa hạ nhiệt độ tăng cao, nên tăng cường lượng phân bón cho cây để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.
Lời kết
Đến đây thì các bạn đã phần nào nắm được quy trình trồng lan rừng và có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích về Cách trồng lan rừng vào chậu rồi phải không? Không gì là không thể, chỉ cần bạn có đam mê và hết mình vì nó.
Thvm hy vọng qua bài viết này sẽ giúp được những bạn mới tập chơi lan sẽ có thêm động lực cũng như kinh nghiệm để tự tay tạo cho mình một thiên đường riêng. Chúc các bạn sức khỏe và cả sự may mắn!
** Tìm hiểu thêm về:
5
/
5
(
1
bình chọn
)