1. Các dạng mụn trứng cá thường gặp ở tuổi dậy thì
Mẹ có biết, để biết cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì phù hợp; các chuyên gia khuyên chúng ta nên biết chính xác loại mụn đang xuất hiện trên da mặt của mình không?
Mụn ở tuổi dậy thì thường xuất hiện với nhiều dạng như:
- Mụn đầu trắng:
Tình trạng lỗ chân lông bị tắc bởi dầu và bã nhờn.
- Mụn đầu đen:
Tình trạng lỗ chân bị tắc, nhưng vẫn hở trên bề mặt da và có màu sậm hơn các vùng da khác.
- Mụn sần, mụn mủ hoặc nốt sần:
Đây là các loại mụn xuất hiện màu đỏ và sưng do viêm, hoặc nhiễm trùng các mô xung quanh vùng nang lông bị tắc. Chạm vào cảm giác cứng và gây đau.
- U nang:
Mụn nhọt sâu, có mủ.
- Mụn bọc: mụn bọc được hình thành khi nang lông bị vỡ ở dưới đáy; và đẩy mụn lên bề mặt da. Mụn bọc có đặc điểm là sưng, đỏ, kích thước lớn, sờ vào thấy đau.
>> Cha mẹ tìm hiểu thêm: Hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì
2. Hướng dẫn chi tiết cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì tại nhà
Vậy cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì là gì? Trên thực tế, mặc dù mẹ đã chăm sóc da mặt rất tốt nhưng vẫn không thể ngăn chặn việc bị mụn ở tuổi dậy thì. Dù là vậy, nhưng mẹ cho trẻ dậy thì có thể thử các cách như sau:
- Cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì:
Lấy khăn ấm và chườm lên nốt mụn trong 10 phút để kích đầu mụn lòi ra.
- Sử dụng tăm bông
ấn nhẹ nhằm giúp cồi mụn trồi ra hoặc dùng miếng dán có tác dụng hút mụn và để yên trong vòng 30 phút. Khi thấy miếng dán bị mờ dần; có nghĩa là nhân mụn đang được hút ra bên ngoài da mặt.
-
Sau đó tiếp tục
dùng miếng dán mụn
để bảo vệ vùng da vừa bị tổn thương
- Không được sử dụng tay nặn mụn
vì sẽ khiến nhiều vi khuẩn lây lan trên da.
Cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì tại nhà; mặc dù khá đơn giản, nhưng mẹ vẫn cần giúp trẻ dậy thì lưu ý một số cách sau để tránh làm viêm nhiễm:
-
Không chà mạnh vùng bị mụn.
-
Không nặn hoặc ấn lên vết thâm.
-
Hạn chế việc nhấc vai lên và chà vào da mặt, vì tay áo có thể có nhiều bụi và mồ hôi.
3. Cách trị mụn trứng cá dứt điểm ở tuổi dậy thì
Như vậy có thể thấy, việc trẻ dậy thì gặp tình trạng mụn ở tuổi dậy thì là khó có thể tránh khỏi do thay đổi hormone theo độ tuổi. Tuy nhiên, việc phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng là rất cần thiết. Và những lời khuyên sau đây có thể hữu ích cho trẻ dậy thì; bao gồm:
-
Nên rửa mặt nhẹ nhàng 2 lần/ngày. Nếu làm sạch quá nhiều, da mặt có thể bị khô và khiến da mặt tăng tiết bã nhờn và gây mụn nhiều hơn.
-
Sử dụng các sản phẩm không chứa dầu hoặc dược
mỹ phẩm cho tuổi dậy thì
(những sản phẩm không làm tắc nghẽn lỗ chân lông) trên da mặt.
-
Đừng bóp hoặc nặn mụn. Vì hành động này có thể đang tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn đi sâu hơn vào da; dẫn đến viêm nặng hơn và có thể để lại sẹo vĩnh viễn.
>>> Cha mẹ nên đọc thêm: Lần đầu có kinh nguyệt nên làm gì? Những lưu ý quan trọng