Mâm ngũ quả ngày Tết thường có 5 loại màu sắc theo thuyết ngũ hành, bao gồm có: Kim (màu trắng), Thủy (màu đen) Mộc (màu xanh), Hỏa (màu đỏ), Thổ (màu vàng) với mong ước được hưởng ngũ phúc: Khỏe mạnh, sống lâu, bình yên, giàu có, sang trọng. Mâm ngũ quả mang một ý nghĩ chung nhưng tùy vào các vùng miền khác nhau thì mỗi gia đình có cách xếp mâm ngũ quả khác nhau, lựa chọn những loại quả khác nhau để bày. Vì vậy, cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp, hợp phong thủy và có ý nghĩa tùy thuộc vào phong tục của mỗi vùng miền.
Mâm ngũ quả Ngày Tết theo vùng miền
Mâm ngũ quả của miền Bắc thường bao gồm có: Chuối, dưa hấu (màu xanh); Bưởi, phật thủ, cam, quýt hoặc quất (màu vàng); Hồng, ớt hoặc táo tây (màu đỏ); Đào hoặc lê (màu trắng); Mận hoặc nho (màu đen). Các loại quả được bày trên mâm ngũ quả đều có ý nghĩa riêng:
Chuối: Thể hiện sự che trở của trời đất cho con người và mong gia đình luôn sum vầy, đầm ấm, quây quần bên nhau
Cam, quýt, quất, hồng: Thể hiện sự may mắn
Qủa lê, đào: Tượng trưng cho sự thăng tiến, thành đạt
Quả sung: Mong ước sự sung túc, no ấm
Một số cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp của miền Bắc:
Miền nam thường bày mâm ngũ quả ngày tết theo quan niệm: ” Cầu- Sung- Dừa- Đủ- Xài” với mong ước cuộc sống luôn đầy đủ, sung túc, con cháu đầy đàn. Tuy nhiên, người miền nam thường kiêng kỵ một số loại trái không bày trên mâm cúng do tên gọi của chúng như:
Chuối: đọc gần giống “chúi” làm ăn không lên được
Táo (bom), lê: Đổ bể, làm ăn thất bại
Quýt, cam: Quýt làm cam chịu
Miền trung có cách trình bày mâm ngũ quả ngày tết rất đơn giản, bình dị; Không kiêng kị cam quýt như người miền Nam và cũng không câu lệ ngũ hành như người miền Bắc. Qua đó cũng thể hiện phần nào tính cách rất bình dị, đơn giản của họ. Mâm ngũ quả trên bàn thờ chỉ cần tươi ngon, đẹp mắt thể hiện lòng thành của con cháu dâng lên tổ tiên.
Ngày nay, người Việt vẫn luôn giữ gìn được những truyền thống tốt đẹp đặc biệt là tục thờ cúng tổ tiên với mâm ngũ quả ngày tết. Tuy nhiên, cách trang trí mâm ngũ quả ngày tết cũng có một số thay đổi và không còn cứng nhắc như trước nữa. Ngoài 5 loại quả trong ngũ hành, trừ những loại quả kiêng kỵ thì thì người ta có thể bày thêm một số loại quả khác cho mâm ngũ quả sinh động và đẹp mắt.
Một số cách xếp mâm ngũ quả đẹp ngày Tết bạn có thể tham khảo
Hướng dẫn cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp mà nhanh chóng (mang tính chất tham khảo)
Nguyên liệu trang trí mâm ngũ quả
– Xoài: 2 quả
– Dưa hấu: 2 quả
– Bưởi: 1 quả
– Dứa (Thơm): 1 quả
– Nho: 1 chùm
– Cam, táo, lê : Mỗi thứ vài quả (Tùy vào sở thích của mỗi người)
– Hoa cúc: Vài bông
– Cốc: 3 cái
Hướng dẫn trang trí mâm ngũ quả
Các bạn mang tất cả mọi thứ đi rửa sạch để ráo nước rồi mới mang bày trên mâm.
Bước 1: Nếu các bạn khéo léo khắc được chữ “Vạn sự – Như ý” lên quả dưa hấu thì làm còn không thì chỉ cần để nguyên quả dưa rồi buộc nơ vào cuống của quả dưa là cũng rất đẹp rồi. Để quả dưa đứng được như trong hình thì các bạn cắt một chút ở phần đuôi của quả dưa đi tạo thành mặt phẳng để đặt lên đĩa. Đặt 2 quả dưa hấu cân ở 2 bên và một chiếc mâm ở giữa.
Bước 2: Tiếp theo xếp 3 chiếc cốc vào giữa mâm. Đặt quả dứa lên miệng cốc ở giữa và 2 quả xoài ở 2 bên.
Bước 3: Quả bưởi được đặt ở giữa trước 3 cốc, Tiếp tục xếp các loại trái cây như cam, táo, lê xung quanh mâm để cố định 3 chiếc cốc.
Bước 4: Tầng thứ 2 bạn xếp thêm mấy quả cam và đặt chùm nho lên trên quả bưởi
Bước 5: Trang trí mâm ngũ quả đẹp hơn bằng cách cắm vài bông hoa cúc vào các chỗ trống nhìn sẽ bắt mắt và đầy đặn hơn.
Bước 6: Để mâm ngũ quả lung linh hơn bạn có thể chăng đèn nhấp nháy xung quanh nhé.
Với hướng dẫn cách bày mâm ngũ quả ngày tết đẹp và nhanh, đơn giản này, mình mong là sẽ giúp ích được cho các bạn trong dịp tết sắp tới. Chúc các bạn thành công!
Ý nghĩa từng loại trái cây trong mâm ngũ quả ngày Tết
– Bưởi: phúc lộc, viên mãn
– Thanh long: rồng mây hội tụ
– Dưa hấu: tốt đẹp, viên mãn, trung thực
– Đu đủ: đầy đủ, thịnh vượng
– Mãng cầu: cầu chúc mọi điều như ý
– Dứa (thơm): thơm tho, đa phúc lộc
– Hồng: hồng hào, tươi tốt, tượng trưng cho sự thành đạt
– Lựu: đa phúc, đa lộc, con đàn cháu đống
– Phật thủ: bàn tay Phật che chở phù hộ cho con người
– Chuối: tượng trưng cho bàn tay ngửa, hứng lấy may mắn, bao bọc và che chở
– Dừa: viên mãn
– Xoài: tiêu xài không thiếu thốn
– Quất: sung túc, lộc lá
– Đào: sự thăng tiến, danh lợi.
Bày biện mâm ngũ quả ngày Tết luôn là một nét văn hóa đặc sắc, thể hiện lời cầu chúc cho một năm mới ấm no, hạnh phúc của người dân Việt Nam. Nhằm gìn giữ bản sắc dân tộc cho bản thân và cho con cháu, cho dù sinh sống ở đâu, đã là người dân Việt Nam thì sẽ không bao giờ quên được tục lệ này trong dịp Tết nguyên đán, phải không?
Chúc các bạn và gia đình sẽ có một mâm ngủ quả thật đẹp trong ngày Tết, để cùng chào đón một năm mới hạnh phúc, an khang thịnh vượng nha!
Hoàng Dung – PasGo Team
BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ:
anhpn
11/01/2021