Cách tính tiền điện sinh hoạt đơn giản, chính xác nhất

Tuyết Thanh
0
Tài chính cá nhân

Nắm được cách tính tiền điện sinh hoạt sẽ giúp bạn chủ động ước tính số tiền phải trả hàng tháng.

Để nắm được cách tính tiền điện sử dụng trước hết bạn phải nắm được cách tính số điện tiêu thụ của 1 thiết bị.

Cách tính số điện tiêu thụ của 1 thiết bị

Số điện tiêu thụ của 1 thiết bị chính là lượng điện tiêu thụ của thiết bị đó với đơn vị tính là kWh. Mà lượng điện tiêu thụ của 1 thiết bị được tính bằng công thức sau:

Lượng điện tiêu thụ của 1 thiết bị = Công suất x Thời gian sử dụng

Ví dụ 1: Bóng đèn Huỳnh quang 1.2m có công suất hoạt động là 36W. Mỗi ngày, bạn bật điện trong 8 giờ thì lượng điện mà nó tiêu thụ = 36 x 8 = 288Wh = 0,288kWh = 0,288 số điện.

Tương tự như cách tính trên, ta có thể dễ dàng tính được lượng điện tiêu thụ của các thiết bị khác trong nhà như quạt điện, nồi cơm điện, tủ lạnh, máy giặt, tivi… Sau khi tính được lượng điện tiêu thụ của tất cả các thiết bị trên trong 1 tháng, bạn hoàn toàn có thể tự tính được tổng số tiền phải trả cho cơ quan điện lực.

Cách tính tiền điện sinh hoạt

Cách tính tiền điện sinh hoạt

Lưu ý: Hiện nay, gia đình nào cũng có công tơ đo lượng điện năng tiêu thụ. Vì vậy, thay vì tính toán dễ nhầm lẫn, bạn hoàn toàn có thể xem công tơ để biết chính xác số điện mà gia đình bạn đã sử dụng trong 1 tháng là bao nhiêu. Công thức tính số điện theo công tơ như sau:

Số điện = Số đo cuối kỳ – Số đo đầu kỳ

Ví dụ 2: Thông tin số đo trên công tơ điện trong tháng 11/2021 của gia đình bạn như sau:

  • Số đo cuối kỳ là: 4145

  • Số đo đầu kỳ là: 4010

  • Số điện = 4145 – 4010 = 135 số.

>> Vậy tháng 11 gia đình bạn dùng hết 135 số điện.

Quy định mới về cách tính tiền điện

Căn cứ phụ lục 4.1, Quyết định 648/QĐ-BCT, giá bán lẻ điện sinh hoạt được chia thành 6 bậc với mức giá khác nhau:

  • Bậc 1: Cho kWh từ 0 – 50: 1.678

    (đồng/kWh)

  • Bậc 2: Cho kWh từ 51 – 100: 1.734

    (đồng/kWh)

  • Bậc 3: Cho kWh từ 101 – 200: 2.014

    (đồng/kWh)

  • Bậc 4: Cho kWh từ 201 – 300: 2.536

    (đồng/kWh)

  • Bậc 5: Cho kWh từ 301 – 400: 2.834 (đồng/kWh)

  • Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên: 2.927

    (đồng/kWh)

>> Như vậy, số điện tiêu càng nhiều thì mức giá càng cao.

Ví dụ 3: Tháng 10/2021, gia đình bạn tiêu thụ hết 235 số điện thì:

  • 50 số điện đầu tiên sẽ được tính với giá 1.678 đồng/số.

  • 50 số điện tiếp theo sẽ được tính với giá 1.734 đồng/số

  • 100 số điện tiếp theo sẽ được tính với giá

    2.014 đồng/giá.

  • 35 số điện còn lại sẽ được tính với giá 2.536 đồng/số.

Cách tính tiền điện 2021 chính xác nhất

Sau khi nắm được tổng số điện tiêu thụ và các bậc giá điện thì cách tính tiền điện tiêu dùng khá đơn giản, bạn chỉ cần áp dụng công thức sau:

Tiền điện bậc Y = Giá điện bán lẻ bậc Y x Số số điện áp dụng giá điện bậc 

Số tiền điện phải nộp = tổng số tiền điện ở các bậc.

Ví dụ: Tháng 11/2021 gia đình bạn sử dụng hết 275 số điện thì số tiền điện phải nộp được tính như sau:

  • Tiền điện bậc 1 (50 số) = 50 x 1.678 = 83.900 đồng

  • Tiền điện bậc 2 (50 số) = 50 x 1.734 = 86.700 đồng

  • Tiền điện bậc 3 (100 số) = 100 x 2.014 = 201.400 đồng

  • Tiền điện bậc 4 (75 số) = 75 x 2.536 = 190.200 đồng

>> Tổng số tiền điện gia đình bạn phải nộp = Tiền điện bậc 1 + Tiền điện bậc 2 + Tiền điện bậc 3 + Tiền điện bậc 4 = 83.900 + 86.700 + 201.400 + 190.200 = 562.200 đồng.

Lưu ý: 562.200 đồng là số tiền mà gia đình phải phải nộp cho lượng điện năng đã tiêu thụ. Tuy nhiên, ngoài số tiền này ra, bạn sẽ phải nộp thêm khoản thuế giá trị gia tăng được tính bằng 10% x tổng số tiền điện ( = 10% x 562.200 = 56.220 đồng).

>> Số tiền thực tế bạn phải thanh toán là: 562.200 + 56.220 = 618.420 đồng.

Cách tính tiền điện gia đình khá đơn giản

 

Cách tính tiền điện gia đình khá đơn giản

Công cụ tính hóa đơn tiền điện

Để tránh nhầm lẫn trong quá trình tính toán, khách hàng nên sử dụng công cụ tính hóa đơn tiền điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Truy cập TẠI ĐÂY.

Bước 2: Điền tổng điện năng tiêu thụ (số điện) >> Chọn “Tính toán”.

 Điền số điện

Bước 3: Hiển thị số tiền phải nộp như hình bên dưới:

Hiển thị số tiền phải nộp

 Như vậy, cách tính tiền điện gia đình rất đơn giản, bạn chỉ cần nắm được số điện tiêu thụ và giá bán lẻ điện sinh hoạt, áp dụng công thức trên là ra số tiền phải nộp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *