Để áp dụng chiến lược Marketing hiệu quả, việc hiểu rõ cách tính sale phần trăm sản phẩm là vô cùng quan trọng. Khi thực hiện đúng phương pháp và thời điểm, chúng không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mà còn thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng một cách triệt để.
Vậy doanh nghiệp nên áp dụng các cách tính phần trăm giảm giá như thế nào để tối ưu chiến lược marketing? Hãy cùng Vietnix tìm ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Tổng hợp công thức tính phần trăm giảm giá, tăng giá sản phẩm
Công thức tính phần trăm giảm giá sản phẩm:
Số tiền sau giảm giá = Giá tiền gốc x [(100 – % Giảm giá)/100]
Công thức tính phần trăm giảm giá sản phẩm
Công thức tính phần trăm tăng giá sản phẩm:
Số tiền sau tăng giá = Giá tiền gốc x [(100 + % Tăng giá)/100]
Công thức tính phần trăm tăng giá sản phẩm
Cách tính phần trăm giảm giá nhanh nhất
Để tính giảm phần trăm, công thức được áp dụng như sau:
Số tiền sau giảm giá = Giá tiền gốc x [(100 – % Giảm giá)/100]
Như vậy, chẳng hạn khi bạn đi mua hàng, giá cả mặt hàng là 620.000 VNĐ và được giảm giá 30%. Lúc này, cách nhanh nhất để tính số tiền mà bạn cần phải trả cho cửa hàng được trình bày như sau:
620.000 x [(100 – 30)/100] = 434.000 VNĐ.
Quả thực công thức này rất dễ đúng không nào! Chúng ta chỉ việc lấy 100% trừ đi số phần trăm đã được giảm rồi nhân với giá tiền gốc ban đầu của sản phẩm là xong. Ngoài ra, vận dụng vào công thức trên ta cũng tìm được cách tính tiền giảm giá mà cửa hàng đã chiết khấu cho khách hàng đó là:
Giá tiền gốc x 30% = 620 x 0.3 = 186.000 VNĐ.
Cách tính phần trăm giảm giá nhanh nhất
>> Xem thêm: DCA là gì? Hướng dẫn áp dụng chiến lược bình quân giá trong đầu tư hiệu quả
Tính phần trăm tăng giá nhanh nhất
Hoàn toàn tương tự như cách tính phần trăm giảm giá, nếu muốn tính phần trăm tăng giá, bạn chỉ cần cộng thêm số % tăng giá đó với 100%. Cụ thể:
Nếu giá mặt hàng là 620.000 VNĐ và chúng tăng thêm 20% thì công thức tính nhanh số tiền bạn cần thanh toán sẽ như sau:
620.000 x (100% + 20%) = 620.000 x 120% = 620.000 x 1.2 = 744.000 VNĐ.
Cách tính giá gốc của sản phẩm sau khi đã được giảm giá
Trong trường hợp bạn đến cửa hàng mua một sản phẩm với giá 5 triệu VNĐ và đây là giá sau khi đã giảm 20% so với ban đầu nhân dịp khuyến mại tri ân khách hàng. Vậy một câu hỏi được đặt ra là cần phải làm như thế nào để có thể tính được giá tiền gốc của sản phẩm? Rất đơn giản, bạn hãy áp dụng công thức sau:
Giá tiền gốc = Giá tiền sau khi giảm giá / Phần trăm còn lại sau khi đã được chiết khấu
Cách tính giá gốc của sản phẩm sau khi đã được giảm giá
Ở đây, sản phẩm đã được giảm 20% nên phần trăm còn lại sau chiết khấu sẽ là: 100% – 20% = 80%
Áp dụng vào công thức ta tính được:
Giá tiền gốc của sản phẩm = 5.000.000 / 80% = 5.000.000 / 0,8 = 6.250.000 VNĐ.
Cách tính giá gốc của sản phẩm sau khi đã được giảm giá
Một số công thức tính phần trăm khác
Ngoài các cách tính giảm phần trăm, tăng phần trăm, giá gốc sau giảm trên đây, Vietnix sẽ liệt kê thêm một vài công thức tính % tiêu biểu áp dụng cho các trường hợp khác liên quan đến công việc thống kê của doanh nghiệp. Chẳng hạn như cách trừ phần trăm chênh lệch giữa 2 năm liên tiếp, phần trăm lãi suất ngân hàng, phần trăm lợi nhuận…
Công thức tính phần trăm tăng trưởng của năm sau so với năm trước
Năm 2020, công ty A đạt được doanh thu 120 tỷ đồng. Năm 2021, doanh thu của công ty A này đã đạt tới mức 150 tỷ đồng. Vậy % tăng trưởng doanh thu năm 2021 của công ty A là bao nhiêu?
Công thức giúp bạn giải bài toán này như sau:
% Tăng trưởng = [(Số liệu năm sau – Số liệu năm trước) / Số liệu năm trước] x 100
Công thức tính phần trăm tăng trưởng của năm sau so với năm trước
Như vậy, phần trăm tăng trưởng năm 2021 của công ty A sẽ tương ứng với:
[(150 – 120)/100] x 100 = 30%Để hiểu rõ hơn công thức này, hãy tìm hiểu thêm một ví dụ khác:
Ngày 23/6/2022, giá một cuốn sách tại cửa hàng là 50.000 VNĐ.
Tuy nhiên, chỉ 1 ngày sau đó, ngày 24/6/2022, cũng cuốn sách đó nhưng cửa hàng lại bán với mức giá 59.000 VNĐ. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là cuốn sách đã tăng bao nhiêu phần trăm (%) ngày 24/6/2022 so với ngày hôm trước?
Áp dụng công thức:
[(Giá bán ngày hôm sau – Giá bán ngày hôm trước) / Giá bán ngày hôm trước ] x 100Từ đó suy ra tỷ lệ % tăng giá của ngày 24 so với ngày 23 là:
[(59.000 – 50.000) / 50.000] x 100 = 18%.Công thức tính phần trăm lãi suất ngân hàng
Ví dụ như sau, khi bạn gửi 200.000.000 VNĐ vào ngân hàng với lãi suất 6% cho kỳ hạn 36 tháng. Muốn tính lãi suất sau một năm, bạn hãy áp dụng những công thức dưới đây:
Công thức tính lãi suất ngân hàng cố định như sau:
Tiền lãi nhận được = Số tiền gửi ngân hàng x Lãi suất (% năm) x (Số ngày gửi / 365)
Hoặc
Tiền lãi nhận được = Số tiền gửi ngân hàng x [Lãi suất (% năm) / 12 tháng] x Số tháng gửi tiền ngân hàng
Công thức tính phần trăm lãi suất ngân hàng
Áp dụng vào ví dụ bên trên ta được:
Công thức 1: Tiền lãi nhận được = 200.000.000 x 6 / 100 x (1095 / 365) = 36.000.000 VNĐ.
Công thức 2: Tiền lãi nhận được = 200.000.000 x (6 / 100 / 12) x 36 = 36.000.000 VNĐ.
Công thức tính lãi suất ngân hàng hàng tháng như sau:
Tiền lãi nhận được hàng tháng = Số tiền gửi ngân hàng x Lãi suất (%năm) / 12
Áp dụng vào ví dụ bên trên ta sẽ tính được số tiền lãi hàng tháng mà bạn có thể nhận được từ số tiền 200.000.000 là:
200.000.000 x (6 / 100 / 12) = 1.000.000 VNĐ.
Cách tính phần trăm giảm giá sản phẩm áp dụng cho marketing như thế nào?
Giảm giá dựa trên số lượng
Cách tính giảm phần trăm có thể được ứng dụng trong nhiều chiến lược Marketing. Trong đó, chiến lược giảm giá dựa trên số lượng (Quantity Discount) được nhiều thương hiệu áp dụng nhất khi họ muốn giải phóng thật nhanh các mặt hàng tồn kho lâu ngày của mình. Điều này sẽ góp phần thôi thúc quyết định mua của khách hàng tiềm năng.
Hiện nay, các doanh nghiệp thường áp dụng hình thức này khi khách hàng mua sản phẩm theo combo 2, 3 hoặc 4 mẫu cùng loại. Điều này đồng nghĩa với việc nếu người dùng mua số lượng sản phẩm càng nhiều thì họ sẽ được hưởng mức độ ưu đãi càng cao. Hoặc trong trường hợp khác, bạn có thấy chiêu thức này được sử dụng khá phổ biến trong các chương trình giảm giá dựa theo tổng giá trị hoá đơn, chẳng hạn như với hóa đơn 500.000VND sẽ được discount 20%.
Giảm giá theo mùa vụ
Các cách tính giảm giá phần trăm còn được doanh nghiệp áp dụng trong chiến lược giảm giá mùa vụ, điển hình là đối với những shop kinh doanh mặt hàng thời trang. Ngoài 4 mùa trong năm, những cửa hàng này sẽ áp dụng chương trình giảm giá vào các dịp lễ quan trọng như Black Friday, Noel, Valentine, Quốc khánh 2/9,…
Giảm giá theo mùa vụ
Giảm giá thanh toán trước hạn
Giảm giá thanh toán trước hạn là một trong những chiến lược giảm giá cực kỳ hiệu quả nhưng ít được quảng bá nhất. Theo đó, khi áp dụng hình thức này, nếu khách hàng tiến hành thanh toán các sản phẩm/dịch vụ đã mua của mình trước thời hạn quy định thì sẽ được hưởng một mức giá ưu đãi hấp dẫn. Trên thực tế, chiêu thức này thường được áp dụng phổ biến trong mua sắm online trên các gian hàng thương mại điện tử.
Giảm giá chớp nhoáng (Flash Sale)
Với chiêu thức giảm giá chớp nhoáng – Flash Sale, doanh nghiệp sẽ tạo ra một chương trình giảm giá. Ở đó, khách hàng sẽ thấy vô cùng nhạy cảm với giá bán cũng như thời gian, tăng cảm giác muốn mua và “sợ bỏ lỡ” cơ hội. Nhờ ưu điểm mà nó mang lại, đây được đánh giá là hình thức giảm giá tuyệt vời giúp doanh nghiệp giải quyết được nguồn cung dồi dào đồng thời push sale một cách nhanh chóng.
Giảm giá chớp nhoáng – Flash Sale
Lời kết
Ngoài những lợi ích to lớn mà một chiến lược giảm giá sản phẩm trong kinh doanh có thể đem đến cho doanh nghiệp, chúng vẫn có thể tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Chính vì vậy, việc cân nhắc, tính toán cũng như tiến hành một cách cẩn thận và kỹ càng cách tính sale để đem lại hiệu quả cao nhất là bước vô cùng quan trọng.
Bài viết trên đây, Vietnix đã hướng dẫn rất chi tiết cho các bạn về cách tính phần trăm giảm giá, cách chia phần trăm giảm giá như thế nào để nhanh nhất. Hy vọng chúng sẽ hữu ích đối với bạn, chúc bạn áp dụng thành công vào chiến lược Marketing của mình nhé!