Cách tính ngày rụng trứng dựa theo quy luật nhất định của chu kỳ kinh nguyệt. Hiểu được điều này giúp bạn chủ động lên kế hoạch thai sản của mình.
Một số chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều hay bị rối loạn kinh nguyệt sẽ rất khó có thể tính ngày rụng trứng. Vậy đối với những trường hợp này, làm thế nào để tính được ngày rụng trứng một cách chính xác?
1- Chu kỳ kinh nguyệt được tính như thế nào?
Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên thấy kinh cho đến ngày đầu tiên của lần thấy kinh tiếp theo. Có chị em chu kì chỉ kéo dài 20 ngày, có chị em lên đến 40 ngày hoặc hơn, khi chu kỳ lặp lại với nhịp độ tương đối ổn định được xem là bình thường.
Để xác định chính xác chu kỳ kinh nguyệt của mình, chị em phụ nữ nên quan sát ít khoảng 3 – 4 tháng và ghi nhận số ngày mà chu kỳ quay trở lại. Số ngày của một chu kỳ nên gần với nhau hoặc xê xích không quá nhiều, nếu không việc tính chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ không thực sự chính xác.
2- Công thức tính ngày rụng trứng
Chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Thông thường, nếu chu kỳ kinh nguyệt trung bình của phụ nữ ước tính là 28 ngày, ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 14 tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối.
Nếu chu kỳ kinh nguyệt có độ dài khác mức trung bình (28 ngày), ngày rụng trứng sẽ tính cộng thêm hoặc trừ đi đúng số ngày dao động.
Công thức tính ngày rụng trứng: Ngày rụng trứng = Số ngày của một chu kỳ kinh – 14
Ví dụ: chị em có chu kỳ 28 ngày, thì ngày rụng trứng là ngày thứ 14 (28-14=14); chị em có chu kỳ 32 ngày thì ngày rụng trứng là ngày thứ 18 (32-14=18), chị em có chu kỳ 20 ngày thì ngày rụng trứng là ngày thứ 6 (20-14=6).
3- Dấu hiệu cơ thể báo rụng trứng
– Nhiệt độ cơ thể tăng lên 0,5-1 độ C so với nhiệt độ thông thường
– Xuất hiện chất nhầy cổ tử cung, tiết dịch âm đạo mỏng, co giãn, có màu giống lòng trắng trứng sống
– Đau ngực
– Đầy hơi
– Đau nhói vùng bụng hoặc chuột rút chân
– Ham muốn tình dục tăng cao
– Có thể xuất hiện đốm máu nhẹ
4- Dựa vào chu kỳ kinh nguyệt để an toàn khi “yêu”
Dựa vào ngày phóng noãn, chu kỳ kinh nguyệt sẽ được chia làm 3 thời điểm khác nhau tương ứng với độ an toàn để thụ thai cũng như tránh thai: thời điểm an toàn tương đối, thời điểm nguy hiểm và thời điểm an toàn tuyệt đối.
Thời điểm an toàn tương đối:
Thời gian an toàn tương đối được tính từ ngày thứ nhất của chu kỳ kinh nguyệt (ngày bắt đầu có kinh) cho đến ngày thứ 9 của chu kỳ kinh nguyệt.
Ở thời điểm này trứng sắp rụng, trong khi tinh trùng của nam giới lại có thể sống trong cơ thể của người phụ nữ từ 2 – 3 ngày và nếu trứng rụng sớm thì việc thụ thai vẫn có thể xảy ra. Do đó, việc tránh thai trong thời điểm này chỉ mang tính tương đối, các chị em không nên lơ là khi quan hệ trong thời điểm này.
Thời điểm nguy hiểm:
Thông thường, ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày giữa của chu kỳ và thời điểm nguy hiểm sẽ được tính từ ngày rụng trứng cộng trừ thêm 5 ngày trước và sau.
Đây là thời điểm dễ thụ thai nhất bởi đây là thời gian trứng bắt đầu rụng, nếu cặp đôi quan hệ tình dục mà không áp dụng bất kỳ một biện pháp tránh thai nào thì tỷ lệ thụ thai và mang thai lớn hơn 90%. Nghiêm trọng hơn, nếu các chị em chưa chuẩn bị tinh thần để bắt đầu làm mẹ, tinh thần sa sút sẽ dẫn đến hành động đầy hối tiếc trong cuộc đời.
Thời điểm an toàn cao:
Thời điểm an toàn cao được tính từ ngày thứ 20 của chu kỳ kinh nguyệt cho đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo.
Thời điểm này do trứng mới rụng và đang trong quá trình phân hủy, chuẩn bị cho kỳ kinh nguyệt sắp tới, nên khả năng thụ thai sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có một số trường hợp ngoại lệ đó là bạn gái vẫn có thể mang thai ngoài ý muốn trong thời điểm này là do có thể trứng đôi bị rụng nhưng không cùng một thời điểm.
Tính được ngày rụng trứng chính xác sẽ giúp tăng khả năng đậu thai, đặc biệt là đối với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Hy vọng shopduoc chia sẻ cách tính trên sẽ giúp ích cho chị em dễ thụ thai hơn.
Xem thêm các tin liên quan:
– Cách tính ngày rụng trứng để sinh con trai
– Tinh trùng sống được bao lâu
– Cách tính ngày an toàn quan hệ để tránh thai