Cách tính mét khối

Về cơ bản, “mét khối” được hiểu là thể tích của khối vật liệu (chất) theo đơn vị mét, tức là có thể chứa được bao nhiêu vật liệu (chất) bên trong khối đó. Công thức tính mét khối của các loại vật liệu được tính theo một công thức bản chất chung, đó là [Diện tích đáy x chiều cao]

Bạn đang bối rối với việc tính toán mét khối, thể tích các vật liệu quá khó khăn và phức tạp? An Hưng sẽ chia sẻ tới các bạn những công thức tính toán mét khối vật liệu chính xác, đơn giản nhất. 

* Công thức tính mét khối cơ bản:

 

/uploads/images/tin-tuc/thanh-thu/12-2021/1.12/cong-thuc-tinh-v.jpg

Như vậy, từ đây ta có thể suy ra và liên hệ công thức tính mét khối của các vật liệu khác một cách dễ dàng

1. Công thức tính mét khối Nước:

Nước trong vật thể chứa đựng hình hộp chữ nhật / vuông:

V = Chiều dài x chiều rộng x độ sâu 

Nước trong vật thể chứa đựng hình trụ:

V = Pi x Bán kính x Bán kính x Độ sâu

Tính khối lượng nước không có hình dáng xác định:

Đối với trường hợp không có hình dạng như ở trên thì bạn tính độ sâu trung bình bằng cách tính trung bình cộng của độ sâu tối thiểu và độ sâu tối đa.

Chiều rộng tính bằng trung bình cộng của các độ rộng khác nhau.

Tính độ sâu trung bình = (Độ sâu tối thiểu + độ sâu tối đa)/2

Khối lượng nước hình chữ nhật = Chiều dài x chiều rộng x độ sâu trung bình

Đơn vị: Mét

2. Công thức tính mét khối Gỗ:

Cách tính mét khối gỗ ván

Công thức V = H x a x b

Trong đó:

– H là chiều dài của khối gỗ ván

– a là chiều rộng các mặt cắt của ván

– b là chiều dài cả khối gỗ

Với khối gỗ hình trụ:

V = S x L ( S là tiết diện, L là chiều dài).

Trong đó:

S = R x R x 3.1416 (m2) ( R là bán kính hình trụ).

Trong thực tế khi tính thể tích một khúc gỗ có 2 đầu lớn nhỏ khác nhau thì S = S1/2+S2/2.

S1 và S2 là tiết diện 2 đầu khúc gỗ.

Với khối gỗ hình vuông/chữ nhật:

V = H x a x b

Trong đó:

H là chiều dài khối gỗ hình chữ nhật
a là chiều rộng của khối gỗ chữ nhật
b là chiều cao của khối gỗ chữ nhật

Trong trường hợp là khối gỗ vuông cũng áp dụng công thức nhân số đo 3 cạnh như trên.

3. Công thức tính mét khối đất:

V = a*b*c (m3)

Trong đó:

a, b, c là chiều dài, chiều rộng, độ sâu (chiều cao)
V là thể tích tính bằng đơn vị m3 (mét khối)
Ví dụ: dài 20m, rộng 5m, sâu 1m tính từ mặt ao xuống thì cần san lấp bao nhiêu m3 đất.. Công thức tính mét khối cát chính xác:

V = 20*5*1 = 100m3

Với số liệu tính toán trên thì cần 100m3 đất cho công trình san lấp đất đổ. Trong đó nếu đào ào thì đó là m3 đặc, còn đổ xuống ao là m3 rỗng.

5. Công thức tính mét khối bê tông:

Công thức tính mét khối bê tông hình hộp chữ nhật

V= a*b*H (m3)

Trong đó:

a, b: Chiều dài và chiều rộng
H: Chiều cao
Chẳng hạn: Tính thể tích của dầm có kích thước rộng: 0.3m, dài 3m, cao 0.6mm. Thể tích của dầm là:

V = 0.3*0.6*3 = 0.54 (m3)

Như vậy, mỗi dầm chúng ta sẽ đổi khoảng 0.54 m3 bê tông. Nhiều người thắc mắc chưa trừ phần thép nhưng thực tế thép không chiếm đáng kể bao nhiêu so với lượng bê tông rơi vãi.

Công thức tính mét khối bê tông tươi:

 

Vbt = DxRxH (m3)

Trong đó: Vbt: thể tích bê tông

D: chiều dài (chiều dài của hạng mục cần đổ như đường, sân, sàn bê tông)
R: Chiều rộng của khối đổ
H chiều cao hoặc chiều dày của hạng mục (0.2 – 0.3 m cho đường, 0,08 – 0,14 cho sà nhà dân dụng…)
Ví dụ thực tế: 1 đoạn đường dài 100 m, rộng 4m, dày 20cm = 0,2m
Vbt = DxRxh = 100×4×0,2= 80m3 (80 khối)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *