Cách tính lãi suất Ngân hàng mới nhất hiện nay

Cách tính lãi suất Ngân hàng mới nhất hiện nay

Cách tính lãi suất Ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến số tiền lãi mà bạn phải trả hàng tháng cho Ngân hàng. Do đó khách hàng cần đặc biệt lưu ý đến các cách tính lãi suất vay vốn tại Ngân hàng.

Ngân hàng hiện đang cung cấp 2 cách thức vay chính là: Vay tín chấp và vay thế chấp. Mỗi hình thức vay sẽ có cách tính lãi suất khác nhau, dưới đây là chi tiết các cách tính lãi suất Ngân hàng mà bạn có thể tham khảo ngay:

cách tính lãi suất Ngân hàng

Tham khảo cách tính lãi suất Ngân hàng hiện nay

1. Cách tính lãi suất Ngân hàng cho hình thức vay tín chấp

Lãi suất vay tín chấp Ngân hàng thường là mức lãi suất cố định (tức là lãi không đổi trong quá trình trả góp). Hiện nay có 2 cách tính lãi suất cố định dựa trên dư nợ như sau:

1.1. Lãi suất tính theo dư nợ ban đầu

Với cách tính này, số tiền lãi phải trả là cố định và sẽ không thay đổi trong tất cả các kỳ thanh toán, được tính dựa trên tỷ lệ % nhất định nhân với số nợ gốc ban đầu.

Ví dụ: Khách hàng vay 30 triệu trong 12 tháng (kỳ hạn trả góp định kỳ hàng tháng), lãi suất cố định là 10,8%/năm tính theo dư nợ ban đầu.

  • Lãi suất cố định hàng tháng là 10,8%/12 = 0,9%/tháng

  • Số tiền gốc phải trả hàng tháng là: 30 triệu/12 tháng = 2,5 triệu

  • Số tiền lãi bạn phải trả cố định hàng tháng là: 30 triệu x 0,9% = 270.000 VNĐ

  • Số tiền phải trả góp hàng tháng là: 2.500.000 + 270.000 = 2.770.000 VNĐ

1.2. Lãi suất tính theo dư nợ giảm dần (Dư nợ thực tế)

Là cách tính mà số tiền lãi bạn phải trả định kỳ giảm dần qua các kỳ thanh toán, được tính bằng phần trăm lãi suất cố định trên số dư nợ thực tế còn lại sau khi đã trừ đi khoản tiền gốc đã nộp định kỳ cho đơn vị vay.

Ví dụ: Bạn vay tiền 30 triệu trong 12 tháng (thanh toán cả gốc và lãi định kỳ hàng tháng), lãi suất cố định là 18%/năm tính theo dư nợ giảm dần. Lãi suất cố định hàng tháng là: 18%/12 = 1,5%/tháng.

Mỗi kỳ thanh toán, số tiền gốc khách hàng phải trả là: 30 triệu/12 tháng = 2,5 triệu

  • Kỳ thanh toán thứ 1, số tiền lãi bạn phải trả là: 30 triệu x 1,5% = 450.000 VNĐ

  • Kỳ thanh toán thứ 2, số tiền gốc còn lại là 27,5 triệu, số tiền lãi bạn phải trả là: 27,5 triệu x 1,5% = 412.500 VNĐ

  • Kỳ thanh toán thứ 3, số tiền gốc còn lại là 25 triệu, số tiền lãi bạn phải trả là: 25 triệu x 1,5% = 375.000 VNĐ.

Cứ tiếp tục như vậy cho đến kỳ trả góp cuối cùng, số tiền khách hàng phải trả còn lại là: 2,5 triệu + 2,5 triệu x 1,5% = 2.537.500 VNĐ.

Khách hàng cần lưu ý, cùng một số tiền lãi suất phải trả, con số lãi suất tính theo dư nợ giảm dần sẽ lớn hơn con số lãi suất tính theo dư nợ ban đầu. Do đó, khi đi vay vốn khách hàng cần làm rõ mức lãi suất mà các đơn vị cho vay đưa ra được tính theo dư nợ ban đầu hay dư nợ giảm dần.

2. Cách tính lãi suất Ngân hàng cho hình thức vay thế chấp

Cách tính lãi suất Ngân hàng

Cách tính lãi suất Ngân hàng cho hình thức vay thế chấp

Lãi suất vay thế chấp Ngân hàng thường được áp dụng theo hình thức thả nổi do thời gian vay diễn ra trong dài hạn (thời hạn vay tối đa lên tới 15 – 20 năm). Lãi suất thả nổi là mức lãi suất không có một con số cố định, được điều chỉnh theo thời gian, có thể tăng hoặc giảm tùy theo chính sách của đơn vị cho vay.

Cụ thể, Ngân hàng thường đưa ra mức lãi suất ưu đãi cố định trong thời gian ngắn ban đầu (trong 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hoặc 12 tháng). Sau khi hết hạn ưu đãi, lãi suất sẽ được để thả nổi theo một công thức nhất định đã được thỏa thuận trong hợp đồng.

Lãi suất thả nổi thường được tính theo công thức sau:

Lãi suất áp dụng = LSTK (kỳ hạn 6T/13T/24T) + biên độ tăng lên.

Hoặc: Lãi suất áp dụng = Lãi suất ưu đãi + biên độ tăng lên

Trong đó, biên độ là con số cố định thường được cung cấp rõ ràng cho khách hàng, LSTK là lãi suất tiết kiệm của Ngân hàng tại thời điểm tính lãi. LSTK sẽ thay đổi theo thời gian, tùy theo chính sách Ngân hàng hoặc theo biến động thị trường.

Ví dụ: Vay mua nhà ở Ngân hàng BIDV (Hạn mức 100% TSĐB trong tối đa 20 năm), lãi suất ưu đãi là 7,1%/năm cố định trong 6 tháng đầu. Khi hết hạn ưu đãi, lãi suất được tính theo công thức sau: LSTK 12T + 4%.

Lưu ý: Lãi suất vay thế chấp ngân hàng đều được tính theo dư nợ giảm dần (số tiền lãi phải trả giảm dần qua các kỳ thanh toán)

3. Cách tính lãi suất vay vốn dựa trên thời gian 

Cách tính lãi suất ngân hàng

Cách tính lãi suất vay tiền dựa trên thời gian

Bên cạnh cách tính lãi suất theo hình thức vay (vay tín chấp hoặc vay thế chấp), khách hàng có thể tham khảo cách tính lãi suất dựa trên mốc thời gian. Cụ thể bao gồm các hình thức lãi phổ biến sau:

  • Lãi ngày (k/triệu): Ví dụ khách hàng vay 10 triệu trong 30 ngày, lãi suất áp dụng là 1k/1 triệu/1 ngày. Như vậy, lãi suất mỗi ngày là 10k, mỗi tháng tương đương 300k.

  • Lãi ngày (k/ngày): Cách tính lãi trên tổng khoản vay cho từng ngày, ví dụ khách hàng vay 10 triệu trong 30 ngày, lãi suất áp dụng là 10k/ngày.

  • Lãi tuần (%/tuần): Ví dụ khách hàng vay 10 triệu trong 10 tuần, lãi suất áp dụng là 0,7%/tuần. Như vậy số tiền lãi phát sinh mỗi tuần khách hàng phải trả là: 70k.

  • Lãi tuần (VNĐ): Cách tính lãi áp dụng một số tiền lãi nhất định trên tổng khoản vay cho từng tuần. Ví dụ khách hàng vay 10 triệu trong 10 tuần, lãi suất áp dụng là 70k/tuần.

  • Lãi tháng (%/tháng): Cách tính lãi cho khoản vay theo từng tháng. Ví dụ khách hàng vay 10 triệu trong 3 tháng, lãi suất áp dụng hàng tháng là 2%/tháng.

  • Lãi năm (%/năm): Cách tính % lãi suất trên cả năm. Ví dụ, khách hàng 10 triệu trong 3 tháng, lãi suất áp dụng là 24%/năm tương đương 2%/tháng.

Hiện nay các Ngân hàng, công ty tài chính thường áp dụng tính lãi suất theo tháng hoặc theo năm. Các cửa hiệu cầm đồ hay các tổ chức tín dụng tư nhân lại thường tính lãi theo ngày hoặc tuần, hình thức phổ biến nhất là k/triệu/ngày.

ÐĂNG KÝ VAY NHANH

500,000++ người vay thành công

TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Họ và tên

Số điện thoại

Tôi đồng ý với điều khoản và điều kiện của Tima

Bạn chưa chọn gói vay!

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *