Cách tính điểm xét tuyển đại học 2020

Hai trong số 8 điểm mới của quy chế tuyển sinh ĐH mà Bộ GD-ĐT vừa ban hành liên quan tới chính sách ưu tiên trong xét tuyển ĐH.

Cách tính điểm xét tuyển theo quy chế tuyển sinh đại học mới - ảnh 1

Theo Bộ GD-ĐT, việc điều chỉnh chính sách ưu tiên nhằm đảm bảo sự công bằng, tránh để sự hỗ trợ với nhóm thí sinh ưu tiên lại làm nhóm thí sinh khác bị bất lợi

Xem thêm: Cách tính điểm xét tuyển đại học 2020

Áp dụng từ năm 2023

Thứ nhất, quy chế quy định từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp để xét tuyển vào ĐH, xét tuyển vào CĐ giáo dục mầm non. Trong khi đó, theo dự thảo, thí sinh chỉ được hưởng một lần chính sách ưu tiên khi xét tuyển ĐH.

Bà Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), cho biết việc sửa đổi nội dung dự thảo này là kết quả tiếp thu ý kiến của các bên liên quan trong quá trình xây dựng và hoàn thiện dự thảo quy chế tuyển sinh. Việc này nhằm đảm bảo công bằng và quyền lợi của thí sinh trên mặt bằng chung của toàn hệ thống.

Thứ hai, quy chế đã quy định việc tính mức điểm ưu tiên theo cách mới, nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau.

Tìm hiểu thêm: Giám đốc điều hành tiếng anh là gì

Bà Thuỷ cho biết, qua thống kê điểm thi tốt nghiệp THPT của 3 năm qua, nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên (chiếm 25% tổng số thí sinh tốt nghiệp) luôn có phổ điểm tổng 3 môn cao hơn hẳn so với các nhóm thí sinh còn lại (nhóm được cộng điểm ưu tiên ở các mức độ khác nhau).

Sau khi cộng điểm ưu tiên theo quy định hiện tại, tỷ lệ thí sinh có tổng điểm 3 môn dưới 22,5 điểm của nhóm đã cộng điểm ưu tiên tiệm cận với nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên; điều này chứng tỏ việc cộng điểm ưu tiên đã tạo sự công bằng, gia tăng cơ hội tiếp cận giáo dục ĐH cho những nhóm thí sinh có điều khiện khó khăn hơn.

Tuy nhiên, phân tích dữ liệu cho thấy có sự bất hợp lý là tỷ lệ các thí sinh đạt điểm cao từ 22,5 điểm trở lên của nhóm được ưu tiên lại tăng vọt, cao hơn hẳn (ở nhiều mức điểm thậm chí tỷ lệ này cao gấp đôi) so với nhóm thí sinh không thuộc diện ưu tiên. Điều này dẫn tới sự mất công bằng khi các thí sinh tiếp cận, ứng tuyển vào các ngành, các trường có mức độ cạnh tranh cao; thậm chí dẫn tới hiện tượng một số ngành có điểm chuẩn tiệm cận 30 điểm.

Giả sử thí sinh đạt 28 điểm thi, điểm xét tuyển sẽ là bao nhiêu?

Để khắc phục sự bất hợp lý nêu trên, nhằm đảm bảo sự công bằng trong toàn hệ thống, và có lộ trình áp dụng (từ năm 2023), quy chế đã quy định: mức điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên (trên tổng điểm 30 tối đa của mỗi tổ hợp 3 môn, tương đương 7,5 điểm trên thang điểm 10) được giảm tuyến tính (tới 30 điểm thì mức điểm mưu tiên bằng 0).

Công thức tính điểm ưu tiên với thí sinh đạt tổng điểm 3 môn từ 22,5 điểm trở lên như sau: Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 – tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.

Tìm hiểu thêm: Giấy xác nhận nhân sự là gì

Bà Thuỷ giải thích, những thí sinh đạt từ 22,5 điểm/3 môn trở xuống vẫn sẽ được hưởng điểm ưu tiên như hiện nay nhưng nếu thí sinh đạt mức trên 22,5 điểm thì điểm ưu tiên sẽ giảm dần.

Giả sử một thí sinh ở KV1, thuộc nhóm ưu tiên 2, điểm thi đạt 28 điểm 3 môn. Thông thường mức điểm ưu tiên của em này sẽ là 2,75. Nếu như trước đây thí sinh sẽ có điểm xét tuyển là 30,75 nhưng với quy chế mới (áp dụng từ năm 2023), điểm ưu tiên của thí sinh sẽ là {(30-28/7,5} x 2,75 = 0,73 điểm. Theo đó, điểm xét tuyển của thí sinh này sẽ còn 28,73 điểm.

Nếu thí sinh KV1, không thuộc nhóm ưu tiên nào, điểm thi đạt 28 môn, theo như trước đây (và áp dụng đến năm 2022) thì thí sinh đạt 28,75 điểm xét tuyển. Nhưng theo cách tính của quy chế mới (áp dụng từ năm 2023), thí sinh được 0,2 điểm ưu tiên, thành thử điểm xét tuyển sẽ là 28,2.

Điểm thi của thí sinh càng thấp thì mức giảm điểm ưu tiên càng ít. Ví dụ, nếu thí sinh KV1 (không thuộc nhóm ưu tiên nào) đạt điểm thi 24,5 thì điểm ưu tiên giảm từ 0,75 xuống 0,55. Cứ thí sinh đạt mức điểm thi cao thêm 1 điểm thì mức ưu tiên giảm 0,1.

Bà Thuỷ nói: “Việc áp dụng chính sách xã hội là cần thiết, tuy nhiên tổng số thí sinh thuộc diện hưởng các ưu tiên khác nhau là rất lớn, chiếm tới 75% tổng số thí sinh tốt nghiệp hàng năm. Áp dụng chính sách ưu tiên là nhằm giúp tăng tiếp cận giáo dục và đào tạo bậc cao đối với các thí sinh ở vùng khó khăn và thuộc đối tượng yếu thế, tuy nhiên cũng cần đảm bảo sự công bằng, tránh để sự hỗ trợ đó lại làm nhóm thí sinh khác bị bất lợi”.

Tham khảo thêm: Cách kiểm tra nợ xấu online miễn phí và chính xác nhất 2022

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *