Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Thị Hồng Ơn, Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.
Thuốc tránh thai khẩn cấp có thể ngăn ngừa mang thai sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ hoặc trong trường hợp biện pháp tránh thai sử dụng không thành công chẳng hạn như bao cao su bị trượt, rách hoặc quên uống thuốc tránh thai hàng ngày… Sử dụng thuốc tránh thai nên được sự tư vấn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.
1. Thuốc tránh thai khẩn cấp là gì?
Thuốc tránh thai khẩn cấp là một loại hình ngừa thai có thể được sử dụng bởi những phụ nữ có quan hệ tình dục không an toàn hoặc sử dụng phương pháp tránh ngừa thai bị thất bại. Việc trị liệu thường được dành riêng cho các tình huống cụ thể và không phải là một phương pháp ngừa thai thông thường. Trường hợp sử dụng khẩn cấp bao gồm như bị hãm hiếp, bị rách hoặc trượt bao cao su khi quan hệ tình dục, hoặc thiếu hai hoặc nhiều viên thuốc tránh thai hàng ngày trong chu kỳ tránh thai một tháng.
Tránh thai khẩn cấp đường uống có thể được sử dụng để tránh thai. Chúng hoạt động chủ yếu bằng cách trì hoãn rụng trứng. Tránh thai khẩn cấp không bảo vệ sẽ bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Thuốc tránh thai khẩn cấp không phải là loại thuốc dùng để sảy thai.
Có 3 loại thuốc sử dụng để tránh thai khẩn cấp được bán ở các cửa hàng thuốc và không kê đơn. Chỉ cần đối tượng sử dụng thuốc trên 17 tuổi có thể mua chúng hoặc có thể sử dụng cả kê đơn của bác sĩ chuyên khoa. Tuỳ thuộc vào nhãn hiệu và liệu lượng của thuốc, có thể uống thuốc tránh thai khẩn cấp 1 viên hoặc 2 viên.
Video đề xuất:
Thuốc tránh thai khẩn cấp hoạt động như thế nào?
Thuốc tránh thai khẩn cấp là thuốc có chứa loại hormone gọi là levonorgestrel. Đây là loại thuốc sử dụng tránh thai khẩn cấp được đóng gói đặc biệt. Nó luôn sẵn cho ở các hiệu thuốc và có thể sử dụng cho bất cứ ai mà không cần kê đơn.
Một loại thuốc tránh thai khẩn cấp khác có tên gọi là ulipristal (ella, ellaOne). Đây là loại thuốc tránh thai khẩn cấp không có nội tiết tố. Nó chứa ulipristal có tác dụng ngăn chặn các hormon chính có vai trò trong việc thụ thai. Tuy nhiên, đây là loại thuốc được sử dụng theo kê đơn của bác sĩ chuyên khoa.
2. Sự hoạt động của thuốc tránh thai khẩn cấp
Thuốc tránh thai khẩn cấp – Levonorgestrel ngăn ngừa mang thai bằng cách ngăn chặn trứng rụng được giải phóng, có thể ngừng thụ tinh hoặc giữ cho trứng được thụ tinh nhưng không được cấy vào trong tử cung. Thuốc tránh thai khẩn cấp được dùng trong một liều với một viên thuốc. Hiệu quả của nó phụ thuộc vào thời gian uống sớm hay uống muộn sau khi quan hệ tình dục không an toàn. Vì thế, thuốc càng được uống sớm càng tốt và tốt nhất trong vòng 72 giờ sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ. Khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp theo chỉ dẫn, nó có thể giảm khả năng mang thai đến khoảng 90%.
Thuốc tránh thai khẩn cấp – Ella có thể hiệu quả lên đến 120 giờ sau quan hệ không an toàn. Thuốc cũng được dùng dưới dạng một viên trong một liều.
3. Những tình huống có thể sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp
Thuốc tránh thai khẩn cấp có thể được sử dụng trong một số tình huống sau khi quan hệ tình dục bao gồm:
- Khi không sử dụng biện pháp tránh thai nào cả
- Phụ nữ bị tấn công tình dục mà không được bảo vệ bằng một biện pháp tránh thai hiệu quả nào.
- Khi lo ngại biện pháp tránh thai không đạt hiệu quả như:
- Bao cao su bị trượt hoặc bị rách.
- Ba hoặc nhiều hơn 3 lần liên tiếp bỏ lỡ thuốc tránh thai kết hợp đường uống
- Trễ hơn 3 giờ so với thời gian uống thuốc chỉ có progesterone (minipill) hoặc trễ hơn 27 giờ so với viên thuốc kế tiếp
- Trễ hơn 12 giờ so với thời gian uống thuốc chứa desogestrel thông thường (0,75mg) hoặc trễ hơn 36 giờ sau so với viên thuốc kế tiếp
- Trễ hơn 2 tuần đối với thuốc tiêm pro-estrogen norethisterone enanthate (NET_EN)
- Trễ hơn 4 tuần đối với thuốc chỉ chứa pro-estrogen-de-pro- medroxyprogesterone acetate (DMPA)
- Trễ hơn 7 ngày đối với biện pháp tránh tiêm thuốc tránh thai
- Xuất tinh ngoài âm đạo bị thất bại
- Sử dụng thuốc diệt tinh trùng bị thất bại hoặc thuốc bị tan chảy trước khi giao hợp
- Tính toán sai thời gian kiêng khem, hoặc không kiêng
4. Các tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp
Thuốc tránh thai tuy không gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Nhưng nếu sử dụng không đúng hướng dẫn có thể gây ra các tác dụng phụ như:
- Buồn nôn hoặc nôn
- Đau đầu
- Đau bụng
- Mệt mỏi
- Ngực căng tức
- Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Có thể sớm hơn, muộn hơn hoặc đau đớn hơn bình thường khi đến chu kỳ.
Nếu một số triệu chứng không biến mất sau vài ngày thì cần đến khám bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra. Các dấu hiệu đó có thể là:
- Có thể vẫn mang thai
- Chu kỳ kinh tiếp theo trễ hơn 7 ngày
Đau bụng dưới đột ngột – trong một số trường hợp cực kỳ hiếm, trứng được thụ tinh có thể sẽ được cấy bên ngoài tử cung (thai ngoài tử cung)
5. Hiệu liệu của thuốc tránh thai khẩn cấp
Hiệu quả của thuốc tránh thai khẩn cấp được thể hiện bằng việc giảm tỷ lệ mang thai trong một lần sử dụng thuốc. Ví dụ: sử dụng thuốc hiệu quả đạt 75%, và có thể tính toán hiệu quả này như sau: “Con số 75% không thể chuyển thành tỷ lệ mang thai 25%. Thay vào đó, nó có nghĩa là nếu 100 phụ nữ giao hợp không được bảo vệ trong hai tuần giữa chu kỳ kinh nguyệt, có khoảng 80 phụ nữ sẽ có thai. Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ giảm 75% của con số này xuống còn 20 phụ nữ”.
Phác đồ chỉ có progestin (sử dụng levonorgestrel) có hiệu quả 89%. Con số này được tổ chức của Hoa kỳ giải thích tỷ lệ hiệu quả của thuốc tránh thai khẩn cấp này là bảy trong tám phụ nữ sẽ không mang thai khi sử dụng thuốc.
Đối với 10mg mifepristone mất tới 120 giờ (5 ngày) sau khi giao hợp có hiệu quả là 83%. Các nhà khoa học nghiên cứu cho thấy rằng một liều vừa phải của mifepristone tốt hơn với việc chậm kinh nguyên – đây là tác dụng phụ chính của hầu hết các loại thuốc tránh thai khẩn cấp.
6. Sự an toàn khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp cũng tương tự như thuốc tránh thai hàng ngày bằng đường uống. Trong trường hợp thuốc gây nôn mửa xảy ra trong vòng 2 giờ sau khi uống một liều nên lặp lại liều này một lần nữa. Bên cạnh đó, không nên sử dụng thuốc chống nôn thường xuyên trước khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.
Thuốc tránh thai khẩn cấp không phải là biện pháp hoàn hảo để tránh thai cho các trường hợp giao hợp không an toàn. Việc dùng thuốc tránh thai khẩn cấp trong một khoảng thời gian có thể gây hậu quả nặng nề và làm giảm hiệu quả khả năng tránh thai. Bên cạnh đó, ở một số người uống thuốc tránh thai khẩn cấp nhiều hoặc thời gian sử dụng cách nhau giữa hai lần rất ngắn chẳng hạn như uống thuốc tránh thai 2 lần 1 tuần có thể gây ra các nguy cơ vô sinh cho phụ nữ. Vì vậy, việc lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ gây ra các hạn chế phát triển và rụng trứng. Ngoài việc gây ra các tác dụng phụ, thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây ra các bệnh có nguy cơ cao ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như niêm mạc tử cung bị teo, niêm mạc tử cung mỏng khiến cho trứng không thể làm tổ được… Do đó, nếu cần phải sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, đồng thời cần được sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa để tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Ơn đã có 10 năm kinh nghiệm trong ngành Sản phụ khoa và đã công tác tại tất cả các vị trí ở khu vực phòng khám, phòng sinh, phòng cấp cứu sản phụ khoa, phòng thủ thuật và khu điều trị theo yêu cầu. Bác sĩ Ơn cũng nguyên là Phó Trưởng Khoa cấp cứu bệnh viện phụ sản Cần Thơ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Ơn có thế mạnh là cấp cứu sản phụ khoa; điều trị và phẫu thuật các bệnh lý sản khoa và chẩn đoán và tư vấn tiền sản, chọc ối.
Video đề xuất:
Chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai: Cẩm nang mẹ bầu cần biết
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec
để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 – 31/12/2022).
Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn
tư vấn từ xa qua video
với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: nhs.uk, who.int, webmd.com,