Cách phát âm tiếng trung (Pinyin) chuẩn như người bản xứ

Để học tốt một thứ ngôn ngữ nào đó thì phát âm chuẩn là điều hết sức quan trọng. Người học tiếng Trung cần chú trọng học phát âm chuẩn ngay từ đầu để tạo nền  tảng vững chắc cho việc học ngữ pháp, từ vựng, giao tiếp… Vậy làm thế nào để có thể học tốt phát âm tiếng Trung? Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu hệ thống ngữ âm trong tiếng Hán – cách để phát âm tiếng Trung chuẩn như người bản xứ nhé!

Cách đọc tiếng Trung chuẩn nhất

Thanh mẫu

Trong tiếng Trung có tổng cộng 21 thanh mẫu (hay còn gọi là phụ âm). Trong đó bao gồm 18 phụ âm đơn và 3 phụ âm kép.

Thanh mẫuThanh mẫu

b
p
m
f
d
t
n
l
g
k
h
j
q
x
z
c
s
zh
ch
sh
r
y
w

Dựa vào cách phát âm của mỗi thanh mẫu người ta chia thanh mẫu thành các nhóm sau: 

Nhóm âm hai môi và răng môi

b
Khi phát âm ta sẽ dùng hai môi khép chặt, sau đó hai môi bật mở nhanh để phát luồng hơi ra ngoài, không bật hơi.

p
Vị trí phát âm của âm này giống như âm “b”, luồng hơi bị lực ép đấy ra ngoài, thường được gọi là âm bật hơi.

f
Khi phát âm, răng trên tiếp xúc với môi dưới, luống hơi ma sát thoát ra ngoài, đây còn được gọi là âm môi răng.

m
Khi phát âm, hai môi của chúng ta khép lại, ngạc và lưỡi hạ xuống, luồng không khí theo khoang mũi ra ngoài.

Nhóm âm đầu lưỡi

d
Khi phát âm, đầu lưỡi chạm răng trên, khoang miệng trữ hơi sau đó đầu lưỡi hạ thật nhanh để đẩy luồng hơi ra ngoài, đây là âm bật hơi.

t
Vị trí phát âm của âm này giống như âm “d”, tuy nhiên đây là âm bật hơi nên ta cần đẩy mạnh luồng hơi ra.

n
Khi phát âm, đầu lưỡi chạm vào lợi trên, ngạc mềm và lưỡi con hạ xuống, khoang mũi nở.

l
Khi phát âm đầu lưỡi chạm vào lợi trên, so với âm “n” lùi về sau nhiều hơn, luồng hơi theo hai bên đầu lưỡi ra ngoài.

Nhóm âm cuống lưỡi

g
Đây là âm không bật hơi, khi phát âm, phần cuống lưỡi nâng sát cao ngạc mềm, sau đó hạ nhanh phần cuống lưỡi xuống để hơi bật ra ngoài một cách nhanh chóng.

k
Đây là âm bật hơi, khi phát âm, vị trí đặt âm cũng như âm “g”. Khi luồng hơi từ trong khoang miệng bật ra đột ngột, cần đưa hơi thật mạnh.

h
Khi phát âm, cuống lưỡi tiếp cận với ngạc mềm, luồng hơi từ khoang ma sát đi ra.

Nhóm âm đầu lưỡi trước

z
Đây là âm không bật hơi, khi phát âm, đầu lưỡi thẳng, chạm sát vào mặt răng trên, sau đó đầu lưỡi hơi lùi lại để luồng hơi từ khoang miệng ra ngoài.

c
Đây là âm bật hơi, vị trí đặt âm giống như “z” nhưng cần bật mạnh hơi ra ngoài

s
Khi phát âm, đầu lưỡi tiếp cận sau răng cửa dưới, luồng hơi từ chỗ mặt lưỡi và răng trên ma sát ra ngoài.

Nhóm âm đầu lưỡi sau

zh
Đây là âm không bật hơi. Khi phát âm, đầu lưỡi cong lên, chạm vào ngạc cứng, luồng hơi từ đầu và ngạc cứng mà bật ra ngoài.

ch
Vị trí đặt âm của âm này giống như âm “zh” nhưng cần bật hơi mạnh ra ngoài.

sh
Khi phát âm đầu lưỡi sát với ngạc cứng, luồng hơi từ giữa lưỡi và ngạc cứng được đẩy ra ngoài.

r
Vị trí phát âm của âm này giống âm “sh” nhưng là âm không rung.

Nhóm âm mặt lưỡi

j
Đây là âm không bật hơi. Khi phát âm, mặt lưỡi áp sát vào ngạc cứng, đầu lưỡi hạ xuống mặt sau răng dưới, luồng hơi từ khoảng giữa mặt lưỡi đi ra ngoài.

q
Đây là âm bật hơi, vị trí phát âm giống như âm “j”, tuy nhiên cần bật hơi mạnh ra ngoài.

x
Khi phát âm mặt lưỡi trên gần với ngạc cứng, luồng hơi từ mặt lưỡi trên ma sát với ngạc cứng và đẩy mạnh ra ngoài.

Ngoài ra còn có hai thanh mẫu yw chính là nguyên âm iu khi nó đứng đầu câu.

Vận mẫu

35 Vận mẫu35 Vận mẫu

Vận mẫu hay còn được gọi là nguyên âm. Trong tiếng Trung có 35 nguyên âm cụ thể như sau:

a
o
e
i
u
ü
ai
ou
ei
ia
ua
üe
ao
ong
en
iao
uai
üan
an
eng
ian
uan
ün
ang
er
iang
uang
ie
ueng
iu
ui
in
un
ing
uo
iong

Để thuận tiện cho người học, chúng ta phân 35 nguyên âm này thành các nhóm sau:

Nguyên âm đơn

Trong tiếng Trung có tổng cộng 6 nguyên âm đơn và dưới đây là cách phát âm của các nguyên âm đơn:

a
Vị trí đặt âm miệng mở rộng, lưỡi ở vị trí thấp nhất, môi không tròn, phát âm giống như chữ “a” của tiếng Việt.

o
Để phát âm âm này ta mở miệng vừa phải, lưỡi hơi cao, lùi về phía sau, môi tròn, phát âm giống như chữ “ô” của tiếng Việt.

e
Độ mở miệng vừa phải, lưỡi hơi cao, lùi về phía sau, môi không tròn, đọc như ưa của tiếng Việt.

i
Miệng hé, môi tròn, lưỡi ở vị trí cao, tiến về phía trước, đọc như i hay ư của tiếng Việt.

u
Miệng hé, môi tròn, lưỡi ở vị trí cao, nghiêng về phía sau, đọc giống như u của tiếng Việt.

ü
Vị trí lưỡi giống như i, nhưng môi tròn, độ mở của miệng gần giống như phát âm u.

Nguyên âm đôi

Nguyên âm đôi hay nguyên âm kép được ghép lại từ 2 hoặc 3 nguyên âm đơn.

ai
Âm này đọc giống như ai của tiếng Việt

ei
Âm này đọc giống như ey của tiếng Việt

ao
Âm này đọc giống như ao của tiếng Việt

ou
Âm này đọc giống như âu của tiếng Việt

ia
Âm này đọc giống như ia của tiếng Việt

ie
Âm này đọc giống như iê của tiếng Việt

ua
Âm này đọc giống như oa của tiếng Việt

uo
Âm này đọc giống như ua của tiếng Việt

iao
Âm này đọc giống như i+ao của tiếng Việt

iou
Âm này đọc giống như i+âu của tiếng Việt

uai
Âm này đọc giống như o+ai của tiếng Việt

uei
Âm này đọc giống như uây của tiếng Việt

üe
Âm này đọc giống như uy+ê của tiếng Việt

Nguyên âm mũi

Nguyên âm đơn và nguyên âm đôi có thể ghép với n và ng tạo thành nguyên âm mũi.

an
Âm này đọc tương tự như an của tiếng Việt.

ang
Âm này đọc tương tự như ang của tiếng Việt.

en
Âm này đọc tương tự như ân của tiếng Việt.

eng 
Âm này đọc tương tự như âng của tiếng Việt.

in
Âm này đọc tương tự như in của tiếng Việt.

ian
Âm này đọc tương tự như i+an của tiếng Việt.

iang
Âm này đọc tương tự như i+ang của tiếng Việt.

iong
Âm này đọc tương tự như i+ung của tiếng Việt.

ing
Âm này đọc tương tự như ing của tiếng Việt.

ong
Âm này đọc tương tự như ung của tiếng Việt.

uan
Âm này đọc tương tự như oan của tiếng Việt.

uang
Âm này đọc tương tự như oang của tiếng Việt.

uen
Âm này đọc tương tự như u+ân của tiếng Việt.

ueng
Âm này đọc tương tự như u+âng của tiếng Việt.

ün
Âm này đọc tương tự như uyn của tiếng Việt.

üan
Âm này đọc tương tự như uy+an của tiếng Việt.

Nguyên âm uốn lưỡi er

Khi phát âm er, trước tiên đặt lưỡi ở vị trí phát âm e, sau đó đồng thời trong khi nâng cong lưỡi lên thì phát âm.

VD:

  • értóng
  • èrbǎi

er khi kết hợp với các vận mẫu khác tạo thành vần uốn lưỡi. Cách viết phiên âm cuốn lưỡi là thêm r vào vận mẫu vốn sẵn của nó.

VD:

  • huàr
  • xuér

Thanh điệu

Để học tiếng Trung một cách có hiệu quả thì ngoài việc nắm vững hệ thống ngữ âm (thanh mẫu, vận mẫu) chúng ta cũng cần nắm chắc và đọc đúng các thanh điệu nữa.

Thanh điệu trong tiếng Trung cũng được xem như dấu trong tiếng Việt vậy. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hệ thống thanh điệu tiếng Hán qua bài viết dưới đây nhé!

Trong tiếng Trung có 4 thanh điệu phân biệt như sau: thanh 1 (thanh ngang), thanh 2 (thanh sắc), thanh 3 (thanh hỏi), thanh 4 (thanh huyền).

VD: bā mā – Thanh 1 (thanh ngang): Đọc không dấu, đọc kéo dài và đều đều (giống như đọc các từ không dấu trong tiếng Việt).

VD: bá ná – Thanh 2 (thanh sắc): Đọc từ thấp lên cao, đọc tương tự như dấu sắc của tiếng Việt

VD: bǎ kě – Thanh 3 (thanh hỏi): Đọc từ độ cao trung bình xuống thấp sau đó lên cao, đọc giống như dấu hỏi của tiếng Việt.

VD: bà gè – Thanh 4 (thanh huyền): Đọc từ độ cao nhất xuống thấp nhất, đọc mạnh và dứt khoát.

Lưu ý: Khi bắt đầu học phát âm tiếng Trung các bạn nên cố gắng phân biệt, đọc rõ thanh 1 và thanh 4, bởi 2 thanh này nếu không luyện phát âm chuẩn ngay từ đầu rất dễ nhầm lẫn khi đọc và nói về sau. Đây cũng là một trong những lưu ý quan trọng của người Việt khi học tiếng Trung, do vậy một lời khuyên dành cho các bạn là nên phân biệt và đọc đúng thanh 1 và thanh 4 ngay từ khi bắt đầu học để việc học đạt hiệu quả một cách tốt nhất nhé.

Thanh nhẹ

Trong tiếng Trung còn có một loại âm điệu mang đặc trưng riêng được gọi là thanh nhẹ. Cách đọc thanh nhẹ này đọc nhẹ và ngắn, không biểu thị bằng thanh điệu.

Thanh nhẹ thường được dùng trong một số từ láy âm là danh từ chỉ những người trong gia đình:

VD: bàba háizi

Thanh nhẹ xuất hiện trong một số từ 2 âm tiết:

VD: zhuōzi fángzi

Thanh nhẹ xuất hiện trong thành phần trùng điệp của danh từ và động từ:

VD: kànkan shìshi

Thanh nhẹ cũng xuất hiện trong trường hợp kết hợp với trợ từ:

VD: hǎode tài bàngle

Biến điệu của “yī” và “bù”

Khi theo sau “yī” và “bù” là những âm tiết có thanh 4 thì  “yī” và “bù” đọc thành “yí” và “bú”.

yīyuè -> yíyuè

yīrì -> yírì

yīwàn -> yíwàn

bùcuò -> búcuò

bù jiàn – >bújiàn

bùqù -> búqù

Khi theo sau “yī” là những âm tiết mang thanh 1, thanh 2 hoặc thanh 3 thì  “yī” đọc thành “yì”

yītiān -> yìtiān

yīnián -> yìnián

yīqǐ -> yìqǐ

Biến điệu của thanh 3

Khi hai thanh 3 đi liền nhau thì thanh 3 thứ nhất sẽ đọc thành thanh 2 (thanh sắc).

VD:

yǔsǎn -> yúsǎn

lǐngdǎo -> língdǎo

zhǎnlǎn -> zhánlǎn

Khi 3 thanh 3 đi liền nhau thì thanh 3 thứ hai sẽ đọc thành thanh 2.

VD:

yǒu lǐxiǎng -> yǒu líxiǎng

hěn yǒnggǎn -> hěn yónggǎn

Học và đọc đúng thanh điệu trong tiếng Trung thật sự rất quan trọng trong việc giao tiếp và nói một cách trôi chảy. Vì vậy khi bắt đầu học tiếng Trung, bạn nên ưu tiên học chuẩn hệ thống ngữ âm và thanh điệu ngay từ đầu nhé!

Hi vọng qua bài viết trên các bạn đã cơ bản nắm được hệ thống ngữ âm tiếng Hán (thanh mẫu, vận mẫu, thanh điệu) cũng như cách Cách phát âm tiếng Trung sao cho đúng và chuẩn. Chúc các bạn học tiếng Trung thật tốt nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *