Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con phát triển cảm xúc và trí tuệ

Mẹ hãy cùng tìm hiểu những lý do tại sao ba mẹ nên nói chuyện với trẻ sơ sinh; và những cách nói chuyện với bé theo từng độ tuổi để phát triển cảm xúc và trí não của trẻ nhé.

Tại sao ba mẹ nên nói chuyện với trẻ sơ sinh?

tại sao ba mẹ nên nói chuyện với con

Trẻ nhỏ có xu hướng chú ý nhiều và đáp lại háo hức khi mẹ bắt chước cách bé bập bẹ. Âm thanh cao vút và cường điệu từ ngữ của ba mẹ sẽ kích thích trí não của con phát triển.

Theo nghiên cứu, 80% sự phát triển thể chất của não bộ sẽ diễn ra trong 3 năm đầu đời. Khi bộ não bé bắt đầu lớn dần sẽ hình thành những sự liên kết để suy nghĩ, học hỏi và xử lý thông tin. Tất cả kết nối này gọi là khớp thần kinh; hình thành với tốc độ siêu nhanh trong vài năm đầu đời của trẻ.

Ba mẹ nói chuyện với con thường xuyên sẽ giúp kích hoạt các khớp thần kinh quan trọng trong phần não mang chức năng ngôn ngữ. Bé nghe được càng nhiều từ thì kết nối thần kinh đó càng mạnh. Trẻ sơ sinh càng bập bẹ nhiều thì lúc lên 2 tuổi bé sẽ nói được nhiều hơn.

Những cách cơ bản để nói chuyện với bé trẻ sơ sinh

cách nói chuyện với chuyện với trẻ sơ sinh

Để tương tác với bé dễ dàng hơn, mẹ nên biết cách nói chuyện với trẻ sơ sinh từ những bước cơ bản nhất. Dưới đây là những bước cơ bản trong cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để mẹ có thể thủ thỉ cùng con:

  • Hãy nói chuyện thường xuyên với con để bé hoạt bát hơn.
  • Hãy dành thời gian chơi cùng bé khi không có người khác bên cạnh.
  • Khi bé cố gắng trả lời, ba mẹ đừng ngắt lời hoặc quay chỗ khác.
  • Mẹ nên vừa nói chuyện vừa nhìn thẳng vào mắt trẻ.
  • Xem tivi nhiều có thể làm ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ sơ sinh. Thay vào đó, cha mẹ nên thu hút con bằng cách thủ thỉ với bé nhiều hơn.
  • Bật các đoạn nói chuyện thông thường cho bé nghe; để cảm thụ được các âm thanh trong cuộc sống hàng ngày.
  • Khi trẻ lớn hơn, cha mẹ cũng nên áp dụng các cách nói chuyện với trẻ sơ sinh này để giúp con thông minh hơn.

>> Mẹ xem thêm: Bé mấy tháng biết vỗ tay, chỉ tay và vẫy tay?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *