Biểu đồ cũng có rất nhiều dạng và nhiều loại hình khác nhau, mỗi cái đều đem đến nhiều công dụng đặc biệt. Vậy nên hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về cách nhận xét biểu đồ, các dạng biểu đồ và ưu điểm của việc nhận xét.
Biểu đồ là gì?
Biểu đồ là những hình vẽ mô tả các số liệu có sẵn, đa số là những số liệu về địa lý, kinh tế có tác dụng giúp nhìn rõ sự khác biệt của từng chủ thể so với cái tổng thể, tỉ lệ phần trăm của từng cái so với toàn bộ.
Định nghĩa biểu đồ
Các dạng biểu đồ
Biểu đồ tròn
Biểu đồ tròn thường được dùng để biểu diễn các biểu đồ về cơ cấu, tỷ lệ phần trăm của thành phần so với toàn bộ tổng thể, tổng các thành phần này cộng lại sẽ được 100%.
Biểu đồ đường
Biểu đồ đường thường thể hiện các giai đoạn phát triển, xu hướng lên xuống của một chủ thể hay nhóm các chủ thể nào đó trong một mốc thời gian nhất định. Đi kèm theo đó sẽ có nhiều cụm từ thể hiện xu hướng phát triển, tốc độ gia tăng được đặt trên các khoảng thời gian cho trước.
Thông thường, trục tung sẽ biểu diễn độ lớn và trục hoành biểu diễn các mốc thời gian
Biểu đồ cột
Biểu đồ cột thể hiện sự biến đổi phát triển theo thời gian, dùng các cột để so sánh về kích thước giữa các chủ thể cần so sánh hoặc so sánh các cơ cấu các thành phần trong một tổng thể.
Ví dụ như đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ để so sánh số dân cư, phần diện tích của một vùng, tỉnh hay quốc gia hoặc dùng để hiển thị sự chênh lệch sản lượng, lương thực, năng lượng…
Biểu đồ gồm nhiều loại như cột đơn, cột chồng, cột ghép
Biểu đồ miền
Biểu đồ miền hay được dùng để biểu diễn tỷ lệ, cơ cấu, liên quan đến xuất nhập khẩu hoặc tỷ lệ sống còn.
Yêu cầu để vẽ biểu đồ miền cần phải xác định biểu đồ phải có hơn 3 năm
Biểu đồ kết hợp
Biểu đồ này biểu diễn các chủ thể có đơn vị khác nhau nhưng có mối liên hệ mật thiết về nhau.
Đa số sẽ là là sự kết hợp giữa biểu đồ đường và cột, dùng khi gặp yêu cầu so sánh chủ thể có đơn vị khác nhau nhưng lại có có điểm chung về nhau như số lượng nuôi trồng và khai thác, đường biểu diễn giá trị trong kinh doanh, sản xuất
Biểu đồ đường
Cách nhận xét biểu đồ
Đối với biểu đồ tròn:
Khi đề bài chỉ cho một vòng tròn thì ta phải xem xét tổng quát cái nào lớn nhất, nhì, ba, tư… và so sánh tương quan gấp nhau mấy lần, chênh lệch nhau bao nhiêu, quan trọng là chủ thể lớn nhất so với tổng thể có khác biệt nhiều không.
Chú ý: Có thể phần tỷ trọng sẽ giảm nhưng thực ra số liệu có thể tăng nên cần ghi cụ thể cách nhận xét biểu đồ như sau, xét theo phần tỷ trọng thì ngành abc giảm.. Không nên ghi ngành abc giảm…bởi vì có thể không chính xác, sẽ bị loại bài hoặc trừ điểm.
Khi đề bài cho sẵn hơn hai vòng tròn thì ta bắt đầu nêu về cái tổng quát nhất nó tăng giảm ra sao, nêu ra rằng nó tăng trước hay giảm trước, trường hợp có 3 vòng tròn thì nêu nó đang tăng liên tiếp hay giảm liên tiếp, độ lớn tăng giảm bao nhiêu.
Cuối cùng mới nhận xét theo thứ tự nhất, nhì…. của những đối tượng theo từng năm, trường hợp các đối tượng đều có điểm chung thì ta nên gom chung về một chỗ để nhận xét không lặp lại nhiều lần
Đối với biểu đồ miền:
Ta bắt đầu cách nhận xét biểu đồ một cách chung nhất về bảng số liệu, xem xét, đánh giá chiều hướng chung về bảng số liệu.
Xem xét biểu đồ từ hàng ngang: trong khoảng thời gian thì đối tượng X có xu hướng tăng hay giảm, khoảng chênh lệch tăng giảm ra sao, tiếp theo đến đối tượng Y, đối tượng Z…
Xét biểu đồ từ hàng dọc: đối tượng nào cao nhất, nhì…..và có thay đổi hạng nhiều hay không. Kết luận và nêu giải thích.
Đối với biểu đồ cột
Trường hợp một cột riêng lẻ:
Đầu tiên quan sát năm đầu tiên và năm cuối cùng xem nó đang tăng hay đang giảm, nếu tăng thì tăng bao nhiêu, giảm thì giảm bao nhiêu? Bằng cách lấy số của năm cuối cùng trừ đi năm đầu tiên.
Tiếp theo vẫn quan sát số liệu để biết rằng nó đang tăng một cách liên tục hay giảm một cách không liên tục, nêu rõ năm nào làm gián đoạn sự liên tục này.
Cuối cùng nếu biểu đồ liên tục thì nêu cụ thể giai đoạn nào đang tăng nhanh, giai đoạn nào đang giảm chậm. Năm nào khác so với các năm còn lại.
Trường hợp 2 cột đôi hay nhóm 3 cột:
Đầu tiên ta nêu ý kiến chung về xu hướng của bảng số liệu
Quan sát theo lần lượt từng yếu tố, tương tự như phần nhận xét một cột riêng lẻ
Nêu kết luận tổng quát, so sánh, nêu mối liên hệ giữa các cột. Nêu một vài giải thích.
Trường hợp cột hiển thị các quốc gia, các khu vực vùng miền:
Đầu tiên ta xem xét một cách chung nhất về bảng dữ liệu. Tiếp theo ta sắp xếp thứ hạng cho các yếu tố: nhất, nhì, ba… Sau đó so sánh cái nào lớn nhất và nhỏ nhất, giữa các vùng miền và khu vực với nhau. Kết luận và đưa ra giải thích.
Trường hợp cột về lượng mưa:
Cách nhận xét biểu đồ mưa nên quan sát mưa thường tập trung lúc nào hay mưa xuyên suốt các tháng nào. Mùa mưa bắt đầu từ tháng nào, mùa khô bắt đầu từ mùa nào.
Ghi rõ tổng số lượng mưa của 12 tháng trong năm và đánh giá về tổng lượng mưa
Nêu rõ mưa vào tháng nào nhiều nhất, mực nước lượng mưa, tháng nào ít mưa và lương mưa bao nhiêu mm?
Đem ra so sánh tháng mà nhiều mưa nhất với tháng ít mưa nhất
Xem xét biểu đồ trên có thể thuộc vị trí nào, khí hậu như thế nào (dựa vào mùa nào mưa tập trung, tháng nào mưa lớn hoặc trải đều các tháng, tháng nào mưa ít, kèm nhiệt độ để đánh giá vị trí.
Đối với biểu đồ đường:
Trường hợp chỉ có một đường
Đầu tiên đem so sánh số của năm đầu và số của cuối năm để nêu được chủ thể đề bài yêu cầu đang tăng hay giảm, tăng như thế nào, giảm ra sao (lấy hiệu số năm cuối trừ đi năm đầu hoặc có thể chia xem nó gấp mấy lần)
Xem đồ thị đường có đang đi lên liên tiếp hay không (nếu không nêu rõ năm không liên tiếp). Nếu tăng liên tiếp thì tiếp tục nêu rõ giai đoạn nào tăng trưởng nhanh, thời điểm nào tăng trưởng chậm. Nếu không tăng liên tiếp thì chỉ ra năm nào gián đoạn.
Nêu giải thích cho phần tổng quát, giải thích cho những năm bị gián đoạn
Xem thêm:
Trường hợp có hơn hai đường:
Nêu nhận xét về lần lượt từng đường theo thứ tự đề bài cho trước: Đường A, đường B, đường C.
Tiếp theo ta so sánh, nhận xét, tìm mối quan hệ giữa các đường với nhau. Kết luận và đưa ra giải thích.
Ưu điểm của cách nhận xét biểu đồ
Cách nhận xét biểu đồ giúp ta có thể phân tích, tổng kết, đánh giá về một đối tượng quan trọng trong một chu kỳ dài. Việc này đem lại nhiều lợi ích trong công việc quản lý, đưa ra giải pháp các vấn đề khó khăn, thấy rõ được ưu nhược điểm cần khắc phục và sửa đổi. Xu hướng thị trường đc thể hiện rõ nhất trên biểu đồ. Nhờ đó nhà đầu tư có thể đưa ra nhiều lựa chọn để mang về lợi ích tối ưu.
Hy vọng những nhận xét ở trên có thể giúp cho công việc của các bạn phải sử dụng nhiều biểu đồ dễ dàng đưa ra cách nhận xét biểu đồ một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Các nhà đầu tư có thể dựa vào đó mà đưa ra phương án tốt nhất vì biểu đồ ứng dụng được rất nhiều các hoạt động trong đời sống.