Cách nấu nha đam đường phèn ngọt mát – không bị đắng

Nha đam đường phèn là thức uống giải nhiệt mùa hè rất được yêu thích nhưng mọi người thường ngại nấu bởi nghĩ rằng cách chế biến sẽ rất khó. Trong bài viết hôm nay, #ohana sẽ chia sẻ với bạn cách nấu nha đam đường phèn ngon tuyệt và công thức lại cực dễ làm nhé! Cùng thực hiện nào!

Cách nấu nha đam đường phèn

1. Hướng dẫn nấu nha đam đường phèn lá dứa

1.1 Nguyên liệu chuẩn bị

  • Nha đam tươi: 2-3 lá to, khoảng 600gr

  • Đường phèn: 300gr

  • Chanh tươi: 1 quả (Vắt lấy nước cốt)

1.2 Chi tiết các bước nấu nha đam đường phèn

Bước 1: Sơ chế nha đam

– Nha đam bạn rửa nước cho sạch đất cát còn sinh trên lá. Tiếp đến dùng dao tước đi phần vỏ xanh và các gai nhọn. Bạn dùng dao lóc nhẹ phần vỏ xanh và kéo lên trên là vỏ tách ra khỏi thịt. Tránh đưa lưỡi dao sâu làm hao phần thịt trắng nhé!  

– Bạn chuẩn bị một thau nước sạch, thêm 1 thìa muối và khuấy đều.

– Sau khi gọt vỏ, bạt cắt nha đam thành các miếng vừa ăn rồi ngâm trong thau nước lạnh pha muối đã chuẩn bị để loại bỏ bớt chất nhớt của nha đam

Sơ chế nha đam

– Ngâm khoảng 5 phút thì bạn dùng muôi vớt nha đam ra rổ sạch, để ráo bớt nước nhé!

Bước 2: Thực hiện cắt nhỏ Nha Đam

– Tiếp đến, bạn cắt hạt lựu tất cả số nha đam đã ngâm nước muối và để ráo. Chú ý cắt đều để thành phẩm được đẹp mắt nhé!

– Sau đó, bạn cho 1-2 thìa nước cốt chanh vào nha đam. Dùng đũa đảo đều và rửa sạch với nước sạch một lần nữa để sạch nhớt nha đam nhé!

Bước 3: Tiến hành chần Nha Đam cùng nước sôi

Bạn chuẩn bị một bát nước lạnh, thêm khoảng 4-5 viên đá.

Sau đó, bạn nấu một nồi nước sôi, chần sơ nha đam trong nước sôi rồi vớt ra thả ngay vào tô nước đá đã chuẩn bị. Đây là mẹo giúp nha đam  giòn dai và không còn bị đắng nữa.

Bước 4: Thực hiện sơ chế lá dứa

– Lá dứa ở miền Nam có nhiều những miền Bắc tìm hơi khó. Bạn có thể tìm mua ở các chợ nhé! Sau khi mua về, bạn rửa sạch lá, chà sát nhẹ nhàng hai mặt lá để làm sạch đất bụi còn bám nhé!

– Sau khi đã rửa và để ráo nước. Nếu để từng lá vào thì sẽ rất mất công khi vớt ra nên bạn cắt khúc lá dứa khoảng 10cm rồi buộc lại hoặc buộc vặn thừng lá dứa để khi vớt lá ra được dễ dàng nhé!

Bước 5: Hoàn thành

– Bắp một chiếc nồi lớn chứa khoảng 2-2,5 lít nước lên bếp, bật lửa lớn để đun nước sôi. Tiếp đó, bạn cho lá dứa và đường phèn vào. Nước sôi thì bạn vặn nhỏ lửa lại, nhớ vớt bọt thường xuyên để nước trong và khuấy đều để đường phèn nhanh tan nhé!

– Dùng đường phèn nấu nước sẽ ngọt thanh và tốt cho sức khỏe. Bạn nên cho nhiều đường phèn một chút để khi cho nha đam vào sẽ không bị nhạt!

– Đường phèn bán thành các viên khá to nên bạn có thể đập nhỏ cục đường thành các viên nhỏ để nhanh tan khi nấu. Nước sôi khoảng 10 phút, đường đã tan hết và nếm vị vừa ăn thì bạn dùng rây vớt lá dứa và các vụn đường ra để không còn lợn cợn trong nước nữa nhé!

Kết quả hoàn thành

– Khi đã vớt lá dứa ra, chúng ta có một nồi nước đường ngọt thanh và hương lá dừa thơm lừng. Bạn cho nha đam vào và tiếp tục khuấy thật đều nhé!

– Nêm lại lần nữa và nếu khoảng 5 phút nước thì bạn tắt bếp. Chờ nước nguội là có thể thưởng thức rồi!

1.3 Lưu ý trong quá trình nấu Nha Đam – lá dứa

Nha đam nổi tiếng với tác dụng giải nhiệt. Để nấu nước ngon bạn chọn những lá nha đam to, cầm nặng tay và nhiều thịt nhé! Không nên chọn những lá úng, có vết sứt sẹo hay héo vỏ, nấu nước sẽ không ngon đâu.

Nếu bạn mua được nha đam tươi vừa cắt là tốt nhất bởi khi ấy bẹ lá căng mọng nấu nước rất tươi và nhiều thịt. Bạn có thể tìm mua nha đam ngoài chợ hoặc trong các siêu thị, cửa hàng thực phẩm đều có bán.

Thức uống bổ dưỡng cho những ngày hè

Lá dứa là bí quyết để tạo mùi hương hấp dẫn cho nha đam. Bạn nên chọn loại lá tẻ, tươi xanh và màu đậm, không chọn lá già quá hay héo mùi sẽ không còn thơm nhiều nữa.

So với đường cát, đường phèn tốt cho sức khỏe và giúp món nước có vị ngọt thanh và không gắt. Để đường nhanh tan khi nấu bạn chọn loại đường hạt nhỏ hoặc đập vụn cục đường to ra nhé!

Đường phèn có nhiều giá trị dinh dưỡng

Về cơ bản, đường phèn hạt to hay nhỏ không ảnh hưởng đến chất lượng khi chế biến nếu bạn mua loại đường chuẩn nhưng đường nhỏ sẽ nhanh tan hơn, tiết kiệm được thời gian.

Lượng đường phèn có thể tăng hoặc giảm tùy theo khẩu vị nhưng nếu không có đường phèn thì bạn cũng đường thay bằng đường cát nhé vì hương vị không giống nhau đâu.

Bạn có thể chuẩn bị thêm nha đam tươi nếu muối dùng đặc một chút nhé!

Xem thêm:

2. Món nha đam đường phèn nên thưởng thức thế nào?

Nước nha đam sau khi nguội hẳn thì bạn múc ra ly và thưởng thức nhé! Có thể để ngăn mát tủ lạnh hoặc thêm một vài viên đá tùy thích nếu muốn uống lạnh! Một chút vani sẽ giúp thức uống của chúng ta có mùi thơm hấp dẫn hơn nữa đấy!

Nếu không sử dụng hết ngay, bạn có thể đóng thành các chai cất trong ngăn mát tủ lạnh và dùng dần. Tuy nhiên nên uống hết càng nhanh càng tốt nhé vì nha đam để lâu sẽ bị co rút lại.

Nước nha đam đường phèn không chỉ có tác dụng giải nhiệt mà còn rất tốt cho da cho nha đam có hàm lượng nước và vitamin cao kết hợp cùng đường phèn càng có tác dụng trong việc thanh lọc, giải độc, cấp nước cho cơ thể, giúp bạn có được làn da hồng hào, khỏe mạnh.

Kết bài

Chỉ với các nguyên liệu đơn giản và cách thực hiện chỉ mất khoảng 30-45 phút là chúng ta đã có ngay thức uống giải nhiệt thơm ngon, bổ dưỡng cho cả gia đình rồi. Thật dễ dàng đúng không nào! #wikiohana chúc bạn thành công với cách làm nha đam đường phèn nhé!

Cập nhật 27/06/2020

4.7/5 – (3 bình chọn)

4.7/5 – (3 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *