Cách nấu lẩu mắm, lẩu mắm là món ăn đặc trưng của người dân các tình miền Tây Nam Bộ. Lẩu mắm có thể được nấu từ mắm cá linh hoặc lẩu mắm cá lóc. Để nấu lẩu mắm, bạn thực hiện như sau.
Nguyên liệu nấu lẩu mắm
- Xương lợn: 400 gram
- Mắm cá linh: 200 gram
- Mắm cá sặc: 100 gram
- Tôm tươi: 200 gram
- Cá lóc: 200 gram
- Mực ống: 200 gram
- Ba chỉ heo quay: 200 gram
- Rau nấu lẩu: cà tím, sả, rau rút, rau muống, bông súng…
- Gia vị cần có: đường, bột nêm, muối, bột ngọt…
- Bún tươi: 1 kg
Cách nấu lẩu mắm
Bước 1: Chuẩn bị nước dùng lẩu
Xương lợn: Rửa sạch xương sau đó chặt thành các miếng vừa ăn. Tiếp đến, bạn đun một nồi nước sôi sau đó cho xương vào chần qua cho hết bọt bẩn. Cuối cùng, bạn đem rửa lại xương một lần nữa rồi cho vào ninh trong khoảng 30 phút.
Mắm cá: Cho mắm cá linh và mắm cá sặc vào trong nồi cùng với khoảng 400 ml nước lọc. Đun sôi và khuấy đều để mắm cá mềm ra. Sau khi mắm cá đã tan hết, bạn lọc qua rây để gạn bỏ bã, lấy nước cốt.
Bước 2: Nấu nước dùng lẩu
Cà tím: Rửa sạch cà tím rồi xắt thành những miếng vuông vừa ăn. Tiếp đến, bạn cho cà tím vào xào khoảng 5 phút với sả phi thơm. Nêm chút gia vị cho cà tím đậm đà.
Nấu nước dùng: Sau khi hầm xương lợn xong, bạn đập dập một cây sả và cho vào ninh thêm khoảng 3 phút nữa. Tiếp đến, bạn vớt xương ra ngoài, giữ lấy nước cốt vừa ninh.
Sau khi vớt xương ra ngoài, bạn trút toàn bộ phần cà tím vừa xào + nước cốt mắm cá vào chung. Nêm các loại gia vị bao gồm hạt nêm + bột ngọt + đường cho vừa ăn. Tiếp tục đun sôi nhỏ lửa hỗn hợp trong khoảng 10 phút.
Bước 3: Chuẩn bị các nguyên liệu ăn lẩu
Cá lóc: Rửa sạch thịt cá lóc với nước muối pha loãng cho hết mùi tanh. Tiếp đến, thái cá lóc thành những miếng mỏng vừa ăn. Ướp cá lóc với một chút sả đập dập và một chút gia vị.
Mực ống: Làm sạch mực ống, gỡ bỏ túi mực và loại bỏ mắt. Rửa kỹ mực với dấm và nước muối. Cuối cùng, bạn lau khô mực và thái thành những khoanh vừa ăn.
Tôm tươi: Rửa sạch tôm, rút bỏ chỉ đen trên sống lưng và ở bụng tôm. Bạn có thể bóc vỏ tôm hoặc giữ nguyên vỏ tuỳ ý.
Các loại rau ăn lẩu: Nhặt sạch, sơ chế các loại rau ăn lẩu bằng cách chẻ nhỏ hoặc ngắt đoạn tuỳ loại. Làm xong, bạn rửa kỹ và ngâm rau với nước muối loãng để đảm bảo không còn trứng giun sán. Vớt rau ra và để vào rổ cho ráo nước sau khi đã ngâm.
Thưởng thức lẩu mắm
Bắc nồi nước lẩu đã hoàn thành và đặt lên bếp gas mini hoặc bếp từ. Dọn ra cùng nồi nước lẩu các nguyên liệu bao gồm cá lóc, tôm, mực, thịt heo quay cùng rau và bún tươi. Khi nồi nước lẩu bắt đầu sôi lại, bạn thả các nguyên liệu trên vào cho tới chín và thưởng thức.
Những lưu ý khi nấu lẩu mắm
Lẩu mắm là một món ăn phổ biến, đặc trưng ở miền Tây. Trong món ăn này, nguyên liệu quan trọng nhất chính là mắm cá linh và mắm cá sặc. Vì vậy để có được nồi lẩu mắm ngon, bạn cần mua đúng loại mắm chất lượng, không hư để nấu.
Ngoài bún trắng, bạn có thể sử dụng mì gạo để ăn kèm lẩu mắm. Đây là nguyên liệu rất được thực khách mọi miền yêu thích khi thưởng thức món lẩu mắm miền Tây.
Trong suốt quá trình nấu lẩu mắm, bạn cần hết sức chú ý tránh không để nước lẩu bị dàn ra ngoài bởi nếu không sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của món ăn. Hy vọng với những chia sẻ về cách nấu lẩu mắm trên đây thì dù không có cơ hội tới với miền Tây, bạn cũng có thể có được một món ăn tuyệt vời tại nhà.
Chúc các bạn thực hiện thành công món lẩu mắm.
Đánh giá bài viết4 Sao, 3 Phiếu đánh giá