Cách nấu lẩu mắm chuẩn công thức miền Tây – Mamamy

Người dân miền Tây chắc không ai xa lạ với món lẩu mắm. Cách nấu lẩu mắm rất dễ làm. Lẩu mắm ăn ngon và nguyên liệu dễ tìm với người dân vùng sông nước. Cùng Mamamy xem cách nấu lẩu mắm qua bài viết dưới đây.

1. Lẩu mắm là gì?

lẩu mắm

Lẩu mắm là món ăn dân giã quen thuộc của người dân miền Tây, và là di sản của nền văn hóa ẩm thực giữa người Khmer và vùng Nam Trung bộ. Lẩu được nấu với các nguyên liệu đặc thù của miền sông nước như mắm, các loại hải sản, rau ăn cùng. Nồi nước dùng với hương vị thơm ngon đậm đà của lẩu mắm đã khiến món ăn ngày càng được nhiều người yêu thích.

Lẩu mắm có sự kết hợp của nhiều thực phẩm như hải sản, thịt heo, thịt bò và rau nên đây là món ăn dinh dưỡng. Màu sắc của nẩu mắm cũng đặc sắc bắt mắt khi các nguyên liệu chế biến với nhau. Trong đó nguyên đặc trưng nhất của lẩu mắm là phần mắm chưng hoặc các loại mắm khác như mắm linh, mắm lóc.

2. Rau ăn lẩu mắm có những loại nào?

lẩu mắm

Một điều làm nẩu mắm trở lên đặc biệt với người yêu thích ẩm thực đó chính là rau ăn kèm trong lẩu. Tất cả các món lẩu đều có rau để làm tăng hương vị của món ăn. Đồng thời rau cũng làm giảm đi độ ngán khi lẩu có quá nhiều nguyên liệu từ thịt, hải sản…

Nhưng khi các loại lẩu khác ăn kèm từ 2 đến 3 món rau thì lẩu mắm lại có thể ăn cùng với hàng chục loại rau. Các loại rau này được trồng và mọc lên ở khắp nơi tại miền sông nước. Một số loại rau thông dụng trong lẩu mắm như: bông điên điển, rau má, bắp chuối, cà tím, khổ qua, cầm tây, rau muống, rau dừa, đậu bắp, cọng súng…

3. Cách nấu lẩu mắm cần nguyên liệu gì?

lẩu mắm

  • Nguyên liệu chính là các loại mắm: mắm cá sặc, mắm cá linh mỗi loại 100gr
  • Thịt heo 300gr
  • Thit bò 500gr
  • Cá thác lác 2kg
  • Hải sản: tôm, mực mỗi loại 400gr
  • Các loại rau gia vị: dứa 1 quả, ớt 5 quả, cà tím 300gr, hành, sả
  • Bún hoặc mì tôm ăn kèm
  • Các loại rau ăn cùng lẩu: rau muống, bông điên điển, rau nhút, kèo neo…
  • Gia vị: mắm, hạt tiêu, dầu ăn…

4. Sơ chế nguyên liệu trong cách nấu lẩu mắm

lẩu mắm

4.1. Cách sơ chế các loại thịt

  • Thịt heo mua về rửa sạch, trần qua nước sôi, thái miếng vừa ăn
  • Thịt bò chọn phần thịt mềm ở bắp hoa, rửa qua rượu trắng cho hết mùi hôi. Thái mỏng xếp ra đĩa.

4.2. Cách sơ chế hải sản

  • Cá thác lác rửa sạch với muối, cắt khúc hoặc thái mỏng tùy theo sở thích.
  • Mực, tôm rửa sạch. Mực thái mỏng thành miếng từ 1 – 2 cm, tôm bỏ bớt râu ở đầu.

Cách sơ chế rau và rau gia vị

  • Rau ăn kèm lẩu mắm cắt bỏ gốc, nhặt loại những lá sâu, lá hỏng. Rửa sạch rồi ngâm nước muối loãng. Với rau cho ráo nước, xếp ra đĩa.
  • Cà tím rửa sạch, cắt miếng 2 cm. Dứa gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng.

5. Cách nấu lẩu mắm ngon

lẩu mắm

5.1. Nước dùng cho nẩu mắm

  • Chuẩn bị khoảng 1 lít nước cho vào nồi, cho thêm mắm cá linh và mắc các sặc vào đun sôi.
  • Nước sôi thì liên tục vớt bót để nước lẩu trong không vẩn đục.
  • Đun nước dùng trong khoảng 7 phút để mắm tan, lọc để bỏ hết những phần xương trong mắm ra khỏi nước dùng.

5.2. Chế biến hải sản

  • Cho vào nồi khoảng 1 lít nước, đun sôi.
  • Các loại hải sản cho vào luộc rồi vớt ra.
  • Có thể giữ nước để cho vào nồi lẩu.

5.3. Cách làm nẩu mắm

  • Cho nồi nên bếp, thêm dầu ăn, cho sả, tỏi, hành, ớt được băm nhỏ vào. Phi thơm các nguyên liệu rồi cho thịt heo vào xào cùng.
  • Thịt chín thì cho nước hải sản, nước mắm, thêm sả vào đun sôi.
  • Nước lẩu sôi cho thêm dứa vào để tăng vị thơm và làm giảm độ mặn của mắm.
  • Cho thêm cà tím thái miếng vào lẩu.
  • Đổ nước lẩu ra nồi bếp điện cho dễ ăn. Bày các loại rau ăn cùng xung quanh để dễ nhúng lẩu ăn. Các loại hải sản xếp gọn ra đĩa.

6. Lưu ý trong cách nấu lẩu mắm

Để có nồi lẩu mắm ngon cần lưu ý ngay từ bước chọn nguyên liệu để nấu lẩu mắm. Thực phẩm có tươi ngon và sạch thì món lẩu mới ngọt nước.

  • Các loại hải sản như tôm, mực, cá chọn đồ tươi, còn sống, không bị ngất. Mực có màu trắng tự nhiên, không có mùi hắc, mùi hóa chất.
  • Khi sơ chế các loại hải sản không cần làm quá chín, chỉ cần xào sơ qua để nguyên liệu săn lại và ngấm gia vị.
  • Rau ăn kèm lẩu nên mua những nơi bán uy tín, mua rau tươi. Không nên ăn rau đã héo, nhiều lá úa. Rau mua về cần nhặt sạch rễ, cắt ngắn theo chiều dài muốn ăn. Dứa nên gọt sạch, cắt miếng vừa phải.

7. Bí quyết giúp cách nấu lẩu mắm ngon

  • Trong lẩu mắm thì mắm cá là thành phần tạo nên độ hấp dẫn của cả nồi lẩu. Vì thế nếu chọn mắm thì mắm linh sẽ tạo độ ngon, mắm cá sặc có mùi thơm. Nên có thể kết hợp cả hai loại với nhau thì nước lẩu sẽ rất ngon và đậm vị.
  • Để nước dùng ngon, có thể kết hợp nước nấu mắm cùng với nước ninh của xương heo.
  • Cá ăn cùng lẩu thì có thể mua theo ý thích của người ăn. Gợi ý các loại cá ăn cùng như cá diêu hồng, các lóc, cá basa…

8. Kết luận

Xem thêm: Cách nấu lẩu hải sản đơn giản mà thơm ngon, vừa miệng

Món lẩu cá mắm trứ danh của người dân miền Tây thơm ngon với mắm cá, đồ ăn kèm gồm hải sản, các loại cá tạo. Rau ăn lẩu mắm đa dạng và phong phú hơn bất kỳ loại lẩu nào khác. Rau ăn kèm đa số là rau đặc trưng của miền sông nước như bông điên điển, bông súng, rau má, rau nút, kèo nèo…

Nguồn tham khảo: MỌI ĐIỀU VỀ LẨU MẮM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *