Cách nấu cơm gạo lứt mềm dẻo ngon tuyệt, không khô

Gạo lứt là một loại ngũ cốc bổ dưỡng, không chứa gluten – một trong những carbohydrate gây nên tình trạng tăng cân có trong lúa mạch, lúa mì… Gạo lứt giàu vitamin, khoáng chất và các hợp chất có lợi cho sức khỏe như chất đạm, tinh bột, vitamin B, chất béo, chất xơ, canxi, magie,…. Sử dụng đều đặn gạo lứt trong chế độ ăn uống mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể các tình trạng sức khỏe, bao gồm béo phì, bệnh tim, tiểu đường, hoặc loãng xương. Vậy cách nấu cơm gạo lứt như thế nào để mềm dẻo thơm ngon và không bị khô?

gạo lứt

Trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại gạo lứt. Mỗi loại lại có một giá trị dinh dưỡng nhất định và công dụng cũng như cách nấu cơm gạo lứt khác nhau:

– Gạo lứt nếp: Gạo có màu trắng ngà dùng để đồ xôi, ủ rượu nếp.
– Gạo lứt đỏ: Gạo thường có màu đỏ nâu và khi nấu chín khá dẻo. Gạo lứt đỏ có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho người ăn chay, bệnh nhân tiểu đường, mỡ trong máu như Anthocyanin và các chất vi lượng như kẽm, magie, canxi
– Gạo lứt tím than: Gạo có màu tím đen, chứa nhiều chất xơ và hợp chất thực vật tốt cho sức khỏe. Loại gạo này có hàm lượng rất thấp, cực kỳ phù hợp cho những người đang theo đuổi các chế độ ăn kiêng. Bên cạnh đó, gạo lứt đen còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và tim mạch.

Bởi gạo lứt tím than là một trong những loại gạo lứt dễ ăn nhất, vừa dẻo ngọt, vừa ít đường, phù hợp với khẩu vị từ người lớn đến trẻ em. Dưới đây chính là 2 tuyệt chiêu nấu gạo lứt tím than không khô, chuẩn nhất bạn cần biết!

1) Cách nấu cơm gạo lứt mềm dẻo với nồi cơm điện:

gạo lứt

 

Bước 1: Vo sơ lớp bụi của gạo, tránh vo kĩ, vo lâu làm chất dinh dưỡng và màu tím của gạo
Bước 2: Cho nước vào để nấu theo tỉ lệ chuẩn: 1 chén gạo tím than và 2 chén nước (1:2)
Bước 3: Cắm điện và bật nút nấu. Khi cơm chín, nồi tự động chuyển sang chế độ hâm thì nên để cơm gạo lứt ủ thêm 15 phút nữa cho cơm mềm và nở đều hơn.

 

2) Cách nấu cơm gạo lứt bằng bếp ga với nồi áp suất:

cách nấu cơm gạo lứt

 

– Bước 1: Cho gạo ngâm với nước lạnh 30 phút hoặc ngâm nước ấm 15 phút.
– Bước 2: Vo sơ lớp bụi của gạo, tránh vo kĩ, vo lâu làm chất dinh dưỡng và màu tím của gạo.
– Bước 3: Cho gạo vào nồi áp suất, đậy nắp, gạt nút áp suất và hẹn thời gian nấu.
Với khoảng 120g gạo, thời gian hẹn nấu 15 phút (thời gian giảm hơi sau nấu khoảng 5 phút). Với khoảng 300-500g gạo, thời gian hẹn nấu 22-28 phút (thời gian giảm hơi sau nấu khoảng 10 phút).
– Bước 4: Khi cơm đã được nấu chín, gạt nút áp suất để giảm hết hơi. Sau đó mở nắp nồi để lấy cơm và thưởng thức

 

3) Lưu ý cách nấu gạo lứt giảm cân:

cách nấu cơm gạo lứt

 

– Hãy sử dụng xen kẽ giữa gạo lứt tím than với cơm trắng nếu cần tiết kiệm thời gian và đáp ứng khẩu vị chung trong bữa cơm gia đình.
– Gạo lứt được ngâm sẽ giúp cơm nhanh chín, mềm ngon và nấu nhanh hơn là không ngâm.
– Gạo lứt cũng như một số loại gạo và ngũ cốc khác đều có chứa một lượng asen nhất định. Để sử dụng an toàn, bạn nên chọn gạo sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để nắm được chất lượng gạo. Trước khi nấu nên ngâm và vo gạo sạch.

 

4) 20 món ngon từ gạo lứt bạn có thể tìm kiếm và chế biến

  • Cơm gạo lứt trộn
  • Trà gạo lứt
  • Cơm gạo lứt muối mè
  • Sữa gạo lứt
  • Cháo gạo lứt
  • Cơm chiên gạo lứt
  • Cơm cuộn gạo lứt
  • Bánh xèo gạo lứt
  • Bánh thực dưỡng gạo lứt
  • Bánh tráng gạo lứt
  • Bánh chuối gạo lứt
  • Cơm gạo lứt hấp
  • Phở gạo lứt
  • Bún gạo lứt xào
  • Bún gạo lứt trộn
  • Mì gạo lứt
  • Bánh su gạo lứt
  • Bánh bò gạo lứt
  • Phở gạo lứt xào
  • Cá hồi cuộn gạo lứt

Xem thêm bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *