Cách nấu canh cua ngon ngọt chuẩn vị

Cua đồng là một loại thực phẩm phổ biến với đủ tiêu chí ngon bổ rẻ. Canh cua đồng thêm miếng cà pháo là món ăn ưa thích của rất nhiều người. Không chỉ ngon miệng mà còn rất đưa cơm. Nhưng không phải ai cũng biết cách nấu canh cua ngon. Đơn giản như cách chọn cua đồng sao cho chuẩn sẽ được tiết lộ trong bài viết dưới đây.

1. Cua là món ăn có hàm lượng đạm cao, giàu canxi và khoáng chất

Cua đồng là món ăn bổ dưỡng, dân dã quen thuộc ở các vùng quê Việt Nam. Kể cả ở thành phố thì món canh cua đồng cũng rất được ưa chuộng trong bữa cơm của gia đình. Đây là món ăn giải nhiệt, dễ tiêu hóa, kích thích ăn uống, phù hợp với những ngày oi nóng. Thịt cua đồng có chứa nhiều protein, canxi, sắt, phospho, vitamin B1, B2, B6 và PP. Đặc biệt trong cua đồng có hàm lượng canxi cao giúp xương cứng cáp và phát triển. Do vậy, món ăn từ cua đồng rất tốt cho cả người lớn và trẻ em.

Canh cua là món ăn ưa thích mùa hè (Ảnh internet)Canh cua là món ăn ưa thích mùa hè (Ảnh internet)
Canh cua là món ăn ưa thích mùa hè (Ảnh internet)

2. Cách nấu canh cua ngon ngọt chuẩn vị

Nấu được nồi canh cua ngon phải qua rất nhiều công đoạn. Từ chọn cua sao cho chuẩn, sơ chế thế nào cho đúng tới nấu sao cho vừa miệng. Các lưu ý sau đây sẽ giúp bạn điều này.

2.1 Cách chọn cua đồng ngon

Để chọn được con cua đồng tươi ngon, cần chú ý một số điểm sau:

– Chọn cua đồng dựa vào màu sắc:

Cua đồng có màu xám đục, mai cua màu sáng, cứng và trơn. Loại cua đồng ăn được có hai càng và tám chân. Tuy nhiên có loại cua chỉ có sáu hoặc bốn chân, mắt đỏ, bụng dưới có lông. Phải cảnh giác với loại này, không được mang về chế biến do có thể ngộ độc nguy hiểm.

– Chọn cua khỏe, tươi:

Cua đồng ngon có màu xám đục, càng bóng khỏe, thịt chắc (Ảnh internet)Cua đồng ngon có màu xám đục, càng bóng khỏe, thịt chắc (Ảnh internet)
Cua đồng ngon có màu xám đục, càng bóng khỏe, thịt chắc (Ảnh internet)

Đó là những con cua di chuyển nhanh, càng khỏe và luôn chĩa lên trên trực quắp nếu động vào. Mình cua mập và còn đủ chân. Lấy tay ấn vào vỏ yếm cua thấy nổi bọt khí là cua còn tươi.

Hơn nữa những con cua tươi và ngon thì phần càng và thân cua có vẻ sáng bóng và cứng cáp hơn. Đừng chọn những con rụng càng và chân. Vì những con cua này chắc chắn không còn ngon nữa đâu.

Cũng đừng nên chọn những con cua non vừa ít thịt vừa ít gạch. Nhất là phải nhớ kỹ không bao giờ mua con cua đã chết. Nếu không sẽ làm hỏng cả nồi canh của bạn đấy.

– Chọn con cua chắc thịt:

Cũng bằng cách lật ngửa cua ra ấn vào phần yếm. Nếu không thấy lún là con cua chắc thịt. Cua ốp ít thịt ấn vào yếm cua thấy lún, ăn vào sẽ bị khai và không ngon.

– Nhận biết cua đực, cua cái:

Đơn giản là quan sát yếm cua. Nếu yếm nhỏ và nhọn là cua đực, yếm to là cua cái. Thông thường cua cái sẽ cho nhiều gạch, còn cua đực cho nhiều thịt hơn. Đặc biệt không được chọn con cua cái đang đẻ, vì thịt sẽ gầy và nấu lên nước sẽ rất tanh.

– Thời điểm mua cua ngon:

Cua có quanh năm nên chỉ cần ra chợ là bạn đã mua được những chú cua về chế biến món ăn cho cả nhà. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, đầu tháng và cuối tháng âm lịch là thời điểm cua béo, ngon và chắc thịt. Giữa tháng cua thường lột vỏ nên gầy ốp và thịt bở không ngon.

2.2 Mẹo sơ chế cua đồng:

Cua được giã bằng cối sẽ ngon hơn (Ảnh internet)Cua được giã bằng cối sẽ ngon hơn (Ảnh internet)
Cua được giã bằng cối sẽ ngon hơn (Ảnh internet)

– Nhiều người nghĩ rằng đi chợ mua cua rất tiện vì cua được làm sẵn xay nhuyễn, chỉ việc đem về nấu. Tuy nhiên, khuyên bạn nên tự tay mình chọn cua. Và mang về nhà làm cua và xay cua tại nhà. Như vậy sẽ đảm bảo vệ sinh, nước canh cua lại sạch và ngọt hơn.

– Làm cua sợ nhất là bị cua quắp, sẽ rất đau buốt, thậm chí chảy máu. Có một mẹo nhỏ là bạn thả vài viên đá lạnh vào chậu đựng cua. Khi đó cua sẽ nằm im bất động. Bạn dễ dàng xé cua làm thịt mà không lo bị chúng quắp.

– Nên dùng cối giã cua bằng tay thay vì dùng máy xay. Khi giã cho vài hạt muối vào giã cùng thịt cua cho dẻo. Như thế khi nấu, nước cua sẽ ngon ngọt hơn mà không bị tanh.

2.3 Cách nấu canh cua ngon

Canh cua có rất nhiều kiểu nấu. Như nấu riêu cua, lẩu cua hoặc nấu với các loại rau thập cẩm. Dù là cách nào chăng nữa thì những bí kíp dưới đây sẽ giúp nồi canh cua của bạn thơm ngon chuẩn vị:

– Để nồi canh cua không bị tanh:

Nên phi hành khô cho thơm rồi cho gạch cua vào đảo qua cho dậy mùi. Sau đó mới trút vào nồi nước lọc cua. Nồi canh sẽ rất thơm, không tanh mà còn có màu vàng óng hấp dẫn.

– Để gạch cua không bị vỡ:

Nên khéo léo cho rau vào một góc nồi để gạch cua không bị vỡNên khéo léo cho rau vào một góc nồi để gạch cua không bị vỡ
Nên khéo léo cho rau vào một góc nồi để gạch cua không bị vỡ (Ảnh internet)

Khi nồi canh cua gần sôi, nên mở hé vung và bật nhỏ lửa. Khéo léo lựa một góc để cho rau vào nồi và dìm rau xuống nhẹ nhàng. Làm như vậy gạch cua sẽ vẫn còn đóng tảng mà không bị làm nát vỡ, mất thẩm mĩ.

Một cách khác nữa đơn giản là bạn lấy muôi có lỗ, hớt riêng phần gạch cua đã đóng bánh ra bát. Sau đó mới thả rau vào nấu. Khi rau đã chín chỉ cần đổ bát gạch kia vào nồi sẽ được một nồi canh có phần gạch cua đóng bánh đẹp mắt.

Với những bí kíp kể trên, mong rằng bạn sẽ chọn được những chú cua đồng tươi ngon và có được nồi canh cua thơm ngon chiêu đãi cả nhà.

BS Huyền Hương

Hội Bác sỹ trẻ – Đại học Y Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *