Cách mở tài khoản chứng khoán và lưu ý cho nhà đầu tư mới

Cách mở tài khoản chứng khoán và những lưu ý cho nhà đầu tư mới

Song song với các kênh đầu tư tài chính cá nhân hiện nay như gửi tiết kiệm ngân hàng, đầu tư bất động sản, mua bảo hiểm siêu lợi nhuận thì việc đầu tư vào chứng khoán đang rất sốt. Dù mới hoạt động ở Việt Nam từ năm 2000 nhưng hiện tại kênh đầu tư này đang rất sôi động và hiện nay đã có hơn 70 công ty chứng khoáng đang hoạt động. Vậy cách nào để mở một tài khoản chứng khoán và những người mới cần lưu ý những gì? Hãy cùng Mega tìm hiểu nhé!

 

1.

Chứng khoán là gì?

Chứng khoán là một công cụ tài chính có giá trị, có thể mua bán và nắm giữ như tiền. Một chứng khoán tức là một sản phẩm tài chính có thể giao dịch trên thị trường. Chứng khoán được xác nhận bằng chứng chỉ, bút toán sổ sách hay dữ liệu điện tử thể hiện quyền và lợi ích về sở hữu tài sản hoặc phần vốn đối với các công ty cổ phần.

 

Chứng khoán là gì?

 

 

2.

Các loại chứng khoán

Chứng khoán bao gồm: cổ phiếu (một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu cổ phần của tổ chức phát hành), trái phiếu (một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành buộc phải trả), chứng chỉ quỹ đầu tư và các loại chứng khoán khác, chỉ số , hàng hóa ….

 

3.

Các thuộc tính của chứng khoán

Chứng khoán có tính thanh khoản: có thể được chuyển đổi thành tiền mặt

Chứng khoán có tính sinh lời: có khả năng tạo thu nhập cho chủ sở hữu;

Chứng khoán có tính rủi ro: việc sở hữu, mua bán chứng khoán có thể làm giảm thu nhập của chủ sở hữu.

 

4.

Cách mở tài khoản chứng khoán

Nhà đầu tư cá nhân được mở nhiều tài khoản, nhưng theo nguyên tắc mỗi công ty chứng khoán cho phép mở một tài khoản giao dịch.

Để mở tài khoản, bạn có thể đến trực tiếp chi nhánh và phòng giao dịch của công ty chứng khoán, mang theo chứng minh nhân dân hoặc căn cước còn hiệu lực.

Nếu không muốn đến tận nơi hoặc bạn ở xa công ty chứng khoán bạn có thể tự mở tài khoản trực tuyến tại nhà. Trong tình hình diễn biến phức tạp của covid hiện nay thì hình thức mở tài khoản trực tuyến tại nhà nên được ưu tiên. Bạn truy cập vào website hoặc tải ứng dụng của công ty chứng khoán để mở tài khoản. Bạn phải điền đầy đủ các thông tin mà công ty chứng khoán yêu cầu như: họ tên, số điện thoại, email, địa chỉ, thông tin tài khoản ngân hàng chụp hình chứng minh nhân dân cả 2 mặt. Lưu ý phải kiểm tra kĩ các thông tin trước khi gửi. Sau các thao tác này, bạn tạo được tài khoản chứng khoán thành công.

Sau đó, bạn sẽ nhận được email từ công ty chứng khoán yêu cầu hoàn tất thêm hồ sơ để cập nhật đầy đủ tính năng cho tài khoản.

Bạn chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu trong email, đọc kĩ thông tin hồ sơ hợp đồng và ký tên đầy đủ, photo một bản chứng minh nhân dân (căn cước công dân) gửi đến phòng giao dịch của công ty chứng khoán qua đường bưu điện. Bạn phải đảm bảo đúng thời hạn hoàn thiện hồ sơ như yêu cầu của công ty chứng khoán để tài khoản không bị chặn đặt lệch trên hệ thống và gián đoạn giao dịch.

 

 

5.

Nên mở tài khoản chứng khoán ở công ty chứng khoán nào?

 

Các tiêu chí để lựa chọn công ty chứng khoán để đầu tư: công ty nằm trong top thị phần chứng khoán, hệ thống phần mềm ổn định, phí giao dịch chứng khoán miễn phí hoặc rất thấp, môi giới tư vấn đầu tư chính xác cao. Dựa vào những tiêu chí trên, chúng tôi đề xuất một số công ty chứng khoán mọi người có thể tham khảo đầu tư:

 

Nên mở tài khoản chứng khoán ở công ty chứng khoán nào?

 

– Công ty chứng khoán SSI

Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (SSI – HOSE) được thành lập vào tháng 12/1999 và là một trong những công ty hoạt động lâu đời nhất tại thị trường chứng khoán Việt Nam.

Công ty chứng khoán SSI là công ty chứng khoán có thị phần môi giới chứng khoán cơ sở lớn nhất hiện nay chiếm khoảng 16,25% thị phần chứng khoán. Công ty đã tạo nên giá trị thương hiệu và uy tín hấp dẫn được rất nhiều nhà đầu tư chứng khoán biết tới. Hệ thống môi giới tốt, tư vấn đầu tư khá tốt, hỗ trợ khá nhiệt tình, thường xuyên gửi email về sự lên xuống của thị trường và những kiến nghị mua nhà đầu tư có thể tham khảo.

Tuy nhiên, SSI có phí giao dịch khá đắt đỏ lên tới 0.25%, phí margin (nếu dùng) 12.5%/1 năm khá cao.

– Công ty chứng khoán HSC

Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC) là công ty chứng khoán uy tín và được đánh giá tốt nhất ở Việt Nam.

Hệ thống phần mềm của HSC được đánh giá ổn định và nhanh.

Phí giao dịch với khách hàng giao dịch dưới 100 triệu là 0.35%, 100 đến 300 triệu là 0.3%… cứ lũy kế càng giao dịch càng nhiều càng rẻ. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của thị trường thì phí giao dịch của HSC cũng rất cao.

– Công ty chứng khoán Vndirect

Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT được thành lập từ năm 2006, với cổ đông sáng lập là Tập đoàn đầu tư tài chính IPA. 

Công ty chứng khoán này có thị phần môi giới chứng khoán khoảng 7,2%.

Hệ thống giao dịch đơn giản, dễ sử dụng. Tuy nhiên, môi giới tư vấn chỉ ở mức trung bình, và không được nhiệt tình cho lắm.

Biểu phí giao dịch chứng khoán của họ ở mức 0.15%/1 lần giao dịch.

– Công ty chứng khoán VPS

 Công ty cổ phần Chứng khoán VPS (VPS) được thành lập vào năm 2006.

VPS miễn phí phí giao dịch chứng khoán cơ sở và phái sinh, hệ thống phần mềm giao dịch tốt, nhanh và ổn định. Phí vay Margin cũng khá thấp 9.8%/1 năm. Bên cạnh đó, môi giới của VPS cũng được đánh giá rất nhiệt tình.

– Công ty chứng khoán MBS

Công ty Công ty CP Chứng khoán MB (MBS) được thành lập từ tháng 5 năm 2000 bởi Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), là một trong 6 công ty chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam. 

Công ty chứng khoán MBS phí giao dịch chứng khoán hơi đắt, nhỏ hơn 100 triệu VNĐ phí 0.35%, từ 100-300 triệu VNĐ là 0.325%…phí giảm theo lũy kế.

Hệ thống giao dịch ổn định nhưng hệ thống sinh thái của họ hơi ít, để nhà đầu tư trải nghiệm.

 

6.

Các nguồn thông tin uy tín khi tự học chứng khoán

Để tham khảo cách đầu tư của các cổ đông lớn và nắm bắt các thông tin thị trường để có cách đầu tư an toàn, hiệu quả thì nhà đầu tư mới nên đọc, tìm hiểu các thông tin trên các trang web như cafef.vn, vietstock.vn, gmstock.vn, fireant.vn,…. Điểm chung của những website này là giúp người dùng nắm bắt thông tin thị trường thông qua những tin tức cũng như xem biểu đồ, thực hiện được phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản hiệu quả. 

 

 

Những cuốn sách mà bạn nên biết khi đầu tư chứng khoán là “Trên đỉnh phố Wall” của Peter Lynch, “Nhà đầu tư thông minh” của Benjamin Graham, “Làm giàu từ chứng khoán” của William O’neil và cuốn Cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường.

Bên cạnh tham khảo thông tin từ các trang web và sách thì người mới chơi chứng khoán có thể tham gia các buổi workshop chia sẻ kinh nghiệm đầu tư của các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Nhà đầu tư mới có thể tham khảo thông tin từ các nguồn mạng xã hội như youtube, facebook, tik tok,… nhưng nhớ phải tham khảo có chọn lọc nhé.

 

7.

Những lưu ý cho những nhà đầu tư mới

 

– Thường xuyên theo dõi thị trường chứng khoán. Ban đầu chỉ nên mua vài chục cổ phiếu để hình dung cách chơi và làm quen với việc mua bán cổ phiếu.

– Không nên chỉ tập trung đầu tư vào một công ty mà phải chia cổ phiếu cho nhiều công ty khác nhau để có thể bù lỗ khi cổ phiếu của một công ty nào đó rớt giá.

– Cần phải cần nhắc khi lựa chọn chuyên gia tư vấn. Các tiêu chí để cân nhắc khi lựa chọn chuyên gia tư vấn là trình độ, chiến lược đầu tư, độ uy tín và kinh nghiệm thực chiến trong đầu tư chứng khoán.

– Luôn trao dồi kinh nghiệm, cải thiện tư duy đầu tư nhờ tham khảo các nguồn thông tin.

– So sánh lợi nhuận và rủi ro trong chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư chọn lựa được cổ phiếu giàu tiềm năng. Có một công thức đơn giản để bạn có thể áp dụng trước khi đặt lệnh mua chính là: % lợi nhuận của cổ phiếu < 2% rủi ro. Trong đó các điểm giá cao nhất, điểm giá thấp nhất, tổng khối lượng giao dịch trong thời gian gần nhất trên bảng giá đồ thị điện tử chính là căn cứ để bạn xác định % rủi ro và lợi nhuận của cổ phiếu.

– Bạn phải có kế hoạch chốt lời và cắt lỗ hợp lý.

Trên đây là những thông tin mà những nhà đầu tư chứng khoán mới cần biết. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ biết được cách mở một tài khoán chứng khoán ở công ty chứng khoán bạn lựa chọn và đầu tư thành công.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *