Một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểuSửa đổi
- Cách mạng tư sản Hà Lan
- Cách mạng tư sản Anh
- Cách mạng tư sản Pháp
- Cách mạng tư sản ở Bắc Mỹ
- Cách mạng Tân Hợi
- Cách mạng Thiên hoàng Minh Trị
Chú thích & tham khảoSửa đổi
Khái quát về cách mạng tư sản
Cách mạng là sự thay đổi cơ bản về quyền lực chính trị hoặc cơ cấu tổ chức diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định khi người dân nổi dậy chống lại chính quyền hiện tại. Các cuộc cách mạng đã xảy ra trong suốt lịch sử nhân loại và rất đa dạng về phương pháp, thời gian, hệ tư tưởng. Kết quả của những cuộc cách mạng là những thay đổi lớn về văn hoá, kinh tế và các thể chế chính trị xã hội.
Thuật ngữ “cách mạng” cũng được sử dụng để chỉ những thay đổi lớn ngoài phạm vi chính trị. Những cuộc cách mạng như vậy đã làm thay đổi về xã hội, văn hoá, hoặc khoa học công nghệ thay vì thay đổi hệ thống chính trị, những cuộc cách mạng như vậy thường được gọi là các cuộc cách mạng xã hội . Một số có phạm vi toàn cầu, trong khi một số khác chỉ giới hạn ở trong một quốc gia. Một trong những ví dụ thông dụng về việc sử dụng thuật ngữ “cách mạng” theo ý nghĩa đó là cuộc cách mạng công nghiệp (khoảng 1760 đến nửa đầu thế kỷ XIX ). Một ví dụ tương tự là cuộc cách mạng kỹ thuật số trong thời đại hiện nay.
Cách mạng tư sản
Cách mạng tư sản là phương thức chuyển từ hình thái kinh tế xã hội phong kiến sang hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Được thực hiện thông qua cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt nhằm giành chính quyền giữa tập đoàn phong kiến lỗi thời với giai cấp tiến bộ có sự tham gia của quần chúng nhân dân
Là sự kết hợp giữa sự xung đột là lực lượng sản xuất mới và với quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời, cách mạng tư sản là cách giải quyết những mâu thuẫn hết sức gay gắt giữa các lực lượng này.
Nguyên nhân hình thành cách mạng tư sản hay tiền đề của nó là cách mạng tư sản muốn nổ ra phải có lự lượng sản xuất trong lòng chủ nghĩa phong kiến; phải có giai cấp tư sản và phải có các giai cấp đại diện cho phương thức tư bản chủ nghĩa.
Tiền đề tư tưởng dân chủ tư sản là ngọn đuốc soi đường công kích vào tư tưởng phong kiến.
Một cuộc cách mạng chỉ có thể bùng nổ khi có điều kiện và tình thế và khi có tiền đề thì chưa chắc cuộc cách mạng có thể nổ ra, nó phải có hai đặc trưng cơ bản sau để tiến hành là: giai cấp thống trị không còn thống trị như cũ được nữa dẫn đến thời kỳ khủng hoảng toàn diện; giai cấp bị trị không muốn sống như thế nữa và đấu tranh mạnh mẽ.
Động lực cách mạng của cách mạng tư sản là những giai cấp làm cách mạng gồm: giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân.
+ Giai cấp lãnh đạo: giai cấp tư sản
+ Quần chúng nhân dân: bộ phận đông đảo nhất là nông dân.
Trong cuộc cách mạng nào hay ở giai đoạn nào mà quần chúng nhân dân đông đảo thì tính bạo lực càng lớn và cách mạng càng đi đến triệt để, thế nên tính chất cách mạng tư sản là bạo lực chính trị và bạo lực vũ trang. (dựa vào nhân dân là chủ yếu)
Và cách mạng tư sản thì thực hiện hai nhiệm vụ chủ yếu là: dân chủ và dân tộc. Tức là xóa trình trạng phong kiến cát cứ thống nhất thị trường và tạo thành một quốc gia dân tộc tư sản có 4 đặc trưng là có ngôn ngữ chung, lãnh thổ, văn hóa và kinh tế chung đó là nhiệm vụ dân tộc; còn về nhiệm vụ dân chủ thì thực hiện dân chủ về hai mặt là dân chủ về chính trị và dân chủ về mặt kinh tế.
Từ đây xảy ra các mâu thuẫn như mâu thuẫn giữa tư bản và vô sản; các nước tư bản chủ nghĩa và các nước thuộc địa và phụ thuộc; giữa các nước đế quốc với nhau. Song song với đó giai cấp công nhân dần hình tạo ra những cuộc cách mạng, đấu tranh đòi quyền lợi của giai cấp vô sản.
Cách mạng tư sản là gì?
Cách mạng tư sản là gì?
Theo học thuyết Max, cách mạng tư sản là cách mạng do giai cấp tư sản (hay tầng lớp quý tộc mới) lãnh đạo. Cách mạng tư sản nhằm lật đổ chế độ phong kiến. Thay vào đó, giai cấp tư bản sẽ thiết lập nền thống trị mới và tạo sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Cách mạng tư sản bắt đầu từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 20. Cách mạng này thiết lập nền dân chủ tư sản và sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. Bên cạnh đó, cách mạng tư sản còn có một nền tiến bộ vượt bậc về phương thức sản xuất. Đây chính là một bước tiến vượt bậc trong lịch sử xã hội loài người.
Tuy nhiên, các học giả của chủ nghĩa xã hội khoa học cho rằng cách mạng tư sản vẫn tồn tại sự bóc lột. Nó chỉ thay thế chế độ bóc lột phong kiến bằng chế độ bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Nó vẫn chưa giải quyết được vấn đề cơ bản của xã hội là loại bỏ đi bóc lột người.
Bài viết liên quan:
- Nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu
- Lòng yêu nước là gì? Biểu hiện và vai trò của lòng yêu nước
Hình thức của các cuộc cách mạng tư sản là gì?
Các cuộc cách mạng tư sản ở các nước đều diễn ra theo một hình thức hoàn toàn khác nhau. Cách mạng tư sản được diễn ra theo những hình thức tiêu biểu như sau:
Nội chiến
Đây là chiến tranh diễn ra giữa các thành phần trong một quốc gia. Nó diễn ra giữa những người dân sử dụng cùng một ngôn ngữ nhưng lại xảy ra tranh chấp vì những lí do khác nhau. Các cuộc nội chiến tiêu biểu có thể kể đến như CMTS Anh giữa thế kỉ XVII , nội chiến ở Mỹ (1861-1865).
Cách mạng quần chúng
Đây được xem là cuộc cách mạng vì quần chúng nhân dân. Nó coi trọng sức mạnh vĩ đại của quần chúng. Cuộc cách mạng tư sản theo hình thức này có thể kể đến là cách mạng Pháp năm 1789.
Phong trào giải phóng dân tộc
Đây là phong trào nổi lên để đấu tranh giành lại quyền độc lập và bảo vệ độc lập dân tộc của các nước thuộc địa trên thế giới. Những cuộc cách mạng tư sản theo hình thức này có thể nói đến như chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Bắc Mỹ, cách mạng Hà Lan,…
Thống nhất quốc gia
Đây là hình thức đấu tranh nhằm mục đích thống nhất lãnh thổ quốc gia. Các cuộc cách mạng tiêu biểu là ở Đức và Italia.
Cải cách duy tân
Đây là hình thức tạo ra những chuỗi sự kiến cải cách, cách tân. Những cuộc cải cách này nhằm để dẫn đến những thay đổi to lớn trong chính trị cũng như trong xã hội và kinh tế. Các cuộc cải cách tiêu biểu như Nga, Nhật, Xiêm.
Tính chất của các cuộc cách mạng tư sản là gì?
Mỗi một cuộc cách mạng tư sản đều mang lại một tính chất nhất định. Vậy tính chất của các cuộc cách mạng tư sản là gì? Cùng Đâygiải đáp qua các cuộc cách mạng tiêu biểu trên thế giới ngay sau đây nhé!
- Cách mạng tư sản Anh: Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Vì những tàn dư phong kiến vẫn còn tồn tại trên đất nước này. Cuộc cách mạng vẫn chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nhân dân. Bên cạnh đó, nhân dân vẫn phải chịu cảnh áp bức và bóc lột.
- Cách mạng tư sản Pháp: Đây được xem là cuộc cách mạng mang tính triệt để nhất. Tuy nhiên, cuộc cách mạng vẫn chưa đáp ứng được quyền lợi hoàn toàn cho nhân dân. Giai cấp được hưởng lợi nhiều nhất và có quyền nhất vẫn là giai cấp tư sản.
- Cách mạng tư sản Hà Lan: Đây vừa là một cuộc giải phóng dân tộc vừa là cuộc cách mạng tư sản. Bởi vì cuộc cách mạng này đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Bên cạnh đó cũng đẩy lùi được sự xâm lược của Tây Ban Nha.
- Cách mạng tư sản ở Bắc Mỹ: Đây cũng là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Cách mạng tư sản ở Bắc Mỹ diễn ra trên hình thức là chiến tranh giải phóng dân tộc.
- Cách mạng Tân Hợi: Đây là cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để. Cuộc cách mạng Tân Hợi đã lật đổ được chế độ phong kiến và thành lập nên chủ nghĩa dân chủ tư sản.
- Cách mạng Thiên hoàng Minh Trị: Mang tính chất của một cách mạng tư sản. Nó diễn ra dưới hình thức cải cách đất nước.
Các cuộc cách mạng tư sản đều có một tính chất chung. Đó chính là bạo lực chính trị và bạo lực vũ trang. Cách mạng tư sản phụ thuộc vào quần chúng nhân dân là chủ yếu.
Mục tiêu của cách mạng tư sản là gì?
Cách mạng tư sản là cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo. Vậy mục tiêu của cách mạng tư sản là gì? Cách mạng tư sản nổ ra nhằm mục đích lật đổ chế độ phong kiến.
Cách mạng này quyết liệt giành lại chính quyền từ tay chế độ phong kiến lỗi thời. Từ đó thiết lập một nền thể chế thống trị mới.
Nhiệm vụ của cách mạng tư sản là gì?
Sau khi đã hiểu rõ về cách mạng tư sản là gì. Vậy nhiệm vụ chính của cách mạng tư sản là gì? Cách mạng tư sản có hai nhiệm vụ chính. Đó chính là dân chủ và dân tộc. Điều này có nghĩa là cách mạng tư sản phải xóa được tình trạng phong kiến đang thống trị tại đất nước.
Nhiệm vụ về dân tộc đó là tạo ra được một quốc gia dân tộc tư sản. Nó bao gồm 4 đặc trưng. Đó chính là có ngôn ngữ chung, văn hóa, kinh tế và lãnh thổ chung.
Nhiệm vụ về dân chủ đó chính là thực hiện quyền dân chủ về hai mặt. Hai mặt đó chính là dân chủ về mặt kinh tế và dân chủ về chính trị.
Ý nghĩa của cách mạng tư sản là gì?
Cách mạng tư sản mang ý nghĩa to lớn trong lịch sử xã hội loài người. Cách mạng tư sản đã chấm dứt sự đô hộ của các nước thuộc địa. Không những thế, cách mạng tư sản còn đã lật đổ được hoàn toàn chế độ phong kiến. Từ đó, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Cách mạng tư sản giải quyết những mâu thuẫn gay gắt giữa các lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời. Cách mạng tư sản đã mang lại sự thay đổi to lớn về kinh tế, văn hóa và thể chế chính trị xã hội.
Cách mạng tư sản Anh
Mục a
a) Tình hình nước Anh trước cách mạng
* Nguyên nhân sâu xa:
-Kinh tế:đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế nước Anh phát triển nhất châu Âu.
+ Nông nghiệp: phương thức sản xuất tư bản thâm nhập vào nông nghiệp.
+ Thủ công nghiệp: Sản xuất công trường thủ công chiếm ưu thế hơn sản xuất của phường hội, số lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng như: luyện kim, làm sứ, len dạ.
+ Ngoại thương phát triển mạnh mẽ, chủ yếu là bán len dạ và nuôi nô lệ da đen.
-Xã hội:Nhiều địa chủ vốn là quý tộc chuyển hướng kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa lấy lông cừu để cung cấp cho thị trường => giàu lên nhanh chóng, dần dần tư sản hóa và trở thành tầng lớp quý tộc mới.
-Chính trị:
+ Chế độ phong kiến kìm hãmlực lượng sản xuấttư bản chủ nghĩa. Nhiều thứ thuế được đặt ra, nhà nước nắm độc quyền thương mại và thu thuế thuyền bè. Duy trì nhiều đặc quyền phong kiến => đời sống nhân dân cơ cực.
– Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với phong kiến.
* Nguyên nhân trựctiếp:xoay quanh vấn đề tài chính.
– Tháng 4-1640, Vua Saclơ I triệu tập quốc hội để tăng thuế nhằm đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt-len.
– Quốc hội không phê duyệt, và công kích chính sách bạo ngược của nhà vua, đòi kiểm soát quân đội, tài chính và giáo hội.
– Saclơ I dùng vũ lực đàn áp Quốc hội, bị thất bại phải chạy lên phía BắcLuân Đôn chuẩn bị lực lượng phản công.
Mục b
b) Diễn biến của cách mạng
Lược đồ cuộc nội chiến Anh
– Năm 1642 – 1648: nội chiến ác liệt (Vua – Quốc hội)
– Năm 1649: xử tử vua, nước cộng hòa ra đời, cách mạng đạt đến đỉnh cao.
– Năm 1653-1658:Crôm – oenlập nền độc tài (một bước tụt lùi)
– Năm 1688: Quốc hội tiến hành chính biến đưa Vin-hem Ô-ran-giơ lên ngôi vua, sau đó chế độquân chủ lập hiếnđược xác lập.
Mục c
c) Ý nghĩa
– Lật đổ chế độ phong kiến mở đường chochủ nghĩa tư bảnở Anh phát triển.
– Mở ra thời kỳ quá độ từ chế độphongkiếnsang chế độ tư bản.
ND chính
Những nội dung chính về cách mạng tư sản Anh: tình hình nước Anh trước cách mạng, diễn biến, ýnghĩa.
Loigiaihay.com
-
Hãy nêu đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội Nê-đéc-lan trước cách mạng.
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 144 SGK Lịch sử 10
-
Trình bày diễn biến chính của Cách mạng Hà Lan.
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 144 SGK Lịch sử 10
-
Hãy nêu đặc điểm tình hình nước Anh trước cách mạng
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 145 SGK Lịch sử 10. Hãy nêu đặc điểm tình hình nước Anh trước cách mạng
-
Hãy nêu tính chất và ý nghĩa của Cách mạng Hà Lan.
Giải bài tập 1 trang 145 SGK Lịch sử 10. Hãy nêu tính chất và ý nghĩa của Cách mạng Hà Lan.
-
Trình bày diễn biến và kết quả của Cách mạng tư sản Anh
Giải bài tập 2 trang 145 SGK Lịch sử 10. Trình bày diễn biến và kết quả của Cách mạng tư sản Anh
-
Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
Giải bài tập 1 trang 100 SGK Lịch sử 10. Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm
-
Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Giải bài tập 3 trang 100 SGK Lịch sử 10
-
Những điểm giống và khác nhau trong đời sống kinh tế, văn hoá, tín ngưỡng của cư dân Văn Lang – Âu Lạc, cư dân Lâm Ấp – Cham-pa và cư dân Phù Nam là gì ?
Giải bài tập 4 trang 79 SGK Lịch sử 10
-
Nêu những nét cơ bản trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc.
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 76 SGK Lịch sử 10
Ôn tập Sử 10: Cách mạng tư sản
1. Cách mạng tư sản.
1.1. Đặc điểm chung các cuộc cách mạng tư sản:
Mục đích: Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến, thiết lập nền cộng hòa tư sản
Lãnh đạo: Giai cấp tư sản hoặc liên minh tư sản-phong kiến
Thành phần tham gia: Quần chúng nhân dân bất mãn với chế độ phong kiến
1.2.. Các cuộc CMTS đầu tiên trên thế giới.
a. CMTS Hà Lan: Đây là cuộc CMTS đầu tiên trên thế giới.
Nguyên nhân: phong kiến Tây Ban Nha kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất TBCN ở Nê đéc lan.
Diễn biến:
8/1566: Đấu tranh bùng nổ mạnh mẽ
1581: Các tỉnh phía Bắc thành lập nước cộng hòa Hà Lan
1648: Nền độc lập chính thức được công nhận
Kết quả: Hà Lan được giải phóng, tạo điều kiện cho CNTB phát triển
Đặc điểm của cách mạng:
Hình thức: Là phong trào giải phóng độc lập của nhân dân Nec-declen chống lại ách thống trị của pk TBN
Lãnh đạo CM: Là giai cấp tư sản
b. CMTS Anh (1642-1688)
Nguyên nhân gián tiếp-nguyên nhân sâu xa:
Anh là một nước phát triển về nghề len dạ->TB phát triển sớm trong nông nghiệp.
Sự tác động giữa nông nghiệp-thương nghiệp-công nghiệp->tạo ra nguồn vốn phát triển, nhân công dồi dào.
Tầng lớp quý tộc mới hình thành (thực chất là giai cấp tư sản ) -> mâu thuẫn với tầng lớp quý tộc cũ và tăng lữ về lĩnh vực tôn giáo.
Nguyên nhân trực tiếp:
+Năm 1640, vì cần tiền để đàn áp cuộc khởi nghĩa của người Scôtlen, vua Saclơ I phải triệu tập Quốc hội
+Bị Quốc hội phản đối, vua dùng quân đội đàn áp, nhân dân ủng hộ Quốc hội
+Tháng 8/1642, Saclơ I vừa vào địa chủ quý tộc tuyên chiến với Quốc hội. =>Cuộc nội chiến bắt đầu
Diễn biến:
– Giai đoạn 1642-1649:
14/6/1645 Trận Nêdơbi, quân đội Quốc hội thắng lớn
31/1/1645 Xử tử vua Saclơ I, tuyên bố thành lập nền cộng hòa. Cách mạng đạt đến đỉnh cao
– Giai đoạn 1649-1689:
Chế độ độc tài quân sự của Crômoen (1653-1658)
Sự phục hồi vương triều Xtiuot (1660)
Thiết lập quân chủ lập hiến (1689)
– Đặc điểm của cuộc cách mạng tư sản Anh:
Hình thức cách mạng: là cuộc nội chiến mang màu sắc tôn giáo giành lấy chính quyền, lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
Lãnh đạo cách mạng: là liên minh giữa tư sản và quý tộc mới nên tàn dư phong kiến vẫn không bị xóa bỏ. Nông dân không được lợi về ruộng đất mà tiếp tục bị chiếm đoạt ruộng đất và bị đẩy tới chỗ phá sản hoàn toàn. Hạn chế nêu trên là đặc điểm nổi bật của Cách mạng tư sản Anh
c. CMTS Pháp (1789-1794).
* Tình hình trước cách mạng:
– Tình hình kinh tế:
Đây là nước nông nghiệp chiếm ưu thế.
Quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Công cụ sản xuất thô sơ, năng xuất lao động kém.
Lãnh chúa và quý tộc phong kiến bắt tô thuế rất nặng. Chỉ có một số ít nông dân có quyền chiếm hữu ruộng đất, không phải nộp tô thuế nhưng vẫn phải đóng nghĩa vụ phong kiến.=> Đời sống nhân dân Pháp vô cùng cực khổ.
Công nghiệp Từ đầu thế kỷ XVIII đến năm 1789, sản xuất công nghiệp có tăng gấp 2 lần, lãi suất ngoại thương tăng gấp 4 lần nhưng do kìm hãm của phong kiến nên vẫn không thể phát triển được.
=> Vấn đề ruộng đất là vần đề sống còn của Pháp.
– Tình hình chính trị, xã hội: Gồm ba đẳng cấp: Tăng lữ, quí tộc và đẳng cấp thứ ba.Tăng lữ, quý tộc được hưởng mọi đặc quyền đặc lợi, còn đẳng cấp thứ ba không hưởng quyền lợi.
Pháp trước cách mạng là thể chế Quân chủ chuyên chế, quyền lực nhà vua rất lớn (Luy XVI). Vua Pháp sống một cuộc sống xa xỉ trong khi ngân khố quốc gia đang bị cạn kiệt, tiêu 1/12 ngân sách nhà nước. Nhìn về bề ngoài là 1 chế độ phong kiến rất hùng mạnh nhưng thực tế là 1 chế độ phong kiến thối nát. Thị trường không thống nhất, mỗi lãnh địa là 1 quốc gia riêng=>mâu thuẫn về mặt hùng mạnh của chế độ quân chủ và sự bất lực của nó trên thực tế.
– Đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng: Thức tỉnh nhân dân đấu tranh chống phong kiến và có tác dụng chuẩn bị cho cách mạng của các nhà tư tưởng như Mong-text-kio, vonte, Rut-xo
* Diễn biến:
Giai đoạn : 14/7/1789-10/8/1792:
Do tình trạng pk khủng hoảng về tài chính, do thất nghiệp và nhà nước vay nợ 4 tỷ rưỡi livơ=>vua triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp.Nhưng do bất hòa ý kiến, đã tách riêng thành Hội đồng dân tộc (17/6). 9/7. Hội đồng tuyên bố thành lập quốc hội lập hiến.
+ 14/7 nhân dân tấn công pháo đài Baxti-tượng trưng cho pk bị sụp đổ
+ 26/8/1789 Thông qua bản tuyên ngôn dân quyền nhân quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản gồm 17 điều. Lúc này quyền hành vua còn khá lớn và giai cấp đại tư sản không kiên quyết với cách mạng, lo sợ cách mạng dâng cao sẽ làm cho chế độ phong kiến sụp đổ->mất đi quyền lợi tài chính.
Thông qua Hiến pháp 1791: Nước Pháp chính thức thành lập quân chủ lập hiến, quyền hạn vua rất lớn -> thể hiện sự nhượng bộ rất lớn đối với chế độ phong kiến.
Tình hình chính trị của thời kỳ này đã đưa đến kết quả tất yếu là đẩy nước Pháp vào cuộc chiến với đế quốc Áo và các nước Đồng minh. Nhà vua, Hoàng gia Feuillant và phái Girondin háo hức lao vào gây chiến. Nhà vua cùng nhiều thành viên Feuillant cho rằng chiến tranh là cách quảng bá rộng rãi hình ảnh và quyền lực của mình; vua còn lập cả một kế hoạch khai thác bóc lột các quốc gia bại trận. Dù bất cứ kết quả nào xảy ra đều có thể củng cố thế lực cho nhà vua. Phái Girondin thì lại muốn mở rộng phạm vi Cách mạng bao trùm cả châu Âu. Chỉ một số thành viên cấp tiến trong phái Jacobin đứng ra phản đối chiến tranh với lý do nên củng cố và mở rộng Cách mạng trong nước.
Giai đoạn : 10/8/1792-31/5/1793: Tư sản công thương nghiệp phái cộng hòa Girông đanh.
Đêm 10 tháng 8 năm 1792, quân khởi nghĩa với sự ủng hộ của nhà lãnh đạo cách mạng mới, đã tấn công Tuileries. Vua và hoàng hậu trở thành các tù nhân, những người còn lại trong Quốc hội, gồm khoảng hơn một phần ba nghị sĩ có mặt lúc đó, phần lớn thuộc phái Jacobin, đã đình chỉ quyền lực của triều đình
Dân chủ: Ban hành sắc lệnh “Hiệp hiệp hội dân tộc” để thay thế cho quốc hội lập pháp được ban bố với chế độ bầu cử phổ thông đầu phiếu cho tất cả nam giới từ 21 tuổi trở lên. Tuy nhiên vẫn đề căn bản là ruộng đất vẫn chưa được giải quyết..
Dân tộc: Phái griondianh không kiên quyết cách mạng.
Giai đoạn ( 6/1793-7/1794)chuyên chính GiaCôBanh: Tư sản nhỏ và vừa
Trước tình hình giắc ngoài, phái Giacôbanh phải làm cuộc CM dân chủ triệt để bằng cách giải quyết vấn đề ruộng đất một cách triệt để như chia hẳn ruộng đất cho nông dân, bán ruộng cho nông dân trả trong vòng 10 năm.
Thành lập quân đội vũ trang.
26/7/1794: tư sản phản cách mạng lật đổ phái Giacobanh ,lên cầm quyền.
1795, Nabôlêông cử đi dẹp phái bảo hòang và được giới tư sản biết đến.
18 tháng sương mù (1799) Nabôlêông làm cuộc chính biến và lên cầm quyền, Pháp bước vào thời kỳ độc tài quân sự
Đặc điểm của cuộc CMTS:
Hình thức: là cuộc nội chiến giành lấy chính quyền, lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
Lãnh đạo: Giai cấp tư sản lãnh đạo
-> Là cuộc CMTS triệt để do giai cấp tư sản lãnh đạo vừa lật đổ chế độ phong kiến (dân chủ) vừa chống ngoại xâm (dân tộc). Quần chúng đi theo cách mạng tới cùng. Xứng đàng là cuộc đại cách mạng
d. CMTS Mỹ (1773-1777):
* Tình hình các thuộc địa:
13 thuộc địa sớm phát triển theo con đường TBCN
* Nguyên nhân của chiến tranh:
Mâu thuẫn giữa thuộc địa và chính quốc.
Diễn biến của cuộc chiến tranh:
– 12-1773 sự kiện Bô-xtơn.
– Tháng 9 đến tháng 10-1744 hội nghị Phi-la-đen-phi-a.
– 4-1775 chiến tranh bùng nổ, chỉ huy của nghĩa quân là Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn.
– Ngày 4-7-1776, Tuyên ngôn Độc lập ra đời: xác định quyền con người và quyền độc lập của các thuộc địa.
– Quân khởi nghĩa thắng nhiều trận lớn.
– Hiệp ước Véc-xai năm 1773 công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa.
Kết quả và ý nghĩa cuọc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ:
– Anh thừa nhận độc lập của các thuộc địa – một nước cộng hoà tư sản được thành lập( nước Mĩ).
– Mở đường cho kinhtế TBCN phát triển mạnh mẽ. Đây là cuộc cách mạng tư sản.
Đặc điểm cách mạng:
Hình thức: Là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
Lãnh đạo: Giai cấp tư sản liên minh với giai cấp chủ nô lãnh đạo
-> Là cuộc CMTS không triệt để, miền Bắc theo TBCN, miền Nam theo chế độ đồn điền, chủ nô -> Mỹ phải thực hiện cuộc nội chiến 1861, xóa bỏ hoàn toàn chế độ chủ nô miền Nam, đưa Mỹ tiến lên con đường TBCN
e. CMTS Nhật 1868
* Hoàn cảnh:
– CNTB phương Tây nhòm ngó, xâm lược
– Chế độ phong kiến mục nát, suy yếu.
– 1/1868 Thiên Hoàng Minh Trị thực hiện cuộc cải cách gọi là Duy Tân Minh Trị.
* Nội dung:
-Kinh tế: Xoá bỏ những ràng buộc của chế độ phong kiến-> mở đường cho CNTB phát triển.
– Chính trị – xã hội: Xoá bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản lên nắm quyền.
– Văn hoá -giáo dục: Thi hành c/s giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật trong giảng dạy.
– Quân sự: Lập quân đội thường trực theo nghĩa vụ quân sự
* Kết quả: Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành 1 nước tư bản công nghiệp.
Đặc điểm cách mạng:
Hình thức: Là cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức một cuộc cải cách
Lãnh đạo: Giai cấp tư sản liên minh với quý tộc phong kiến
-> Là cuộc CMTS không triệt để
Bài liên quan: