Cớ tướng là một trò chơi cờ dân gian trí tuệ rất phổ biến và rất được ưa chuộng trên thế giới hiện nay. Thế nhưng, làm thế nào để có thể chơi cớ tướng giỏi là điều mà không phải người chơi nào cũng biết. Hãy cùng Cờ Thủ tham khảo cách luyện chơi cờ Tướng dưới đây để tìm cho mình một con đường để đi đến với chiến thắng trong trò chơi thú vị này nhé.
Trong lúc giao đấu
-Trong 5 nước đi đầu phải sử dụng đến Xe.
-Nếu ta chơi Pháo đầu, đối phương chơi Tượng cuộc (tức là đưa Tượng vào cung vua) thì không được để hai con Tốt của đối phương ở cột 3 và 7 tiến lên 1 bước, vì nếu như thế sẽ làm 2 con Mã của chúng ta khó tiến quân. Ít nhất 1 trong 2 con Tốt của ta ở cột 3 hoặc 7 phải tến lên 1 bước. Dùng 1 con Mã tiến lên, 1 con Mã còn lại giữ Tốt Giữa.
-Khi chơi Pháo đầu mà thấy đối phương chỉ còn 1 con Mã giữ Tốt giữa (con còn lại đi chỗ khác hoặc đã bị ăn), thì hãy dùng 1 Mã của mình ăn Tốt giữa (nếu có điều kiện). Lúc này khả năng lớn là Mã đối phương sẽ ăn Mã của bạn, sau đó bạn lại dùng Pháo của mình ăn Mã của đối phương(Tốt giữa của bạn chính là ngòi Pháo). Như vậy là bạn đã lời 1 con Tốt và chiếm được trung lộ. Khi Pháo đã chiếm trung lộ thì phần thắng của bạn tăng lên 10%.
-Khi ta chơi Pháo đầu, nếu đối phương cũng chơi Pháo đầu. Có rất nhiều người dùng Pháo đầu của mình ăn luôn Tốt giữa, vì cho rằng nếu con Pháo mà chiếm được trung lộ thì khả năng thắng sẽ tăng cao. Nhưng đây là 1 lối chơi không hay cho lắm. Đồng ý là Pháo chiếm trung lộ thì cơ thắng sẽ tăng, nhưng không nên để Pháo chiếm trung lộ ngay từ đầu. Vì ngay sau khi ta ăn Tốt giữa xong, lúc này Pháo ta đang chiếu Tướng đối phương, đối phương sẽ chống Sĩ hoặc Tượng. Sau đó ta đi Mã, Pháo … hay Tượng thì còn tùy người chơi. Nhưng sau cái nước đi đó thì đối phương sẽ lên Mã để bắt con Pháo vừa ăn Tốt xong. Đương nhiên lúc đó Pháo sẽ lùi về trước mặt Tốt giữa của mình để được Tốt giữa bảo vệ. Nhưng ai là người bảo vệ Tốt giữa? Chính là Mã. Bạn có tới 2 quân Mã và đương nhiên bạn không thể dùng tới 2 quân mã để bảo vệ Tốt được. Quân Tốt đâu được vinh dự lớn đến thế. Bạn phải dùng 1 quân Mã tấn công (thường là dùng Mã của mình ăn Tốt hai bên). Chỉ còn 1 con Mã giữ Tốt. Rồi đến lúc quân Mã đang giữ Tốt giữa mà bị Pháo hay Xe uy hiếp, thì lúc này bạn phải dùng Xe của mình để bảo vệ Mã rồi. Bây giờ bạn thử nhìn lại xem. Chỉ vì để quân Pháo giữ trung lộ, bạn phải dùng Tốt giữ Pháo, Mã giữ Tốt, Xe giữ Mã. Tạo thành 1 chuỗi bảo vệ. Chỉ vì chỉ giữ vị trí trung lộ cho Pháo mà bạn phải tốn từng nấy quân. Trong khi đó, đối phương tuy để bạn giữ trung lộ nhưng người đó lại có thể huy động binh mã tấn công chuỗi bảo vệ. Còn bạn thì phải dùng Xe, Mã giữ cho Pháo. Chắc chắn bạn sẽ bị thua thế. Chuỗi bảo vệ đó trước sau gì cũng bị phá vỡ.(vì không có gì đảm bảo Xe hay Mã giữ đứng đó mãi) Còn bạn lại lãng phí binh lực trong khai cuộc, Xe, Mã phải đứng yên, quân Pháo cũng chỉ lên xuống ở trung lộ chứ không làm gì khác. Đối phương chỉ cho bạn trung lộ nhưng lại làm Xe, Mã, Pháo của bạn gần như tê cứng. Bạn sẽ bị dồn vào thế tù hãm. Dần dần dẫn tới thua cuộc. Mà bạn có thắng thì chẳng qua đối phương chơi không tập trung, tính toán kém hơn bạn nên mới thua. Nói tóm lại, bạn đừng bao giờ cho Pháo ăn Tốt giữa để chiếm trung lộ từ khai cuộc. Đừng quá hấp tấp mà mắc bẫy.
-Phải biết lấy thế chế lực. Tức là lấy thế cờ để áp đảo đối phương, nhiều trường hợp ta thua quân nhưng lại lợi về thế. Ngược lại, khi ta ăn 1 quân phải để ý xem sau khi ăn có mắc phải bẫy không, đôi khi không mắc bẫy nhưng các quân cờ lại rơi vào thế tù hãm, tự cản trở lẫn nhau. Như vậy là đối phương đã lợi về thế.
-Trước khi đi một nước cờ phải nghĩ đến cái lợi và cái hại của nước cờ đó.
-Phải nghĩ đến các nước đi sao cho 1 quân cờ của ta có thể kềm kẹp được 2 quân cờ của đối phương. Ví dụ: khi Xe và Pháo của đối phương cùng đứng trong 1 cột (hay 1 hàng ngang) thì ta nên đưa quân Xe của ta ra trước mặt con Pháo, để kềm kẹp cả Xe và Pháo(vì nếu Xe đối phương đi sang cột khác thì Pháo mất). Như vậy là ta đã lợi thế, liệt 1 quân mà làm đối phương liệt 2 quân.
-Khi đối phương đang đùng 1 quân bảo vệ 2 quân (ví dụ quân Xe đang bảo vệ Pháo ở đường thẳng, bảo vệ Mã ở đường ngang) thì bạn hãy dùng 2 quân của mình nhắm vào 2 quân mà đối phương đang bảo vệ (vdùng 2 Xe của mình nhắm vào Pháo và Mã đang được Xe đối phương bảo vệ) .Đến lúc này bạn phải suy nghĩ kĩ xem đố phương có giăng bẫy gì không? Có hơn quân mình không? Đối phương có đang chuẩn bị phối hợp quân để chiếu Tướng liên tục hay không? Nếu điều kiện thuận lợi thì hãy dùng 1 quân của mình ăn 1 quân đang được bảo vệ. (Ví dụ: bạn dùng 1 quân Xe của mình ăn quân Mã ở đường ngang, phía đối phương thấy bạn ăn Mã sẽ dùng Xe ăn ngược lại Xe bạn, lúc này Xe đối phương đã ở đường ngang, không thể bảo vệ Pháo ở đường thắng, lúc này bạn dùng quân Xe còn lại ăn Pháo đối phương.Như vậy là mất 1 xe mà giết được 1 Pháo và 1 Mã, bên ta lợi quân)
-Khi không nghĩ ra được nước đi thích hợp để tấn công, hãy nghĩ đến các nước đi phòng thủ như lên Sĩ, Tượng phòng cho sau này, hoặc đẩy các con Tốt tiến lên.
-Khi 2 quân Xe của ta ít bị cản trở về đường thẳng, hãy dùng Mã hoặc Pháo ăn 1 con Sĩ của đối phương. Vì cổ nhân có câu “Khuyết Sĩ kị song Xa”. Tức là thiếu Sĩ thì rất sợ hai Xe. Khi đối phương còn 1 Sĩ bạn hãy dùng Xe chiếu Tướng, khi đối phương chống Sĩ thì bạn hãy dùng 1 Xe để hỗ trợ 1 Xe (hoặc quân khác cũng được) ăn thẳng vào quân Sĩ còn lại của đối phương. Tướng đối phương sẽ không dám ăn Xe, vì nếu ăn thì bị con Xe còn lại ăn mất. Lúc Tướng đối phương mất hai Sĩ mà bạn còn 2 Xe thì phần thắng nghiêng hẳn về bạn. Nhưng phải cẩn thận, vì nếu đối phương cho 1 Pháo hoặc Mã bảo vệ Sĩ thì kế hoạch thí quân để ăn Sĩ sẽ không thành hiên thực.
-Không được khinh thường Tốt, phải sử dụng hợp lí nước đi của Tốt. Vì Tốt là yếu tố quan trọng trong tàn cuộc, có lúc chúng ta phải dùng Mã để hộ tống Tốt sang sông an toàn.
Cách thức tập luyện.
-Hãy đấu trung bình 2 ván cờ mỗi ngày. Nhưng phải biết đấu đúng lúc, những khoảng thời gian bận rộn vì công việc thì nên bỏ cờ để tập trung vào việc quan trọng. Đến một lúc nào rảnh ta lại tập bù. Đừng vì quá ham mê game cờ tướng mà suy thoái các công việc khác.
-Khi đấu với người yếu hơn mình, hãy chỉ những khuyết điểm của họ, vì như thế cũng là cách tự nhắc nhở bản thân cẩn thận với những cạm bẫy. Hãy truyền lại những kinh nghiệm cho họ, vì như thế cũng là cách ôn lại kinh nhiệm của mình, nếu có kinh nghiệm mà không đem ra ôn thì đến một ngày nào đó ta sẽ quên đi những kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được. (Sở dĩ tôi nói như vậy là vì có nhiều người trình độ chênh lệch nhau, khi đấu với nhau chẳng trao đổi gì cả, người cao cờ cũng chẳng chỉ bảo gì hết) co tuong online
-Đừng đấu với người có trình độ yếu hơn mình nhiều ván cờ liên tiếp hoặc trong nhiều ngày. Vì một thời gian dài đấu với người yếu hơn mình sẽ làm trình độ cờ của mình mai một.
-Hãy đấu với người giỏi hơn mình trong 1 thời gian dài để tăng trình độ. Nhưng đừng đấu với người quá cao cờ trong thời gian dài mà người đó không chỉ dạy gì cho chúng ta hết. Ví dụ: bạn 19 tuổi đấu với cao thủ 70 tuổi, như vậy là thực lực đã rất chênh lệch nhau. Nếu đấu với cao thủ đó trong thời gian dài thì bạn sẽ thua liên tục, gây ra mệt mỏi, chán nản và mất đi tinh thần chiến đấu của một cờ thủ. Hơn nữa trình độ của bạn sẽ chẳng lên là bao nếu như cao thủ đó chỉ đấu với bạn mà không chỉ chiêu cờ nào cho bạn. Nếu bạn muốn lên trình độ thì phải đấu từ dễ đến khó. Trước tiên đấu với người cùng trang lứa, rồi người hơn mình chừng 5 tuổi đến 10 tuổi (đương nhiên những người này cũng phải cao cờ hơn bạn), khi trình độ tăng dần thì tìm những người có tuổi cao hơn để đấu.Nếu bạn muốn tập luyện với máy tính thì cũng phải tập luyện từ dễ đến khó. Đấu từ cấp thấp đến cấp cao dần. Sở dĩ tôi viết dài dòng như thế là vì có nhiều người có quan niệm: “Cứ đấu thật nhiều ván cờ với nhiều người có trình độ cao hơn mình thì sẽ giỏi”. Thực ra đó chưa hẳn đã đúng. Phải làm từ dễ đến khó. Còn đấu nhiều ván trong 1 ngày (trên 7 ván, nếu toàn thắng thì không sao) thì sẽ làm cho bạn bị Stress, chán nản, không những không tăng trình độ mà còn chậm phát triển.
-Nói tóm lại bạn không nên đấu với những người yếu hơn bạn nhiều hay mạnh hơn bạn nhiều ván trong thời gian dài (tức là từ ngày này sang ngày khác).
-Khi gặp một thế cờ khó mà không biết phá giải làm sao. Bạn hãy bật máy tính, mở chương trình cờ, chỉnh cấp mạnh nhất và sắp xếp các quân cờ đó theo thế cờ khó mà bạn đang thắc mắc. Máy tính đi như thế nào để thắng bạn thì đó chính là cách để bạn phá thế cờ.
-Khi đã cảm thấy chán nản việc tập luyện cờ Tướng, bạn hãy đọc các bài thơ, văn về cờ. Hay nghe một bản nhạc nào đó giúp con người vực ý chí lên.