Thịt lợn (heo) luộc là món ăn phổ biến, ngon miệng và giàu dinh dưỡng, tuy nhiên cách xử lý sơ chế thịt và cách luộc thịt ngon không phải ai cũng biết. Hôm nay Kênh Đầu Bếp sẽ chia sẻ bí quyết luộc thịt lợn ngon và tránh các sai lầm tai hại khi luộc thịt.
Bạn có đang thắc mắc
- Tại sao thịt luộc ở nhà hàng lại ngon?
- Bạn thắc mắc, thịt lợn (heo) luộc ở nhà hàng thường mềm, thịt có vị ngọt, béo, thơm nhẹ và trắng không?
Thì bài viết này, Đầu Bếp sẽ hướng dẫn chi tiết cách luộc thịt lợn ngon, đúng cách, giữ tối đa dinh dưỡng và tránh các điều cấm kỵ khi luộc thịt.
📌 Thịt luộc của bạn sẽ đạt được khi làm theo bài viết này:
- Thịt luộc không bị hôi
- Khi ăn có mùi thơm nhẹ của thịt luộc
- Thịt ba rọi luộc, thịt chân giò luộc chín đều
- Lát thịt luộc khi ăn mọng nước, ngọt
- Lát thịt không bị khô
- Thịt luộc không bị hồng đào ở giữa
- Thịt luộc trắng, không bị thâm đen
- Cách sơ thịt lợn chế đúng cách
- Và cách luộc giữ tối đa dinh dưỡng của thịt lợn (heo)
Cách chọn thịt lợn ngon
Cách chọn thịt lợn ngon là chọn mua thịt của heo đang khỏe mạnh, dấu hiệu nhận biết là thịt rất tươi màu sắc, miếng thịt hồng tự nhiên, phần mỡ trắng. Tốt hơn nữa là chọn thịt mới mổ, sờ tay lên miếng thịt còn ấm, thịt sẽ đảm bảo tươi ngon. Còn thịt con lợn bị bệnh sẽ có màu sắc bất thường. Đặc biệt, với thịt lợn có dấu hiệu hỏng thì màu sắc thường nhợt nhạt, tím tái, thâm đen. Thịt lợn khi chết đã chết thường có mùi nên rất dễ nhận ra thịt lợn bệnh. Cụ thể:
- Màu sắc: Thịt lợn sạch có màu hồng tươi, khi ấn tay vào miếng thịt sẽ thấy ấm và không rỉ nước. Thịt lợn đã tiêm thuốc để bơm nước thì thịt không còn màu hồng, màu nhạt hơn, khi ấn tay vào miếng thịt thì cảm thấy lạnh và nước rỉ ra ngoài.
- Độ săn chắc: Để luộc thịt ngon thì miếng thịt lợn phải tươi, khi sờ vào thớ thịt có cảm giác đàn hồi, màng bên ngoài khô và dính. Trong khi đó, lợn đã bị tiêm thuốc, miếng thịt thường nhão, không có sự đàn hồi.
- Khi chế biến: Thịt lợn ngon khi chế biến sẽ săn lại, khi tẩm ướp gia vị thịt khô ráo, không ra nước. Thịt đã bị tiêm thuốc thì khi nấu, miếng thịt quắt lại, ra nhiều nước, ăn không ngon, mất đi hương vị đặc trưng và mau bị ôi thiu.
- Xem lớp mỡ bên dưới da miếng thịt, nếu lớp mỡ mỏng và lỏng lẻo nên tránh: Thông thường lợn siêu nạc được ăn hóa chất nên lớp mỡ mỏng hẳn đi, có khi dày chưa đến 1cm, trong khi lớp mỡ của thịt lợn bình thường khoảng 1,5-2cm.
- Thịt lợn có chứa các độc chất ractopamine và clenbuterol thường có màu đỏ tươi khác thường, sáng và bóng.
- Thái miếng thịt ra từng đoạn dày bằng 2-3 ngón tay, nếu thấy thịt mềm, không đứng thẳng được trên bàn rất có thể thịt đã nhiễm chất tăng trọng.
- Quan sát xem chỗ liên kết giữa phần nạc và mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời có nước dịch màu vàng rỉ ra, chắc chắn đó là thịt siêu nạc.
- Chọn thịt để luộc ngon, bạn nên chọn mua thịt ba rọi rút sườn là ngon nhất hoặc thịt ba rọi (hay còn gọi thịt ba chỉ), ngoài ra cũng có thể chọn thịt vai, chân giò rút xương để luộc cũng ngon.
Để tránh nguy cơ mua phải thịt lợn bẩn, người tiêu dùng cũng nên mua thịt lợn ở những cơ sở uy tín, có đóng dấu kiểm dịch rõ ràng của cơ quan chức năng. Để mua được thịt lợn tươi ngon tốt nhất nên đi chợ vào buổi sáng, lò thường mới mổ, thịt rất tươi, buổi chiều thường có những loại thịt tồn lại trong ngày.
Cách sơ chế thịt luộc và các sai lầm nên tránh
Trước khi nấu ăn, nhiều người đem chần thịt lợn qua nước nóng để loại bỏ chất bẩn: Chuyên gia nói “sai lầm tai hại”
Ai cũng nghĩ trước khi luộc, rang thịt, làm thịt quay… chần thịt qua nước sôi giúp loại bỏ chất độc hại, chất bẩn tồn đọng trên miếng thịt. Thế nhưng, đó lại là sai lầm khiến miếng thịt thêm độc hại.
Khi nước sôi được dội lên, nhiều người còn đợi chờ đến vài phút sau mới vớt thịt ra. Không ít người cho rằng thói quen này sẽ giúp loại bỏ chất độc hại, chất bẩn có trong miếng thịt theo nguyên lý đơn giản: dội nước sôi vào, chất bẩn, chất độc cũng bị trôi ra ngoài theo nước. Chưa kể, nước sôi ở nhiệt độ cao giúp giết chết vi khuẩn, virus… Thế là yên tâm chần nước sôi.
Không biết hiệu quả của việc làm này đến đâu nhưng rất nhiều bà nội trợ hiện vẫn đang tâm đắc với cách này. Nhất là trong cuộc sống hiện đại, thịt lợn có nguy cơ nuôi tăng trọng, miếng thịt mua về không có được mùi thơm đặc trưng. Thậm chí, có thể bạn mua phải thịt lợn có mùi hôi rõ rệt. Lúc này, giải pháp cứu cánh được chị em một lần nữa truyền tai nhau vẫn là chần thịt qua nước sôi trước khi chế biến.
Chần qua nước sôi cũng trở thành giải pháp khử khuẩn, khử mùi được nhiều người trong hội chị em bếp núc truyền tai nhau. Hiệu quả của phương pháp này đến đâu, chúng ta hãy cùng nghe chuyên gia chia sẻ!
Theo chuyên gia chần thịt qua nước sôi không có tác dụng loại bỏ chất bẩn, chất độc ra khỏi miếng thịt
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), chần thịt qua nước sôi là một trong những cách làm sạch thịt trước khi chế biến rất phổ biến được nhiều người ưa chuộng. Mặc dù vậy, cách này không có tác dụng loại bỏ chất độc, chất bẩn ra khỏi miếng thịt như chúng ta đang nghĩ. Thậm chí, hành động đun sôi nước rồi dội lên thịt để chần còn khiến miếng thịt càng trở nên độc hơn.
Theo chuyên gia, “đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm bởi do đặc tính của thịt, miếng thịt đang ở trạng thái bình thường, gặp nhiệt độ cao sẽ khiến protein bề mặt miếng thịt đóng vón lại, nghiễm nhiên chất độc hại, chất bẩn ở bên trong không thể thoát ra ngoài được”.
Chần thịt cho vào nước đun sôi sẽ làm cho miếng thịt biến tính co lại.
“Hay nói cách khác, chần thịt bằng cách cho miếng thịt vào nước đun sôi sẽ làm cho miếng thịt biến tính co lại. Lúc này, thịt có nguy cơ ngấm thêm các chất bẩn chứ không hề đào thải ra bên ngoài như nhiều người đang nghĩ. Thậm chí khiến miếng thịt trở nên độc hơn”, chuyên gia khẳng định.
Cách sơ chế thịt đúng cách giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm chất bẩn, chất độc hại từ thịt trong chế biến, nấu nướng
Theo PGS.TS Thịnh, thay vì cho thịt vào nước sôi chần qua trước khi chế biến, bạn nên rửa thịt nhiều lần bằng nước sạch sau khi mua ngoài chợ về. Trong quá trình rửa có thể bóp qua với muối một vài lần, hoặc có thể rửa bằng nước muối pha loãng và sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Như vậy, Tôi đã dẫn trích dẫn của PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) để nói về việc không nên chần thịt qua nước sôi để rửa thịt, khử khuẩn như nhiều người vẫn đang thực hiện.
Cách sơ chế thịt lợn đúng cách là: Ngâm thịt vào nước muối loãng, dùng tay xoa bóp nhẹ miếng thịt vài phút để rửa trôi các chất bẩn trên bề mặt thịt.
Mẹo xử lý khi thịt bị hôi nhẹ: Nếu nhà bạn có máy sục ozon để rửa thực phẩm, bạn nên cho thịt ngâm qua 5-7 phút (không để lâu hơn), giúp thịt “thư giản” và diệt khuẩn, giảm mùi hôi thịt khá tốt. Cách 2 khi bạn không có máy, là bạn ngâm thịt vào nước muối loãng và nước cốt chanh, sau đó xoa bóp nhẹ miếng thịt khoảng vài phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch vài ba lần cho thật sạch cũng giảm mùi hôi rất nhiều.
Để luộc thịt lợn ngon, tránh mùi hôi, bạn nên cho thêm hành, sả… đập vào nồi thịt để thịt thơm hơn, ngọt hơn. Đối với thịt luộc, bạn có thể cho thịt vào nồi nước đang sôi để luộc chín thay vì cho miếng thịt vào nước lạnh ngay từ ban đầu. “Cho thịt vào nước đang sôi để luộc thịt sẽ giúp miếng thịt khi ăn có cảm giác ngọt hơn, hương vị cũng thơm ngon hơn”.
Chi tiết cách luộc thịt lợn ngon, các bước như sau:
- Bạn bắt nồi nước lên bếp đun sôi, phải đảm bảo lượng nước ngập tràn hết thịt, thịt nổi lên trên dễ bị đen
- Cho thêm thìa muối, lát gừng, củ hành tây… vào để thịt luộc có vị ngọt ngon hơn.
- Khi nước sôi cho thịt vào luộc, nước sôi khoảng 15-20 phút thì tắt bếp
- Ủ thịt trong nồi khoảng 20 phút rồi mới vớt thịt ra, thái lát mỏng và trình bày lên dĩa, chấm thịt luộc với mắm tôm, hoặc mắm ớt tỏi rất ngon
Lưu ý: Khi luộc thịt, nấu thịt… nếu thấy có hiện tượng nổi bọt, nổi váng thì nên dùng thìa vớt bỏ đi sẽ giúp giảm tối đa chất bẩn, độc hại thải ra trong quá trình luộc thịt, giúp thịt trắng và sạch hơn.
Tóm lại: Dành cho bạn nào mới đọc lướt qua mà cảm thấy có gì đó hơi vô lý, đầu tiên không nên cho thịt vào nước sôi để chần nhưng cuối cùng lại khuyến cáo để luộc thịt ngon thì phải bỏ vào nồi nước đang sôi để cho thịt ngọt thơm và ngon hơn. Chúng tôi tóm lược lại như sau:
- Sơ chế thịt: Để loại bỏ bụi bẩn, rửa sạch thịt và khử mùi hôi thì chỉ cần rửa thịt qua nước sạch nhiều lần và bóp với muối loãng. Không chần qua nước sôi với mục đích rửa và loại bỏ bụi bẩn, làm vậy thịt càng giữ lại chất độc và bụi bẩn ở bên trong thịt.
- Luộc thịt ngon: Khi đã sơ chế rửa sạch và loại bỏ bụi bẩn với nước muối loãng, thì cho thịt vào nồi nước đã sôi để luộc, cho thêm ít củ sả, hành tím… để thịt được ngọt và thơm ngon.
Một số câu hỏi trong quá trình luộc thịt
Thời gian luộc thịt heo bao lâu?
Với thịt heo luộc tầm 15-20 phút là ngon nhất, thịt đã chín, không bị khô mà đã mềm ngon. Khi luộc thịt có thể cho thêm xíu muối, củ hành tây, lát gừng… giúp miếng thịt thơm. Đặc biệt, đổ nước ngập tràn mặt thịt và luộc.
Cách luộc thịt heo trắng và mềm?
Để luộc thịt trắng và mềm thị bạn phải cho thịt heo vào nồi khi nước còn lạnh, như vậy thịt sẽ không bị đọng máu bên trong. Cho thêm 1 ít muối, ớt trái và củ hành tím để thịt đậm đà hơn. Luộc thịt 20 – 30 phút là thịt chín, thịt không bị khô màu trắng mà vẫn mềm ngon. Lưu ý Khi luộc thịt, lượng nước phải ngập qua miếng thịt để thịt không bị thâm đen.
Thịt lợn luộc nên chọn phần nào ngon nhất?
Làm món thịt lợn luộc bạn nên chọn thịt ba chỉ rút sườn là ngon nhất, hoặc ít nhất là thịt ba chỉ, thì món thịt luộc khi ăn sẽ mềm, dẻo, có nạc mỡ kết hợp rất ngon. Để món thịt lợn luộc ngon hơn thì làm nước mắm ngon cũng rất quan trọng.
Cách luộc thịt lợn không bị hôi?
Để làm món thịt lợn ngon không bị hôi, đầu tiên bạn phải chọn được miếng thịt tươi ngon, cách chọn đã trình bày ở trên (bạn tham khảo), Sau đó sơ chế thịt lợn thật kỹ bằng cách rửa qua nước sạch nhiều lần và bóp thịt với nước muối loãng thì thịt luộc sẽ không bị hôi.
Thịt luộc bị hồng đào, cách giải quyết?
Thịt luộc dễ bị hồng đào khi bạn luộc thịt đông lạnh, thịt đã cấp đông nhưng chưa rã đông hoàn toàn, bên trong lõi thịt vẫn còn lạnh thì thịt luộc rất dễ bị hồng đào. Nhưng đừng lo lắng, bạn làm theo cách luộc thịt lợn ngon phía trên sẽ giải quyết được vấn đề, vấn đề nằm ở chỗ “bạn nên ủ thịt thêm 20 phút”
Thịt luộc ăn bị khô, không ngon, thịt không ngọt giờ làm sao?
Vấn đề thịt bị khô thường có 2 nguyên nhân: Nguyên nhân thứ nhất là bạn luộc thịt quá lâu, thịt ăn sẽ bị khô và bị bột không ngon; Nguyên nhân thứ 2 là bạn chọn thịt luộc không ngon như thịt bạn luộc là thịt đùi hoặc thịt hông chẳng hạn, thịt vùng đó toàn nạt dẫn đến thịt thường bị khô, ăn sẽ không được béo mềm như thịt ba rọi.
Đã chọn thịt ba rọi nhưng thịt vẫn bị khô, không được mọng nước, ăn ít béo tại sao?
Thịt ba rọi hay thịt ba chỉ là vùng làm thịt luộc rất ngon, nếu thịt luộc bạn vẫn bị khô có thể bạn luộc quá lâu, khi tắt bếp thì vớt ra liền để ráo, sau đó thì tranh thủ thái mỏng khi thịt còn nóng hổi. Điều này làm thịt nhanh mất nước, thoát nhiều dinh dưỡng nên thịt không được mọng nước, ăn ít béo. Bạn nên làm theo hướng dẫn luột thịt bên trên, đừng bỏ sót công đoạn nào rồi xem lại kết quả nhé!
Thịt lợn luộc của mình da bị đen, màu sắc không được đẹp, nhờ giúp đỡ?
Trả lời: Thịt luộc bị đen thường có 2 nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là thịt đã bị gió, da thâm đen trước khi luộc, bạn nên xử lý rửa – bóp (massage) thịt với nước muối loãng pha với nước cốt chanh, ngâm trong khoảng 5 phút, sau đó rửa thật sạch để xem kết quả. Nếu không hết thì thịt có thể bị vấn đề hoặc bị bầm.
Nguyên nhân thứ 2 là bạn đổ nước không ngập thịt khi luộc, miếng thịt nổi lên trên mặt nước khi luộc, tắt bếp thị vội vàng vớt ra để hong gió, làm thịt dễ bị thâm. Hy vọng bạn khắc phục được và biết cách luộc thịt ngon cho gia đình thưởng thức.
Mình làm món chân giò luộc cuốn bánh tráng mắm tôm, thời gian luộc và lưu ý gì?
Chào bạn, thịt lợn luộc hay thịt ba rọi (ba chỉ) hay chân giò luộc thì về nguyên tắc làm không có gì khác nhau. Bạn có thể áp dụng cách luộc đã hướng dẫn ở trên, tuy nhiên khi luộc chân giò bó thì bạn nên tăng thời gian lên một chút tầm 20-25 phút do chân giò bó thường to, nên lâu chín hơn. Ngoài ra khi sơ chế bạn nên dùng dao lam tỉa cho thật sạch lông trước khi luộc.
Thanh Tú
4.7/5 – (7 bình chọn)