Một ngày 24 tiếng, cứ như vậy thôi. Nhiều người ước giá như một ngày có 48tiếng,…. vì thời gian trôi nhanh quá, nhanh đến nỗi mình không kịp lập kế hoạch cho cuộc sống của mình, nhưng cũng có người lại cảm thấy 24 tiếng là hợp lý thậm chí thế là quá đủ hoặc thừa,…..
CÁCH LẬP KẾ HOẠCH CHO BẢN THÂN
“Kế hoạch cuộc đời”. Nói nghe thật to lớn nhưng thật ra ai cũng có ước mơ cho tương lai hay một mục đích để vươn tới. Kế hoạch chính là công cụ để đạt tới ước mơ đó. Thường người ta bắt đầu ước mơ từ lúc nào? Ngay từ nhỏ ta ước mơ theo đuổi một công việc nào đó như muốn trở thành bác sĩ, kỹ sư, và ngày nay ta còn muốn trở thành nhà khoa học hay nhà phi hành vũ trụ… Có người muốn trở thành một chính trị gia, một nhà hoạt động xã hội phục vụ người nghèo… Người ta nghĩ đến những nghề nghiệp cụ thể hay có những ước mơ bay bổng. Dù còn “mơ mơ màng màng”, ước mơ là sức hút làm cho cá nhân vươn tới, là lực đẩy để ta tiến xa.
Không ít bạn trẻ có những ước mơ cao đẹp như cải tạo xã hội, phục vụ nhân loại, sống lý tưởng… Ước mơ hay lý tưởng ấy nếu được gia đình và xã hội góp phần hun đúc sẽ như chiếc la bàn để định hướng cá nhân trong cơn sóng gió của cuộc đời. Chiếc thuyền có thể trôi giạt trên sóng biển nhưng chiếc la bàn sẽ luôn giúp ta hướng về lý tưởng ban đầu. Để hướng tới ước mơ, cá nhân phải định cho mình một mục đích cụ thể. Ví dụ: muốn giúp người, ta phải trở thành một bác sĩ, một nhà tham vấn tâm lý, một chính trị gia…
Nhưng mục đích này phải được chia ra thành những mục tiêu nhỏ hơn nữa và được thực hiện theo từng giai đoạn trong thời gian. Kế hoạch chính là tấm bản đồ vẽ ra những đoạn đường đi cụ thể để đạt tới đích. Có người đi tới đích bằng xa lộ thẳng tắp. Ví dụ như được cha mẹ có đủ điều kiện cho ta ăn học đến nơi đến chốn. Nhưng đa số chúng ta phải chọn những con đường ngoằn ngoèo, ví dụ như phải vừa học vừa làm, phải nghỉ vài năm giữa hai thời kỳ học để tích lũy tiền đóng học phí. Những đoạn đường nhỏ này cũng phải được vẽ trên bản đồ để ta có thể dự trù, tính toán hầu không bị động trong kế hoạch. Và các nhà khoa học nói có kế hoạch là đã đi được 2/3 đoạn đường. Nếu không có sẵn bản đồ ta sẽ mất nhiều công sức và thời gian để mò mẫm.
Nhưng không có cuộc đời nào mà không gặp những khúc quanh bất ngờ. Có bạn trong cuộc họp hỏi có chăng một số phận cho mỗi người và khó mà làm theo kế hoạch đề ra. Sau nhiều tranh cãi, các bạn cho rằng gì thì gì chính yếu tố chủ quan là quyết định. Những con người gặp trên đường đời, những biến cố bất ngờ xảy ra là những cơ hội dù xấu hay tốt. Chính ta biến đổi nó thành một cơ hội, một vận may mới.
Trên đường đi tới, ta có thể gặp cơ hội tốt như xin được một học bổng du học, gặp những người thầy giỏi giúp chúng ta tiến bộ. Nhưng ta cũng không tránh được các biến cố rủi ro. Như anh Trần Bá Thiện trở nên mù lòa do một tai nạn đã trở thành “hiệp sĩ tin học” vì đã khắc phục trở ngại tưởng như không thắng nổi để học vi tính rồi tìm cách làm các phần mềm đặc biệt cho người mù. Các biến cố trong cuộc đời có thể làm cho ta đi theo một khúc quanh, thay đổi đoạn đường, nhưng nếu xuất phát từ ước mơ, ta sẽ về tới đích.
Làm kế hoạch cụ thể như thế nào? Trước tiên là chia con đường tới đích thành những giai đoạn ngắn khả thi. Ví dụ tôi muốn trở thành một nhà ngoại giao để giúp bạn bè năm châu hiểu về đất nước và con người VN. Ít lắm tôi phải có thạc sĩ trong một ngành bang giao quốc tế, biết tối thiểu hai ngoại ngữ, có kiến thức về các nước trên thế giới và giỏi giao tiếp. Nhưng tôi mới học lớp 11. Giai đoạn ngắn trước mắt là tôi phải tốt nghiệp lớp 12. Giai đoạn kế tiếp là đậu vào đại học và bốn năm học cử nhân. Rồi hai năm thạc sĩ. Và chưa chắc gì mọi sự sẽ diễn ra suôn sẻ. Gia đình tôi chỉ trung bình về kinh tế, tôi sẽ đi làm việc vào các kỳ hè để lo một phần chi phí. Tôi sẽ cố gắng tìm những công việc tạo cho tôi điều kiện thực hành tiếng Anh, giao tiếp với người nước ngoài… Tôi phải dự trù hai khả năng, một là đậu vào một ngành bang giao quốc tế, hai là rớt. Nếu rớt tôi sẽ đi làm và tập trung học ngoại ngữ hay học một ngành khác, và tại sao? Ở từng giai đoạn tôi sẽ phải điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế.
Kế hoạch của tôi phải khả thi. Tôi sẽ không với quá cao để rồi nếu không đạt được sẽ thất vọng và chán nản bỏ cuộc. Tôi phải tự biết mình, năng khiếu và mặt mạnh mặt yếu của mình. Tôi nên bàn bạc với cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Như trong các lĩnh vực hoạt động khác tôi phải trả lời cho mình các câu hỏi (4 W và l H) sau đây:
WHAT: Cái gì? Tôi định làm gì, trở thành ai, theo đuổi mục đích nào?
WHY: Vì sao? Vì sao tôi theo đuổi ngành này? Vì cha mẹ thúc ép, vì bạn bè rủ rê? Vì nó đang là thời thượng? Hay vì tôi yêu thích, vì nó thật sự có ý nghĩa cho cuộc đời tôi?
WHO: Ai? Ai có liên quan? Trước tiên là tôi? Liệu tôi có đủ năng lực và kiên nhẫn để đeo đuổi mục đích cho đến cùng? Tôi có dễ chán nản và hay bỏ cuộc không? Sức khỏe của tôi có tốt đủ để theo đuổi ngành học không?…
Những người có liên quan nghĩ sao? Ai là người hỗ trợ đắc lực trong những người thân (cha mẹ, thầy cô, bạn bè…)?
Đâu là trở lực? Nếu bố không đồng ý, làm sao thuyết phục? Nhờ mẹ hay anh chị lớn, hoặc cô chú nói giúp?
WHEN: Lúc nào? Vào thời điểm nào tôi sẽ khởi đầu và kết thúc giai đoạn nào của kế hoạch?
HOW: Bằng cách nào? Tôi sẽ cố gắng tích lũy học phí như thế nào? Tìm học bổng ra sao? Chọn trường nào để học ngoại ngữ tốt nhất? Trình bày ước muốn của mình với cha mẹ ra sao để thành công?
Tôi không chỉ làm một kế hoạch lớn, tổng quát mà chia nó ra thành nhiều kế hoạch nhỏ theo từng năm, từng sáu tháng, từng tháng và thậm chí từng tuần với công việc và giờ giấc cụ thể.
Muốn thực hiện tốt kế hoạch lớn phải hoàn thành kế hoạch nhỏ. Muốn làm chủ cuộc đời mình (như các bạn nói) phải làm chủ bản thân trong việc nhỏ. Sống kỷ luật, làm ra làm, chơi ra chơi, giải phóng chúng ta. Chúng ta không bị stress, bị lương tâm cắn rứt vì đã phí phạm thời gian…
Người viết rất biết ơn giai đoạn học và thực tập ở nước ngoài vì đã học được những thói quen tốt và khám phá rằng người ta dạy trẻ xác lập mục đích cuộc đời, tập làm chủ bản thân từ lúc còn nhỏ, không chờ tới tuổi sinh viên. Thiết nghĩ trẻ em VN cũng cần học điều này trong phần giáo dục về kỹ năng sống mới theo kịp giới trẻ ở các nước kháC.
Từng ngày trôi qua, chúng ta vẫn sống – học tập – làm việc – nghỉ ngơi – giải trí,…. trong một quỹ thời gian ấy đều đều không có gì thay đổi, nhưng nó sẽ thay đổi khi chúng ta thử lập kế hoạch cho một ngày của mình.
Kế hoạch là điều cần thiết cho bất kỳ một cá nhân, tập thể, nhóm người, tổ chức, quốc gia,… Có điều là nó biểu hiện ra như thế nào mà thôi!
Trong cuộc sống bận rộn này, khi chúng ta – những người Việt trẻ đang quay theo guồng quay phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Càng ngày chúng ta càng cảm nhận cuộc sống của mình bận rộn quá! Và mệt mỏi, căng thẳng là điều dễ xảy ra mà không cần giải thích.
Đi qua một năm, một tháng, một ngày bận rộn nhưng tôi không biết mình đã làm được những gì nữa, toàn những việc không tên. Nhưng đến giờ thì tôi có thể lý giải được vì sao tôi lại có suy nghĩ và băn khoăn đó: vì tôi không có kế hoạch cụ thể cho cuộc sống của mình!
Có thể chúng ta mải miết với công việc mà không nhận ra sự cần thiết và tác dụng của việc lập kế hoạch cho cuộc sống của mình nhưng sự thật là nó có vai trò rất lớn đối với bản thân mình, …. nó giúp chúng ta tổ chức cuộc sống của mình một cách khoa học hơn.
Có một câu tặng mọi người”Chúngt ta không lập kế hoạch để thất bại nhưng chúng ta sẽ thất bại khi không lập kế hoạch”.
Một số yếu tố cần biết khi lập kế hoạch cho bản thân
Những nhân tố bên trong
1. Điểm mạnh
Những nhân tố tích cực bên trong có thể kiểm soát được và bạn có thể phát huy khi lập kế hoạch:
– Kinh nghiệm làm việc
– Trình độ học vấn, bao gồm cả những khoá học thêm.
– Những hiểu biết chuyên môn sâu sắc trong lĩnh vực của bạn (ví dụ: phần cứng, phần mềm, ngôn ngữ lập trình…)
– Kỹ năng truyền đạt rõ ràng (ví dụ: kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm và kỹ năng lãnh đạo)
– Những đặc điểm cá nhân (ví dụ: đạo đức trong công việc, ý thức tự giác, khả năng chịu áp lực trong công việc, khả năng sáng tạo, lạc quan, có sức khoẻ tốt)
– Có mối quan hệ tốt/làm việc theo nhóm tốt.
– Tác động tương hỗ với những tổ chức nghề nghiệp
2. Đi��m yếu
Những nhân tố tiêu cực bạn kiểm soát được và có thể thay đổi theo chiều hướng tốt hơn:
– Thiếu kinh nghiệm làm việc
– Điểm GPA thấp, sai chuyên ngành
– Thiếu mục tiêu, chưa hiểu rõ bản thân và thiếu những kiến thức về công việc cụ thể
– Kiến thức chuyên môn yếu
– Nhiều kỹ năng yếu (kỹ năng lãnh đạo, mối quan hệ giữa người với người, kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm)
– Kỹ năng tìm việc yếu
– Những tính cách cá nhân tiêu cực (ví dụ, đạo đức làm việc kém, thiếu tự giác, thiếu động cơ thúc đẩy, thiếu quyết đoán, nhút nhát và quá giàu cảm xúc)
Những nhân tố bên ngoài
3. Cơ may
Những điều kiện bên ngoài tích cực mà bạn không kiểm soát được tuy nhiên bạn vẫn có thể tận dụng được.
– Những xu hướng phát triển tích cực trong lĩnh vực của bạn tạo ra nhiều việc làm hơn (ví dụ, sự tăng trưởng, toàn cầu hoá, những tiến bộ khoa học kỹ thuật)
– Những cơ hội bạn có được trong lĩnh vực của mình bằng cách nâng cao trình độ học vấn.
– Lĩnh vực thật sự cần đến những kỹ năng của bạn
– Những cơ hội bạn có nhờ tự biết mình rõ hơn và những mục tiêu nghề nghiệp cụ thể hơn.
– Những cơ hội cho những tiến bộ trong chuyên ngành của bạn.
– Cơ hội cho sự phát triển nghề nghiệp trong chuyên ngành của bạn.
– Con đường sự nghiệp mà bạn lựa chọn sẽ mang lại cho bạn những cơ hội của riêng mình
– Vị trí địa lý
– Một mạng lưới làm việc vững mạnh
4. Hiểm hoạ
Những nhân tố bên ngoài mà bạn không kiểm soát được nhưng vẫn ảnh hưởng tới bạn và bạn vẫn có thể giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp.
– Mất phương hướng trong lĩnh vực của bạn, thu hẹp phạm vi công việc (thu hẹp, không cải tiến trong công việc)
– Sự cạnh tranh từ những người tốt nghiệp cùng trường, khoá với bạn
– Đối thủ cạnh tranh có kỹ năng, có kinh nghiệm, học vấn cao
– Đối thủ cạnh tranh có kỹ năng tìm việc tốt hơn bạn
– Đối thủ cạnh tranh là những người đi học có danh tiếng tốt hơn bạn
– Những trở ngại trên con đường công danh của bạn (Ví dụ: Thiếu học vấn/đào tạo ở trình độ cao mà bạn cần có để có thể nắm bắt được cơ hội)
– Sự phát triển trong lĩnh vực bạn tham gia có hạn chế, trong khi phát triển mang tính cạnh tranh và vô cùng quan trọng khốc liệt.
– Sự gia tăng cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực của bạn còn hạn chế do vậy rất khó có thể trụ lại được.
– Các công ty không thuê những người có chuyên môn và bằng cấp như bạn.
Hãy tự tìm ra những điểm mạnh của chính bạn nhưng bạn cũng nên đặt mình vào vị trí của những người tuyển dụng tiềm năng khi bạn xem xét những điểm mạnh của mình. Hãy tránh khiêm tốn quá nhưng cần phải hoàn toàn trung thực và nhận thức đúng bản thân mình. Hãy bắt đầu với việc lập một danh sách liệt kê những tính cách của bạn, có thể trong số những tính cách bạn liệt kê ra có những điểm mạnh của bạn.
Một trong những điểm mạnh nhất của bạn có thể là tình yêu đối với công việc bạn làm. Học cách “làm theo những ý thích của mình” có thể là nhân tố quan trọng khi bạn theo đuổi sự nghiệp của mình. Một số người nhận thức từ rất sớm rằng công việc nào sẽ làm cho họ hạnh phúc. Đối với một số người khác, sự nhận biết về khả năng của mình để làm nên sự nghiệp lại đến từ quá trình khám phá ra sự yêu thích, kỹ năng, nhân cách, cách học hỏi và những giá trị. Hãy xem một số đánh giá về nghề nghiệp và những công cụ tìm kiếm như miêu tả trong “Những Bài kiểm tra và Các công cụ đánh giá nghề nghiệp”. Hãy thử làm một vài bài kiểm tra và xem kết quả. Những kết quả đó có phù hợp giữa kế hoạch và kỳ vọng của bạn không.
Khi xem xét những điểm yếu của mình, hãy nghĩ về điểm mà nhà tuyển dụng tiềm năng cho rằng bạn có cải thiện được chúng sau đó. Đối mặt với những điểm yếu của mình sẽ giúp bạn có cái đầu tỉnh táo để có thể bắt đầu lập kế hoạch cho sự nghiệp.
Theo bản chất con người, chúng ta cảm thấy tương đối khó khăn khi chỉ ra những điểm mình còn yếu kém. Nhưng đánh giá này sẽ giúp bạn chỉ ra những điểm mà mình cần phải cải thiện. Nếu bạn xác định được một kỹ năng mà mình biết đang cần dùng trong lĩnh vực chuyên ngành bạn đã chonh, nhưng bạn còn yếu về kỹ năng đó, bạn cần phải có những bước để cái thiện nó. Những đánh giá về những hoạt động cũ và thậm chí cả điểm số và những lời nhận xét của giáo viên ở trường cũng cung cấp những thông tin phản hồi có giá trị.
Từ phân tích này, bạn sẽ có một tấm bản đồ trong đó chỉ cho bạn cách phát huy điểm mạnh, hạn chế hoặc giảm bớt điểm yếu. Sau đó, bạn nên sử dụng tấm bản đồ này để tận dụng cơ hội và tránh những rủi ro.
Sau khi bạn đã phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ may và hiểm hoạ của mình, bạn nên sử dụng những thông tin đó để lên kế hoạch làm thế nào để “marketing bản thân”.
Quá trình lập kế hoạch “marketing bản thân” bao gồm 3 bước cơ bản sau
1. Xác định mục tiêu
2. Phát triển chiến lược marketing
3. Chiến lược hoá chương trình hành động.
Mục tiêu: – hãy xác định mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Công việc lý tưởng của bạn sau khi tốt nghiệp là gì (Hoặc công việc mà bạn muốn chuyển từ công việc hiện tại sang)? Những vị trí nào khác mà bạn có thể chấp nhận. Mục tiêu sự nghiệp trong 5 năm của bạn là gì?
Chiến lược Marketing – một chiến lược marketing toàn diện hay “kế hoạch trò chơi” để đạt được mục tiêu của mình. Những công ty hay tổ chức nào bạn đang nhắm tới để đạt được mục tiêu của mình – công việc lý tưởng của bạn? Bạn sẽ liên hệ với những công ty, tổ chức trên ra sao? Chiến lược mà bạn xác định phải tận dụng được tất cả những nguồn lực sẵn có đối với bạn như những môi quan hệ cá nhân và mối quan hệ với những người có kinh nghiệm.
Chương trình hành động – tuỳ thuộc vào nguyên tắc marketing, chiến lược marketing phải trở thành một chương trình hành động cụ thể nhằm trả lời được một số câu hỏi như: Cái gì và khi nào sẽ thực hiện xong? Ai chịu trách nhiệm thực hiện nó? Nhiệm vụ chính của bạn ở đây là đưa ra một thời gian biểu và thời hạn cụ thể để có nghề nghiệp và thông tin về doanh nghiệp mà bạn đã chọn trong chiến lược marketing của bạn.
18 phút lên kế hoạch một ngày làm việc
Khi dạy mọi người về cách quản lý thời gian, tôi luôn bắt đầu bài giảng với một câu hỏi: “Trong số các bạn có bao nhiêu người có quá nhiều thời gian rảnh rỗi và không biết làm gì với nó?”. Trong mười năm, đã không có một cánh tay nào giơ lên.
Điều đó có nghĩa hàng ngày chúng ta bắt đầu công việc và biết rằng mình sẽ không thể hoàn thành hết được mọi thứ. Vì thế, cách thức chúng ta sử dụng thời gian của mình chính là chìa khóa quyết định. Đó cũng là lý do vì sao chúng ta nên lập cho mình một danh sách những việc cần làm và những việc có thể bỏ qua. Từ đó tập trung vào những công việc quan trọng nhất.
Nhưng kể cả khi đã lập ra những danh sách này, thì khó khăn nhất vẫn luôn là thực hiện nó như thế nào. Làm thế nào để bạn có thể thực hiện đúng theo một kế hoạch mà quá nhiều yếu tố đe dọa không cho nó đi đúng đường? Làm sao bạn có thể chỉ tập trung vào một vài việc quan trọng nhất khi mà có quá nhiều việc đòi hỏi sự tập trung nơi bạn?
Chúng ta cần bí quyết.
Jack LaLanne, chuyên gia về vấn đề sức khỏe, biết rất nhiều về những bí quyết. Ông ta nổi tiếng khi tự trói tay mình cùng với một chiếc thuyền chở đầy người rồi bơi hơn một dặm. Nhưng ông không chỉ đơn thuần là một người biểu diễn. Ông còn phát minh ra rất nhiều loại máy tập thể dục, bao gồm cả những máy dùng ròng rọc và những quả tạ được sử dụng rộng rãi ở các phòng tập trên toàn thế giới. Và chương trình của ông, The Jack Lalane Show, là chương trình truyền hình dạy tập thể dục dài nhất được phát trên TV. Nó đã được phát trong 34 năm.
Nhưng những điều đó không gây ấn tượng cho tôi. Ông ta có một bí quyết mà theo tôi, đó mới chính là sức mạnh thật sự.
Đó là làm việc theo trình tự.
Ở tuổi 94, ông vẫn dành hai giờ đầu trong ngày để thực hiện các bài tập thể dục, bỏ ra 90 phút nâng tạ và 30 phút dành cho đi bộ và bơi. Ông ta làm vậy mỗi buổi sáng. Ông làm thế để hướng tới mục tiêu: trong ngày sinh nhật thứ 95 của mình, ông sẽ bơi từ bãi biển California đến đảo Santa Catalina, cách nhau khoảng 20 dặm. Ông cũng tỏ ra thích thú khi nói rằng: “Tôi chưa thể chết được. Điều đó sẽ phá hủy hình ảnh của tôi”.
Vì vậy ông luyện tập, một cách kiên định và cẩn trọng, để hướng tới mục tiêu của mình. Ông ta lập đi lập lại những bài luyện tập hàng ngày. Ông theo dõi sức khỏe của mình và hướng nó đi theo đúng lịch trình.
Quản lý thời gian cũng cần có trình tự như vậy. Đó không đơn giản chỉ là những bản danh sách hoặc những ưu tiên mơ hồ. Làm như thể là thiếu đi sự kiên định và cẩn trọng. Nó phải là một quá trình diễn ra liên tục; chúng ta phải làm theo và không được để bất cứ vấn đề gì làm bản thân mất tập trung vào những công việc ưu tiên này.
Theo tôi chúng ta chỉ cần làm theo ba bước và mất không đến 18 phút để kiểm soát công việc trong 8 giờ làm việc của một ngày.
Bước 1 (5 phút). Lập kế hoạch trong ngày. Trước khi bật máy tính, hãy ngồi xuống và viết ra giấy những việc cần làm và quyết định xem hôm nay nên làm việc gì. Việc gì sẽ xúc tiến cho mục tiêu của bạn và giúp bạn kết thúc một ngày làm việc với cảm giác mình đã làm được nhiều việc hữu ích và thành công? Hãy viết những công việc đó vào giấy.
Tiếp theo và quan trọng nhất, là hãy sắp xếp bản kế hoạch của bạn vào lịch làm việc. Hãy xếp những công việc khó nhất và quan trọng nhất vào khoảng thời gian đầu giờ làm việc. Và theo tôi, khoảng thời gian đầu giờ này, nếu có thể, nên diễn trước cả khi bạn kiểm tra hòm thư của mình. Và nếu bản kế hoạch của bạn không thể khớp được với lịch làm việc, hãy làm lại nó, sắp xếp lại những công việc ưu tiên. Nó phải có ảnh hưởng lớn đến việc bạn quyết định sẽ thực hiện công việc của mình ở đâu và khi nào.
Trong cuốn sách The Power of Full Engagement, Jim Loehr and Tony Schwartz đã mô tả lại cuộc nghiên cứu với một nhóm phụ nữ đồng ý tự thực hiện các bài tập luyện ngực trong 30 ngày. 100% những người phụ nữ trả lời việc họ sẽ thực hiện bài tập ở đâu và khi nào đã hoàn thành bài tập. Chỉ có 53% những người không trả lời được câu hỏi trên hoàn thành bài tập này.
Trong một cuộc nghiên cứu khác, những người đang cai nghiện đã đồng ý viết một bài luận và hoàn thành nó trước 5 giờ chiều trong ngày. 80% số người trả lời câu hỏi họ sẽ viết bài luận ở đâu và khi nào đã hoàn thành nó. Không một ai bỏ qua câu hỏi này hoàn thành.
Nếu bạn muốn hoàn thành công việc, hãy quyết định xem bạn sẽ làm nó ở đâu và khi nào. Nếu không, hãy loại nó ra khỏi bản kế hoạch.
Bước 2 (1 phút mỗi giờ). Tìm lại sự tập trung. Hãy chỉnh đồng hồ, điện thoại, hay máy tính của bạn để chúng kêu lên mỗi giờ. Khi chúng kêu lên, hãy thở sâu, nhìn lại bản kế hoạch và tự hỏi bản thân rằng mình đã sử dụng một giờ vừa rồi hữu ích chưa. Sau đó hãy nhìn lại lịch làm việc và cẩn thận xem xét công việc mình sẽ làm trong một giờ tiếp theo. Quản lý công việc của bạn từng giờ. Đừng để thời gian chi phối bạn.
Bước 3 (5 phút). Đánh giá lại. Hãy tắt máy tính và đánh giá lại toàn bộ công việc bạn đã làm trong ngày. Tự hỏi xem bạn đã thực hiện những công việc gì, tập trung vào vấn đề nào, bạn bị phân tâm ở đâu, và điều gì sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn vào ngày hôm sau?
Thế mạnh của việc thực hiện theo một trình tự chính là khả năng dự báo. Bạn thường làm lặp đi lặp lại những công việc giống nhau với những cách thức giống nhau. Và tác động của việc thực hiện công việc theo trình tự – cũng đến từ khả năng dự báo của nó. Nếu bạn dồn toàn bộ sự tập trung của mình một cách khéo léo và luôn tự nhắc nhở bản thân chỉ tập trung vào vấn đề đó, bạn sẽ luôn giữ được sự tập trung cần thiết. Rất đơn giản.
Làm việc theo trình tự như thế có thể không thể giúp bạn bơi qua eo biển của nước Anh, kéo theo một con tàu và hai tay bị trói. Nhưng nó có thể giúp bạn có thể rời nơi làm việc với cảm giác mình đã thực hiện được rất nhiều việc hữu ích và thành công.
Và, có phải đó chính là một ưu tiên cao hơn để bạn kết thúc một ngày làm việc?
5 bước lập kế hoạch nghề nghiệp cho bản thân
Bản kế hoạch nghề nghiệp chính là “vũ khí” giúp bạn trở thành chủ nhân của tương lai chính mình. Thông qua việc đánh giá sở thích, sự đam mê, kỹ năng, tính cách, điểm mạnh, điểm yếu, bản kế hoạch này sẽ chỉ cho bạn thấy con đường tối ưu nhất để đạt được mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai.
Việc lập kế hoạch nghề nghiệp không khó! Bạn chỉ cần nắm vững năm bước sau:
Bước 1: Đánh giá bản thân
Ở bước này, các câu hỏi tự đánh giá (self-assessment) sẽ giúp bạn hiểu rõ mình hơn. Hình thức những câu hỏi này rất đa dạng, nhưng tựu trung chia làm bốn nhóm:
• Điểm mạnh
+ Bạn làm tốt việc gì?
+ Bạn có những kỹ năng gì?
+ Tính cách nào của bạn nổi trội nhất?
• Điểm yếu
+ Bạn không thích loại công việc nào?
+ Những kỹ năng nào bạn không giỏi?
+ Bạn có những hạn chế gì?
• Cần cải thiện:
+ Bạn muốn học thêm những kiến thức gì? (chuyên ngành, xu hướng mới…)
+ Bạn cần rèn luyện thêm những kỹ năng gì? (phân tích, đàm phán, thuyết trình…)
• Đam mê:
+ Bạn thích làm công việc gì? (gặp gỡ nhiều người, làm việc với các con số, phân tích tình hình tài chính hay chăm sóc, hỗ trợ khách hàng…)
+ Điều gì làm cho công việc của bạn có ý nghĩa? (Tiền lương, thăng tiến, cơ hội học hỏi…)
Nếu muốn chuyên nghiệp hơn, bạn có thể dùng các bài trắc nghiệm hướng nghiệp như Myers-Briggs Type Indicator (MBTI) để biết dạng công việc phù hợp với mình.
Bước 2: Xác định mục tiêu nghề nghiệp
Bạn cần xác định mục tiêu nghề nghiệp (ngắn hạn và dài hạn) trong công việc bạn mong muốn, nhưng lưu ý là những mục tiêu này cần phù hợp với cả sở thích, niềm đam mê và năng lực của bạn. Đừng quên là bạn chỉ có thể đạt được thành công thật sự trong công việc nếu được làm đúng công việc mình yêu thích và có khả năng làm tốt.
Bước 3: Nghiên cứu công việc
Sau khi đã xác định được mục tiêu, bạn hãy tìm hiểu loại công việc phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân nhất. Truy cập vào các trang web tuyển dụng có thể giúp bạn tìm hiểu về các công việc đang có trên thị trường cũng như nhu cầu tuyển dụng hiện tại. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tích cực mở rộng quan hệ xã hội (networking) ở các mạng cộng đồng. Hãy hỏi những người trong nghề bạn quen xem công việc mà họ đang làm hằng ngày là gì? Kỹ năng nào cần thiết cho công việc? Triển vọng thăng tiến như thế nào? Muốn việc này tiến hành thuận lợi, bạn đừng quên thường xuyên cập nhật hồ sơ (thông tin giới thiệu về trình độ học vấn, kinh nghiệm chuyên môn và thành công trong công việc).
Bước 4: Tính toán và ra quyết định
Thời điểm quan trọng đã đến! Đây là lúc bạn lập danh sách hai hay ba công việc ưng ý nhất rồi cho điểm chúng theo những tiêu chí đánh giá mức độ phù hợp như giá trị, sở thích, tính cách, kỹ năng … Công việc nào có số điểm cao nhất sẽ là ưu tiên hàng đầu của bạn. Nếu công việc lý tưởng đó chính là những gì bạn đang làm thì từ nay bạn chỉ cần tập trung mọi nỗ lực của mình vào kế hoạch thăng tiến sự nghiệp! Ngược lại, bạn nên cân nhắc đến khả năng chuyển việc (có thể là chuyển sang một phòng ban khác).
Bước 5: Lập kế hoạch hành động
Hãy xác định những kiến thức và kỹ năng cần bổ sung để đạt được mục tiêu thăng tiến, trong đó xác định rõ mức độ ưu tiên và thời hạn chót để hoàn thành. Ngoài ra, bạn cũng nên mạnh dạn bày tỏ với sếp rằng mình đã sẵn sàng đón nhận những trách nhiệm mới. Còn nếu bạn vẫn đang tìm kiếm công việc lý tưởng thì việc đầu tiên bạn nên làm là chỉnh sửa hoặc đăng mới hồ sơ trực tuyến. Sau đó, bạn nên theo dõi thường xuyên thông tin việc làm và tham khảo mục tư vấn hướng nghiệp trên báo đài hay trang web tuyển dụng để luôn nắm bắt những cơ hội việc làm mới và tự trang bị cho mình những kỹ năng tìm việc cần thiết.
Bạn đã từng nghe câu: “If you fail to plan, you plan to fail” (Nếu không hoạch định công việc trước, bạn sẽ chuốc lấy thất bại) chưa? Rõ ràng, khi có một bản kế hoạch nghề nghiệp trong tay, bạn sẽ nhìn thấy rõ các mục tiêu và hành động cần thực hiện để tự quyết tương lai sự nghiệp của mình. Vì vậy, bạn hãy đầu tư thời gian và công sức tương xứng cho bản kế hoạch này! Đó chắc chắn sẽ là một trong khoản đầu tư khôn ngoan nhất của bạn trong năm mới!
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Bản đồ cuộc đời
Bạn cần phải lên kế hoạch cho bản thân. Kế hoạch cũng như là tập bản đồ, lời chỉ dẫn, mục tiêu, đường đi, biển chỉ đường, phương hướng, lộ trình hay một chiến lược. Nó nói lên rằng lúc này bạn đang đi đến đâu, đang làm cái gì và ở đâu. Nó tạo nên cấu trúc và hình dạng cuộc sống của bạn, sự cuốn hút và quyền lực.
Bạn có bao giờ bị nhà tuyển dụng đánh trượt khi hỏi về định hướng nghề nghiệp mình chưa? Câu hỏi vì sao bạn chọn nghề này và bạn định hướng cho vài năm tới. Lấp lửng không biết mình sẽ làm gì , đã làm được gì và cuối cùng mình đang làm gì và để làm gì sẽ làm cho nhà tuyển dụng thấy bạn không có định hướng cũng như không có sự chuẩn bị kế hoạch cho cuộc đời.
Định hướng cuộc đời: bạn phải suy nghĩ nghiêm túc xem mình muốn trở thành người như thế nào trên cõi đời này? 5, 10 năm nữa, bạn là ai? Có như vậy, bạn sẽ vẽ đường bản đồ cuộc đời của mình. Tuy nhiên, định hướng này cũng chỉ mang tính định hướng và không cứng nhắc. Rất có thể bạn sẽ phải thay đổi nó khi hoàn cảnh thay đổi. Quan trọng là bạn luôn chủ động “ điều khiển” cuộc đời mình Bạn cần phải lên kế hoạch cho bản thân. Kế hoạch cũng như là tập bản đồ, lời chỉ dẫn, mục tiêu, đường đi, biển chỉ đường, phương hướng, lộ trình hay một chiến lược. Nó nói lên rằng lúc này bạn đang đi đến đâu, đang làm cái gì và ở đâu. Nó tạo nên cấu trúc và hình dạng cuộc sống của bạn, sự cuốn hút và quyền lực.
Khi được hỏi về vì sao bạn chọn nghề này? Hầu như đa số chúng ta đều chưa định hướng được, có nhiều người đi gần nửa cuộc đời với nghề giáo lại chuyển sang kinh doanh, có anh lại đi gần 1/3 chặng đường với nghề kỹ sư với công việc nghiên cứu lại chạy sang kinh doanh. Từ đó không số ít người đã tin vào sự may mắn và số phận trong cuộc đời. Họ nghĩ rằng “trời sanh voi, ắt sanh cỏ”. Việc mưu sinh kiếm sống rất phong phú nên ý chí “sinh nghề tử nghiệp” đã không còn hào khí. Có phải chăng chuyên gia còn khan hiếm vì họ thiếu nhận thức về “Bản đồ cuộc đời”. Nói “bản đồ cuộc đời” nghe thật to lớn nhưng thật ra ai cũng có ước mơ cho tương lai hay một mục đích để vươn tới. Bản đồ này chính là công cụ trong hành trình đạt tới ước mơ đó. Thường người ta bắt đầu ước mơ từ lúc nào? Ngay từ nhỏ ta ước mơ theo đuổi một công việc nào đó như muốn trở thành bác sĩ, kỹ sư, và ngày nay ta còn muốn trở thành nhà khoa học hay nhà phi hành vũ trụ… Có người muốn trở thành một chính trị gia, một nhà hoạt động xã hội phục vụ người nghèo… Không ít bạn trẻ có những ước mơ cao đẹp như cải tạo xã hội, phục vụ nhân loại, sống lý tưởng… Ước mơ hay lý tưởng ấy nếu được gia đình và xã hội góp phần hun đúc sẽ như chiếc la bàn để định hướng cá nhân trong cơn sóng gió của cuộc đời.
Đường mòn
Chiếc thuyền có thể trôi giạt trên sóng biển nhưng chiếc la bàn sẽ luôn giúp ta hướng về lý tưởng ban đầu. Để hướng tới ước mơ, cá nhân phải định cho mình một mục đích cụ thể. Nhưng mục đích này phải được chia ra thành những mục tiêu nhỏ hơn nữa và được thực hiện theo từng giai đoạn trong thời gian. Bản đồ được hoàn thành chính là những kế hoạch trong tương lai, những bài học kinh nghiệm ở quá khứ và những thách thức phải đối mặt với hiện tại. Kế hoạch chính là tấm bản đồ vẽ ra những đoạn đường đi cụ thể để đạt tới đích. Có người đi tới đích bằng xa lộ thẳng tắp. Ví dụ như được cha mẹ có đủ điều kiện cho ta ăn học đến nơi đến chốn. Nhưng đa số chúng ta phải chọn những con đường ngoằn ngoèo, ví dụ như phải vừa học vừa làm, phải nghỉ vài năm giữa hai thời kỳ học để tích lũy tiền đóng học phí. Những đoạn đường nhỏ này cũng phải được vẽ trên bản đồ để ta có thể dự trù, tính toán hầu không bị động trong kế hoạch.
Và các nhà khoa học nói có kế hoạch là đã đi được 2/3 đoạn đường. Nếu không có sẵn bản đồ ta sẽ mất nhiều công sức và thời gian để mò mẫm. Người ta nghĩ đến những nghề nghiệp cụ thể hay có những ước mơ bay bổng. Dù còn “mơ mơ màng màng”, ước mơ là sức hút làm cho cá nhân vươn tới, là lực đẩy và phương hướng để ta tiến xa. Có đam mê, có yêu thích thực sự về định hướng nghề nghiệp mới tìm tòi học hỏi, tư duy, sáng tạo. Ngay từ nhỏ Henry Ford đã có đam mê về các cỗ xe, ông quyết tâm học hành, nghiên cứu và trở thành người thành công nhất trong nền kỹ nghệ xe hơi. Thomas Edison xuất phát từ quyết tâm “Mẹ tôi đã tạo ra tôi. Bà rất tin tưởng và chắc chắn về tôi; và tôi cảm thấy rằng tôi có một điều gì đó để sống, một ai đó để tôi không thể làm cho thất vọng.” Tất cả đều là những kế hoạch và là những mục tiêu đã đề ra để đạt được trong cuộc sống.
Đã nói đến bản đồ là nói đến đường đi nước bước. Có con đường thẳng tắp để đi đến đích, có con đường ngoằn ngoèo và nếu chịu khó nghiên cứu ta thấy thêm những con đường tắt. Vô vàn đường đi, ta phải biết quyết định hướng đi đâu và quyết định đi theo con đường nào. Bạn biết cách lựa chọn đường đi thuận lợi nhất cho mình, hãy kiên trì sẽ thấy được điều lý thú. Nếu bạn chấp nhận để cho cuộc sống chỉ mang lại cho bạn những thứ không có gì là mới mẻ thì bạn sẽ chỉ cứ thế trôi dạt theo dòng chảy của cuộc sống. Không phải tất cả các tập bản đồ đều dẫn đến kho báu. Nhưng ít nhất bạn sẽ chộp được cơ hội tốt hơn nếu bạn có bản đồ kho báu và một chiếc xẻng thay cho việc bạn chỉ đào bới một cách hú họa hoặc như hầu hết những người khác, bạn chẳng hề chạm vào chiếc xẻng.
Một kế hoạch cho cuộc đời sẽ chứng tỏ rằng bạn đã để tâm một chút đến việc suy nghĩ về cuộc sống của bạn chứ không phải chỉ ngồi chờ chuyện gì đó sẽ đến. Hoặc lại như hầu hết mọi người, thậm chí không hề suy nghĩ về nó một chút nào, cứ thế mà tiếp tục cuộc sống của mình và luôn bị bất ngờ với những gì xảy ra. Hãy xác định những gì bạn muốn làm, lên kế hoạch cho nó và đưa ra những bước đi để bạn có thể đạt được mục tiêu của mình và tiến lên cùng với nó. Giống như bạn đang vẽ cho mình một “bản đồ của cuộc đời”. Quá khứ là những bài học kinh nghiệm vô giá, bạn hãy khoanh vùng trên bản đồ nơi bạn bị vấp ngã để tránh không bị vấp ngã, lạc lối lần hai. Nhìn lên “bản đồ” nơi mình đang đặt chân là cuộc sống thế nào? Mình phải trang bị ra sao để chống đỡ và vượt qua nó để đến vùng đất tốt đẹp hơn. Nghiên cứu tương lai xem ta nên trang bị những gì? Tất cả đều là một kế hoạch cho hành trình đi hết “bản đồ của cuộc đời”. Nếu bạn không lên kế hoạch cho dự định của mình thì dự định đó sẽ vẫn chỉ là một giấc mơ. Giống như bạn đang ở vùng sa mạc, rừng sâu không lối thoát.
Con đường dẫn đến thành công
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không biết mình là ai, mình đang ở đâu, mình đã làm gì, mình đang làm gì và mình sẽ làm gì? Vâng, bản thân bạn sẽ thấy ngày càng nhiều cái cảm giác “ngoài tầm kiểm soát”. Nhưng nếu bạn vạch được bản đồ cho chính bạn, cho mọi việc thì chúng sẽ nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Một khi đã có hướng đi, bạn hoàn toàn có thể có được hay tiếp cận được những bước đi hợp lý để hoàn thành kế hoạch đó. Tương lai của bạn không phải là một giấc mơ. Bạn phải định hướng xem bạn sẽ đi đến đâu và làm gì? Và lập kế hoạch cho cuộc đời có nghĩa là bạn đã suy nghĩ một cách thấu đáo để tìm ra phương pháp thực hiện điều đó.
Dĩ nhiên, không ai có thể dự đoán được tương lai của chính mình nếu mất đi nghị lực và niềm tin trong cuộc sống. Bên cạnh những kế hoạch đã dự định sẵn, điều quan trọng là bạn biết lường trước được rủi ro và sự tính cách khắc phục để vượt qua nó. Vì thế kế hoạch đặt ra vẫn có thể được xem xét lại để hoàn thiện hơn hoặc thay đổi khi cần thiết.
Kế hoạch kinh doanh cá nhân
Cách lập kế hoạch tháng giúp bạn chiến thắng
Cách lập kế hoạch phát triển bản thân hoàn hảo nhất
Kế hoạch cho tương lai luôn thành công, vượt trội
Cách rèn luyện bản thân ích lợi, hiệu quả
(ST)