Cách lập Mẫu Biên bản thu hồi hóa đơn theo Thông tư 39

Cách lập Mẫu Biên bản thu hồi hóa đơn theo Thông tư 39

Theo Khoản 2, Điều 20, Thông tư số 39/2013/ TT-BTC của Bộ Tài Chính thì: “Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai.”

Để kế toán doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục này đơn giản hơn, trong bài viết dưới đây, công ty kế toán thuế TinLaw xin được chia sẽ cách lập Mẫu Biên bản thu hồi hóa đơn theo Thông tư 39. Cùng theo dõi nhé!

Mẫu Biên bản thu hồi hóa đơn theo Thông tư 39

Bên dưới là Biên bản thu hồi hóa đơn được ban hành kèm theo TT 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính:

Mẫu Biên bản thu hồi hóa đơn theo Thông tư 39
Mẫu Biên bản thu hồi hóa đơn theo Thông tư 39

Hướng dẫn viết Biên bản thu hồi

Căn cứ theo quy định của Thông tư số 39/2014/ TT-BTC, biên bản thu hồi sẽ phải lập với các trường hợp sau:

  • Trường hợp hoá đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa hay cung ứng dịch vụ thì phát hiện sai sót.
  • Trường hợp hoá đơn đã lập và giao cho người mua song người bán và người mua chưa kê khai thuế thì phát hiện sai sót.

Trên biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện rõ những nội dung sau:

  • Loại hóa đơn:

Loại hoá đơn

Mẫu số

1- Hoá đơn giá trị gia tăng.

01GTKT

2- Hoá đơn bán hàng.

02GTTT

3- Hóa đơn bán hàng (dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan).

07KPTQ

4- Các chứng từ được quản lý như hóa đơn gồm:

 

+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng hóa nội bộ;

03XKNB

+ Phiếu xuất kho gửi bán hàng đại lý.

04HGD

  • Ký hiệu hóa đơn: Ký hiệu hoá đơn có 06 ký tự đối với hoá đơn của các tổ chức, cá nhân tự in và đặt in và 8 ký tự đối với hoá đơn do Cục Thuế phát hành.
  • Số hóa đơn;
  • Ngày lập của hóa đơn: Ngày trên biên bản và ngày trên hóa đơn mới phải cùng ngày.
  • Lý do thu hồi: Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện rõ được lý do thu hồi do đâu, sau sót mục nào; thu hồi hóa đơn số, ngày tháng, ký hiệu…; xuất hóa đơn mới số, ngày tháng, ký hiệu,…
  • Sau khi đã lập xong biên bản thu hồi hóa đơn thì 2 bên phải ký và ghi rõ tên người đại diện pháp luật và đóng dấu các nhận vào biên bản thu hồi hóa đơn, sau đó mới xuất lại hóa đơn mới.

Lưu ý: Nếu là hóa đơn viết sai đã kê khai thì không được thu hồi mà phải lập biên bản điều chỉnh hóa đơn và xuất hóa đơn điều chỉnh.

Trên đây, TinLaw vừa cập nhật mẫu biên bản thu hồi hóa đơn mới nhất 2020 cho các doanh nghiệp. Mọi thắc mắc liên quan đến mẫu biên bản thu hồi hóa đơn hoặc đơn đề nghị sử dụng hóa đơn vui lòng liên hệ chúng tôi để sớm được giải đáp, hướng dẫn chi tiết nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *