Cách làm nước cốt dừa sao cho sánh đặc, béo ngậy và thơm lừng mùi thơm của dừa không phải ai cũng có thể làm được. Nước cốt dừa là nguyên liệu không thể thiếu trong các món chè cũng như một số món ăn mặn của ẩm thực Việt Nam. Nhờ có nước cốt dừa mà các món ăn thêm phần giá trị, thơm ngon và hấp dẫn hơn. Nếu chưa biết làm nước cốt dừa như thế nào cho ngon bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.
1. Nước cốt dừa là gì?
Nước cốt dừa còn gọi là sữa dừa, là nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực của các nước nhiệt đới gió mùa. Nguyên liệu này được làm từ phần nước cốt của cơm dừa sau khi được nạo ra và xay nhuyễn. Nước cốt dừa được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam và được dùng để chế biến nhiều món ăn khác nhau. Từ những món ăn mặn trong gia đình cho đến cả những món ăn vặt, món tráng miệng… Nước dừa như một loại nước sốt không thể thiếu tạo nên hương vị thơm ngon, béo ngậy cho món ăn. Sau đây Yeutre.vn sẽ hướng dẫn bạn cách làm nước cốt dừa thơm lừng béo ngậy ngon đúng chuẩn.
Cách làm nước cốt dừa béo ngậy, thơm ngon. Ảnh: Internet.
2. Các cách làm nước cốt dừa
2.1. Cách làm nước cốt dừa đơn giản nhất
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 2 trái dừa già hoặc 2kg cùi dừa già
- 500ml nước sôi để nguội
- 1 con dao nhọn
Cách làm nước cốt dừa từ dừa già:
Bước 1: Sơ chế dừa
Nếu muốn tiết kiệm thời gian, bạn có thể mua dừa đã được lấy cùi và sơ chế sẵn ở ngoài chợ. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tự sơ chế dừa tại nhà theo những bước sau:
- Đeo găng tay dày để tránh bị vỏ dừa khô làm tổn thương da.
- Dùng con dao hoặc đồ vật sắc nhọn đục lỗ 2 mắt dừa, đổ hết nước trong trái dừa ra.
- Lấy một con dao lớn chặt đôi trái dừa ra, sau đó đem đi hơ trên lửa hoặc bỏ vào lò vi sóng quay khoảng 10 phút. Công đoạn này giúp cho quá trình tách cùi dừa được dễ dàng hơn.
- Sau khi phơi dừa xong, bạn dùng con dao nhọn tách phần cùi dừa ra.
Nên hơ dừa trên bếp lửa hoặc cho vào lò vi sóng để dễ tách cơm. Ảnh: Internet.
Bước 2: Làm sạch cùi dừa
- Cùi dừa sau khi được tách ra khỏi vỏ vẫn còn một lớp màu nâu bám trên đó.
- Bạn cùng dao cạo hết lớp màu nâu này đi để nước cốt dừa không bị chát và có màu trắng đẹp mắt.
- Sau khi cạo sạch vỏ nâu, bạn đem cùi dừa rửa sạch với nước và để cho ráo.
Cạo vỏ nâu bên ngoài cùi dừa để nước cốt không bị lẫn màu nâu. Ảnh: Internet.
Bước 3: Cắt dừa thành sợi và pha với nước
- Dừa sau khi làm sạch bạn đem cắt nhỏ thành sợi hoặc dùng nạo để sợi dừa nhỏ hơn.
- Cùi dừa được cắt hay nạo càng nhỏ khi xay sẽ thư được nhiều nước cốt hơn. Đây cũng là cách làm cho quá trình xay nước cốt dừa tiến hành nhanh và dễ dàng hơn.
- Khi cùi dừa đã được cắt nhỏ và bào sợi, bạn cho vào máy xay sinh tố cùng 500ml nước sôi xay nhuyễn.
Cho dừa cắt nhỏ vào máy xay cùng với nước và xay nhuyễn. Ảnh: Internet.
Bước 4: Hoàn thành nước cốt dừa
- Sau khi xay dừa xong, bạn dùng rây hoặc một tấm vải sạch lọc lấy nước cốt và loại bỏ xác dừa đi.
- Nước cốt dừa sau khi được lọc bạn cho vào nồi đun sôi trên bếp.
- Khi thấy nước cốt dừa sôi bạn cho vào nửa muỗng cà phê muối, khuấy đều rồi tắt bếp.
- Đợi cho nước cốt dừa nguội, bạn cho vào hũ thủy tinh hoặc chai đậy kín nắp và cho vào tủ lạnh bảo quản dùng dần.
Lọc nước cốt dừa rồi đun sôi trên bếp sau đó bảo quản trong lọ thủy tinh. Ảnh: Internet.
Vậy là chỉ với những bước đơn giản, bạn đã hoàn tất cách làm nước cốt dừa vô cùng đơn giản và dễ thực hiện rồi.
2.2. Cách làm nước cốt dừa sánh đặc
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 2 trái dừa khô
- 600ml nước
- 1 muỗng canh bột năng
- 1/2 muỗng cà phê muối
Cách làm nước cốt dừa sánh đặc:
Bước 1: Tách cùi dừa
- Dừa khô khi mua về bạn sẽ thấy trên đầu quả dừa có 2 lỗ nhỏ, khi đó bạn dùng đũa hoặc bất cứ vật nhọn nhỏ nào để đục lỗ ra.
- Úp ngược quả dừa vào một cái cốc lớn để đổ nước dừa ra hết.
- Dùng một con dao to chặt quả dừa ra làm đôi.
- Đem dừa hơ trên bếp lửa để dễ tách cùi dừa hơn.
- Dùng một con dao nhọn tách cùi dừa ra, sau đó gọt bỏ đi vỏ màu nâu còn bám trên cùi dừa.
- Đun nóng 600ml nước với phần nước dừa được lấy ra lúc nãy.
Đổ nước trong dừa ra và tách cùi dừa. Ảnh: Internet.
Bước 2: Tiến hành làm nước cốt dừa
- Cắt cùi dừa ra thành từng miếng nhỏ, càng nhỏ càng tốt hoặc bạn cũng có thể dùng dụng cụ để nạo dừa cho nhỏ. Cách này giúp cho quá trình xay dừa được nhanh hơn và cũng giúp bạn thu được nhiều nước cốt hơn.
- Cho cùi dừa đã cắt vào máy xay sinh tố cùng nước dừa vừa đun.
- Bật máy xay xay hỗn hợp lên cho thật mịn và nhuyễn.
- Chắt phần nước cốt dừa cho vào một chiếc cốc sạch.
- Dùng rây hoặc một miếng vải sạch lọc hỗn hợp dừa vừa xay ra. Tốt nhất bạn nên dùng miếng vải để lọc sẽ làm cho các cặn dừa được lọc kĩ hơn.
Bước 3: Làm cho nước cốt dừa đặc để nấu chè
- Nước cốt dừa sau khi làm xong bạn cho vào một cái nồi để đun nóng lên.
- Cho vào nồi nước cốt dừa 1 ít muối và 1 muỗng canh bột năng.
- Khuấy đều hỗn hợp nước cốt dừa để tạo thành hỗn hợp sánh đặc rồi tắt bếp.
- Để cho nồi nước cốt dừa nguội rồi cho vào hũ thủy tinh hoặc một chiếc lọ đậy kín nắp rồi cho vào tủ lạnh dùng trong 2 – 3 tuần.
Pha một ít bột năng cho vào nồi nước cốt dừa đun sôi để tạo độ đặc sánh. Ảnh: Internet.
Như vậy chỉ với vài bước đơn giản bạn đã hoàn thành xong phần nước cốt dừa bùi thơm, sánh đặc và bép ngậy. Nước cốt dừa thơm mùi của dừa tươi khi đem ăn với chè sẽ làm cho món ăn thêm phần đẹp mắt và hấp dẫn.
3. Cách bảo quản nước cốt dừa
Nước cốt dừa sau khi làm xong nếu chưa sử dụng hết bạn nên bảo quản thật kĩ tránh để nước cốt dừa bị hư. Nếu không bảo quản kĩ, nước cốt dừa sẽ nhanh bị thiu, hư và có mùi khó chịu rất hại đến sức khỏe.
Trong nước cốt dừa có chứa hàm lượng chất béo cao nên rất nhanh bị hỏng. Do đó bạn cần bảo quản nước cốt dừa bằng cách cho vào hũ thủy tinh đậy kín nắp. Sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Với cách bảo quản này, bạn có thể để được nước cốt dừa từ 2 – 3 tuần đấy nhé.
Nên bảo quản nước cốt dừa trong hũ thủy tinh đậy kín nắp. Ảnh: Internet.
Một cách bảo quản nữa cho bạn tham khảo đó là chia nước cốt dừa vừa làm ra làm 2 phần. Một phần dùng thường xuyên để nấu các món ăn, phần còn lại để riêng ra để tránh bị ảnh hưởng tới chất lượng nước cốt.
4. Mẹo chọn dừa làm nước cốt
Để nước cốt dừa đạt độ béo nhất định, công đoạn chọn dừa rất quan trọng. Bạn nên chọn những trái dừa khô, hơi già. Cầm dừa lên thấy nặng tay, lắc dừa lên và nghe có nước là được.
Những trái dừa nặng chứng tỏ phần cái nhiều, sẽ làm ra được nhiều nước cốt và nước cốt sẽ béo ngậy hơn.
Nên chọn dừa già để thu về nhiều nước cốt hơn. Ảnh: Internet.
Không nên chọn những trái dừa non hoặc quá non. Vì nước cốt dừa được lấy chủ yếu từ phần cơm dừa. Nếu dừa quá non phần cơm dừa ít sẽ làm cho phần nước cốt dừa không lấy được nhiều và vị không còn chuẩn nữa.
Để tiết kiệm thời gian sơ chế cùi dừa, bạn cũng có thể chọn mua cùi dừa được tách sẵn thay vì mua nguyên cả trái dừa.
5. Nước cốt dừa dùng cho việc gì?
Trong ẩm thực
Nước cốt dừa là một nguyên liệu không thể thiếu trong các món chè. Nhờ có nước cốt dừa sánh đặc, các món chè trở nên thơm ngon và béo ngậy hơn đòng thời làm cho món ăn thêm đẹp mắt hơn. Thiếu nước cốt dừa cũng như thiếu một nguyên liệu chính trong chè.
Ngoài ra các loại sinh tố khi cho nước cốt dừa vào cũng rất thơm và ngon hơn bình thường. Bên cạnh đó nước cốt dừa còn được dùng trong chế biến các món ăn như kho thịt, nấu xôi…
Nước cốt dừa là nguyên liệu không thể thiếu khi nấu các món chè. Ảnh: Internet.
Trong làm đẹp
Thật bất ngờ khi nước cốt dừa còn được sử dụng như một nguyên liệu làm đẹp hiệu quả. Người ta thường hay dùng nước cốt dừa để dưỡng cho tóc được mềm mại hơn. Thêm vào đó nước cốt dừa còn giúp làm mềm da, dưỡng ẩm cho môi vào những ngày trời hanh khô nữa đấy.
Bên cạnh đó nước cốt dừa còn giúp lấy đi các bụi bẩn bám sâu trong lỗ chân lông. Từ đó giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cho da thông thoáng hơn. Hơn thế nữa, nước cốt dừa còn có khả năng chống nắng rất tốt, giúp làm giảm cháy nắng trên da hiệu quả.
Điều đặc biệt hơn là nước cốt dừa có khả năng cân bằng độ pH trên da, giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, chống lão hóa và khắc phục một số bệnh về da.
Nước cốt dừa còn có tác dụng làm đẹp da hiệu quả. Ảnh: Internet.
Nước cốt dừa là một gia vị không thể thiếu trong một số món ăn của Việt Nam. Nước cốt màu trắng đục, sánh đặc thoang thoảng hương dừa cùng vị béo ngậy sẽ làm cho món ăn thêm ngon và đủ vị hơn. Bên cạnh đó nước cốt dừa sánh mịn màu trắng sữa sẽ làm cho món ăn thêm đẹp mắt. Cách làm nước cốt dừa vô cùng đơn giản phải không nào? Hãy tự tay làm nước cốt dừa tại nhà để không phải mất công đi mua ngoài hàng, lại đảm bảo an toàn vệ sinh. Chúc các bạn thành công!
Ngọc Phạm tổng hợp