Cách làm nước chấm phở cuốn sao cho đậm đà chính là bí quyết tạo nên sức “quyến rũ” làm nên đặc trưng của món ăn đặc sản Hà thành này. Nước chấm phở cuốn truyền thống thường dùng là nước mắm tỏi ớt, hoặc mắm nêm,…tùy theo khẩu vị mỗi người, mỗi nhà, và không ngừng được biến thể. Hôm nay, webnauan.vn sẽ hướng dẫn bạn cách pha nước chấm bơ đậu phộng kiểu Thái để ăn kèm với món đặc sản Việt, cùng khám phá xem sự kết hợp ẩm thực này độc đáo thế nào nhé.
1. Các công thức làm nước chấm gỏi cuốn vị mặn
1.1. Cách làm nước mắm chấm phở cuốn thịt bò chuẩn vị Hà Nội
1.1.1. Nguyên liệu
Cách làm nước mắm chấm phở cuốn nói chung cũng giống như nước chấm ăn kèm bún thịt nướng, hoặc bún chả Hà Nội. Để thực hiện công thức nước mắm tỏi ớt đơn giản nhất tại nhà, bạn cần các nguyên liệu sau:
- Tỏi bóc vỏ: 1 củ
- Ớt tươi: 2 trái (điều chỉnh theo khẩu vị)
- Nước cốt chanh: 1 trái, bỏ hột
- Nước mắm loại ngon: nửa chén
- Giấm ăn (nếu có giấm táo sẽ ngon và thơm hơn): nửa chén nhỏ
- Đường trắng: 2/3 chén nhỏ
- Nước ấm (đun sôi, để bớt nóng): 2 chén
Lưu ý: Bạn có thể thêm ít cà rốt, su hào thái lát hòa nước chấm phở cuốn để món ăn ngon hơn nhé.
1.1.2. Cách làm nước mắm chấm phở cuốn bò
- Đầu tiên, bạn cho tỏi và ớt vào cối, giã cho nhuyễn.
- Trong một cái chén sạch, cho đường và nước ấm vào, khuấy tan.
- Từ từ đổ nước mắm vào chén nước đường, đồng thời, quấy đều tay.
- Thêm nước chanh, giấm vào một cái chén khác, khuấy đều và điều chỉnh độ chua vừa miệng.
- Đổ hỗn hợp giấm – chanh vào tô nước mắm, khuấy nhẹ, nêm nếm lại cho vừa ăn.
- Cuối cùng, thêm tỏi, ớt bằm nhuyễn vào là hòa nước chấm phở cuốn ngon đúng vị Hà Nội.
1.1.3. Tỷ lệ chuẩn nguyên liệu làm nước mắm chua ngọt chấm phở cuốn đúng cách
Tiêu chuẩn để đong nguyên liệu phe nước mắm chua ngọt ngon là: cứ 2 phần nước, dùng 2 phần nước mắm tương ứng, 1 phần đường, 1 phần nước cốt chanh. Tuy nhiên, tùy theo khẩu vị, bạn có thể điều chỉnh lại tỷ lệ này để hòa nước chấm phở cuốn có hương vị thơm ngon, đúng ý mình nhất nhé.
1.2. Hướng dẫn cách làm nước mắm dứa cay nồng chấm ăn phở cuốn
1.2.1. Nguyên liệu
- 1 muỗng canh đường
- 5 muỗng canh nước ấm
- 3 muỗng canh nước mắm loại ngon
- 3 tép tỏi băm
- 2 trái ớt băm (tùy chọn)
- 50 gram dứa (thơm) cắt nhuyễn
1.2.2. Cách làm nước mắm cay chấm phở cuốn từ dứa
- Hòa tan đường với nước ấm trong một cái chén sạch.
- Đổ nước mắm vào chén nước, khuấy đều.
- Thêm tỏi, ớt băm cùng với dứa xắt nhuyễn vào quấy chung với nước mắm là hoàn tất.
2. Những cách làm nước chấm phở cuốn chay ngon tại nhà
2.1. Cách làm nước sốt bơ đậu phộng, tương hột chấm phở cuốn chay
2.1.1. Nguyên liệu
- Tương hột làm từ đậu nành: 300 gram
- Nước lọc: 50 ml
- Bơ đậu phộng ngon: 2 muỗng canh
- Đường: 2 muỗng canh
- 1 thìa cà phê giấm gạo
- Tỏi, ớt bằm (tùy chọn)
- Hành tím bằm: 1 củ
- Lạc rang giã nhỏ: một ít
- Dầu thực vật
2.1.2. Hướng dẫn cách làm sốt tương hột, bơ đậu phộng làm nước chấm phở cuốn
- Lấy máy xay sinh tố ra, cho nước lọc cùng với tương hột vào, xay tốc độ cao cho nhuyễn.
- Bắc nồi nhỏ lên bếp, đổ dầu ăn vào và bật bếp đun cho nóng.
- Cho hành tím băm, với tỏi băm vào nồi, đảo đều, phi thơm.
- Đổ tương hột vừa xay vào nồi, hạ lửa nhỏ.
- Tiếp đến, cho bơ đậu phộng với đường vào chung, khuấy đều cho nguyên liệu hòa tan ra.
- Nấu đến khi sốt tương hột đặc và sệt lại thì cho giấm vào khuấy cùng.
- Nêm nếm gia vị nước chấm vừa ăn thì tắt bếp, múc ra chén.
- Thêm ớt xắt, lạc rang đã giã lên trên và chấm kèm phở cuốn.
2.2. Cách làm nước tương bơ đậu phộng chấm phở cuốn chay, mặn đều ngon
2.2.1. Nguyên liệu
- 50 ml nước tương
- 50 gram bơ đậu phộng loại ngon
- Ít ớt tươi xắt nhỏ
2.2.2. Cách làm sốt nước tương bơ đậu phộng chấm phở cuốn
- Cắt cuống ớt, rồi dùng dao rạch đôi trái ớt theo chiều dọc, tách bỏ hột ớt để bớt cay.
- Bắc nồi nhỏ sạch lên bếp, nấu lửa liu riu.
- Nồi nóng, cho bơ đậu phộng vào với nước tương, quấy đều cho hòa quyện.
- Nấu cho hỗn hợp nước sốt sánh mịn, vừa miệng thì tắt bếp.
- Múc nước chấm phở cuốn ra chén, xắt ớt lên trên là hoàn tất.
2.3. Cách làm nước sốt bơ đậu phộng gừng chấm phở cuốn kiểu Thái
2.3.1. Nguyên liệu
Điểm đặc biệt của nước chấm Thái này là có độ axit cao, nhưng cực kì cân bằng giữa vị mặn, ngọt, cay nồng, dày mịn. Nước sốt dùng vị cay của gừng tạo nên điểm nhấn vô cùng đặc biệt, ăn kèm phở cuốn lại phù hợp đến lạ. Chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu dưới đây là bạn có thể dễ dàng thực hiện nước sốt bơ đậu phộng gừng này:
- 1/4 cốc bơ đậu phộng tự nhiên
- 2 muỗng canh dầu mè
- 2 muỗng canh nước tương đậu nành
- 1 muỗng canh giấm gạo
- 2 thìa cà phê gừng gọt vỏ, nghiền nhuyễn
- 1 – 2 tép tỏi băm nhỏ
- 1 thìa cà phê siro hương vị yêu thích (để tạo độ ngọt cho nước chấm)
- Nước cốt nửa quả chanh tươi
- Ít ớt bột
- 2 muỗng canh nước (điều chỉnh nếu cần)
2.3.2. Hướng dẫn cách làm nước chấm phở cuốn chay từ bơ đậu phộng, gừng
- Trong một cái chén nhỏ, cho toàn bộ nguyên liệu vào khuấy đều, trừ nước.
- Dùng máy đánh trứng cầm tay, hoặc đổ hỗn hợp vào máy sinh tố đánh cho hòa quyện và sánh mịn.
- Từ từ thêm nước vào nước sốt, khuấy đều, đến khi đạt độ thống nhất mong muốn thì ngưng.
- Ngoài việc là một nước chấm phở cuốn, bạn có thể dùng tương bơ đậu phộng gừng này quết ăn với bánh mì. Đây cũng là một cách làm nước sốt trộn salad mới lạ và cực kì ngon đấy nhé.
3. Bí quyết pha nước chấm phở cuốn ngon tại nhà
- Mặc dù cần đảm bảo dùng đúng tỷ lệ nguyên liệu pha nước chấm phở cuốn để có hương vị ngon nhất, nhưng đây chỉ là tỷ lệ tương đối. Tùy khẩu vị, bạn vẫn có thể điều chỉnh lại liều lượng các thành phần. Miễn sao, món nước chấm cuối cùng vẫn hài hòa độ mặn, ngọt để tăng hương vị cho món cuốn là được.
- Nếu muốn pha nước mắm chấm phở cuốn sệt hơn, bạn dùng ít nước lọc nhé. Ngoài ra, bạn có thể học thêm nhiều cách làm nước mắm chua ngọt để khám phá hương vị phù hợp với mình nhé.
- Ngoài nước mắm, và các công thức nước chấm ăn phở cuốn đã giới thiệu trên đây, bạn còn có thể dùng mắm nêm nếu thích. Cùng tham khảo cách pha mắm nêm ăn bánh tráng để tự làm nước sốt ngon của mình nhé.
4. Cách bảo quản nước chấm phở cuốn tự làm để được lâu tại nhà
Hầu hết các loại nước chấm phở cuốn được hướng dẫn trên đây đều có thể được lưu trữ trong hộp kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh lên đến 1 tuần. Để hâm nóng nước sốt, bạn có thể cho chén nước chấm vào lò vi sóng. Hoặc, đổ nước sốt vào nồi và nấu cho sôi nhẹ lại là có thể dùng được. Riêng với nước tương bơ đậu phộng, bạn có thể lưu trữ trong tủ đông đến 2 tháng. Một ngày trước khi sử dụng, bạn cho chén tương xuống ngăn mát để rã đông dần là được.
Không như gỏi cuốn, cách làm phở cuốn của người Hà Nội thường chỉ dùng nước mắm để chấm ăn kèm. Về cơ bản, công thức gỏi cuốn cũng không khác món phở cuốn là mấy. Thế nên, nếu bạn muốn thử nghiệm thêm nhiều cách làm nước chấm phở cuốn mới lạ, hãy tham khảo cách làm nước chấm gỏi cuốn đầy sáng tạo nhé.
Thùy Trâm tổng hợp