Tết là khoảng thời gian dành cho sự sum họp với gia đình, những cuộc gặp gỡ hàn huyên. Và mứt là một phần không thể thiếu trong dĩa bánh ngọt ngày Tết. Có rất nhiều loại mứt như mứt dừa, mứt bí, mứt dâu… Tuy nhiên hôm nay, Xixa sẽ chia sẻ đến các bạn cách làm mứt tắc nguyên quả thơm ngon chuẩn vị cho ngày Tết. Kết hợp vị ngọt ngọt chua chua hòa quyện với nhau tạo nên một hương vị khá lạ miệng.
Công dụng bất ngờ của mứt tắc
Tắc là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng gồm vitaminA, vitaminC, vitamin B1, vitamin B2… Chính vì vậy mà tắc nói chung và mứt tắc nói riêng được xem là bài thuốc hữu hiệu trong việc giải độc do rượu, thuốc lá.
Ngoài ra, theo Đông y, tắc còn cho tác dụng thanh nhiệt, tiêu thực, trừ đờm. Do đó, rất tốt cho hệ tiêu hóa, cùng hệ hô hấp. Bởi thế, mứt tắc là món ăn rất có lợi dành cho những ai bị ho, và đau họng…
Bí quyết để chọn những trái tắc tươi ngon
- Tắc chính là nguyên liệu chính trong suốt quá trình làm mứt tắc. Nên để có thể chọn mua được những trái tắc ngon. Thì đầu tiên bạn nên chọn các cửa hàng bán trái cây uy tín. Vì khi làm mứt tắc, bạn sử dụng cả trái tắc để làm kể cả vỏ, nên cần chọn mua cẩn thận.
- Khi lựa tắc, bạn chọn những trái căng tròn, mộng nước, và trái to đều nhau. Nếu bạn muốn làm mứt tắc xanh thì hãy chọn quả có vỏ màu xanh đậm từ một bên và nhạt dần về bên còn lại. Còn nếu muốn làm tắc vàng thì chọn những trái có màu vàng cam đều khắp trái.
- Lưu ý không nên chọn trái tắc có dính chất lạ hay có những vết đốm trắng.
- Không nên chọn các trái có da quá sần sùi, khi làm mứt sẽ không ngon và không đẹp mắt.
- Bạn cần nên chọn những trái tắc đã chín và già. Vì khi này, độ chua, độ giòn của tắc mới ngon. Còn mua phải tắc non khi làm mứt thì sẽ bị chát hoặc đắng.
- Nên chọn những quả tắc còn cuống, có lá càng tốt.
Chuẩn bị nguyên liệu để làm mứt tắc
Trước khi đến với những bước hướng dẫn làm mứt tắc, mời bạn chuẩn bị các loại sau đây:
- Tắc: 500 gr
- Gừng cắt sợi: 1 nhánh
- Mè trắng rang: 1 ít
- Đường: 250 gr
- Muối: 1 ít
Cách làm mứt tắc nguyên quả chuẩn vị
Bước 1: Sơ chế tắc
Tắc mua về bạn rửa qua nước muối pha loãng, sau đó rửa thật sạch vài lần với nước, vì tắc sử dụng nguyên vỏ. Nên bạn cần chú ý trong khâu làm sạch. Để yên tâm hơn, bạn nên dùng máy làm sạch thực phẩm. Vì việc chỉ rửa bằng nước thông thường hay ngâm nước muối nếu không thực hiện đúng cách, kỹ càng sẽ không loại bỏ được sán, trứng giun, vi khuẩn cùng hóa chất độc hại.
Bạn cắt bỏ cành, rồi cắt làm 8 đường đối xứng quanh quả tắc như tạo hình cánh hoa. Bạn ấn dẹt 2 đầu quả tắc để cho ra nước và hạt. Cắt 8 cạnh đối xứng sẽ giúp bạn vắt sạch nước tắc và hạt dễ dàng tạo hình cho mứt tắc thêm đẹp hơn. Bạn giữ lại 2 muỗng canh nước cốt tắc dùng khi ướp tắc nhé!
Bước 2: Ngâm và trụng tắc
Bạn đổ vào tô 500ml nước và cho vào 1 muỗng canh muối hòa tan hỗn hợp. Tiếp đến, bạn cho vỏ tắc vào ngâm trong vòng 2 tiếng. Bạn rửa sạch vỏ tắc lại với nước, rồi dùng tay vắt thêm lần nữa cho vỏ tắc thật ráo nước.
Tiếp đến, bạn đun sôi 1 nồi nước, rồi cho vỏ tắc vào trụng khoảng 2 phút. Bạn vớt vỏ tắc ra thả vào tô nước lạnh giúp vỏ tắc không bị mềm. Rửa sạch vỏ tắc thêm một lần nữa với nước và vắt nhẹ cho vỏ tắc khô nước rồi bạn để ráo.
Bước 3: Ướp tắc
Bạn cho 250ml đường vào tô, cho thêm 2 muỗng canh nước cốt tắc đã vắt (ở bước 1), 1 muỗng cà phê muối bạn trộn đều hỗn hợp.
Bạn đổ vỏ tắc vào tô hỗn hợp đường, rồi cho vào thêm 1 nhánh gừng cắt sợi. Cuối cùng, đem hỗn hợp tắc đường đi phơi nắng khoảng 1 tiếng cho đường tan hoàn toàn.
Lưu ý:
- Bạn muốn ăn mứt chua hơn thì hãy thêm nước cốt tắc nhé!
- Để mứt tắc đẹp không bị đứt hay rách cánh, khi cho hỗn hợp đường vào bạn không cần phải trộn đều, mà để đường tự tan dần.
Bước 4: Sên tắc
Cho hỗn hợp tắc đường vào trong chảo, và sên ở lửa nhỏ, bạn không cần đảo nhiều, khi nước đường sôi thì dùng đũa lật mặt còn lại của tắc lại là được. Khi thấy phần nước đường đã gần khô, bạn hãy vớt tắc ra đĩa. Rồi tiếp tục sên phần nước đường trong chảo thêm 5 phút cho nước đường sệt lại, màu ngả vàng là được.
Bạn tiếp tục đổ tắc vào đảo nhẹ tay lại một lần nữa cho tắc thấm nước đường rồi tắt bếp. Tiếp đến, bạn lấy mứt tắc ra và xếp đều trên đĩa, cho thêm ít mè trắng rang cho mứt tắc thêm đẹp hơn. Cuối cùng bạn mang đĩa mứt tắc ra và phơi khô dưới nắng (khoảng 2 ngày mứt sẽ khô). Hay cho vào ngăn mát tủ lạnh (mứt sẽ khô sau 1 ngày). Khi mứt tắc khô bạn chỉ cần cho vào bịch cột kín hay cho vào hủ có nắp đậy kín để ăn dần.
Bước 5: Mứt tắc hoàn tất
Mứt tắc có màu vàng óng, tạo hình cánh hoa đẹp bắt mắt. Mứt có vị ngọt thanh. Kết hợp phần chua chua của tắc, hòa quyện với mùi thơm của gừng, đây sẽ là món mứt cực kỳ hấp dẫn khách vào ngày Tết nhé!
Mẹo nhỏ trong quá trình làm mứt tắc
Mứt tắc làm ra có thể bị đắng, quá chua hay không thấm đều các gia vị. Để khắc phục các lỗi này, bạn hãy lưu ý những điều sau.
- Bạn nên chọn các quả già, có kích thước to đều và màu vàng đậm hấp dẫn. Tránh những quả hỏng, bị dập hay quả xanh.
- Không nên khứa quá sâu hay quá nông. Khứa quá sâu sẽ có thể làm quả bị nát khi sên.
- Khi lấy nước ép, bạn không nên ép kiệt trước vì khi sên quất sẽ dễ bị khô. Bạn có thể sử dụng tăm để lấy hết hạt nhỏ bên trong quả dễ dàng hơn.
- Sau khi đã sấy tắc, bạn có thể cho mứt đã nguội vào lọ thủy tinh. Rồi bảo quản vào trong ngăn mát của tủ lạnh. Cách làm mứt tắc tốt nhất là nên sấy trong máy sấy thực phẩm. Nếu không có máy, bạn có thể xếp lên giá rồi đem phơi 2 nắng là được.
Kết luận
Hi vọng rằng, thông qua cách làm mứt tắc nguyên quả thơm ngon, mà không hề đắng của Xixa chia sẻ trên đây. Đã phần nào giúp bạn có thể làm ra món mứt ngọt thanh, chuẩn vị. Tết này, thay vì mua những loại mứt được chế biến sẵn. Bạn hãy thử trổ tài vào bếp và làm thử món mứt này cho bạn bè, người thân cùng thưởng thức nhé!