Cách làm mứt dừa đơn giản thơm ngon hấp dẫn tại nhà cực dễ

Vào mỗi dịp tết đến, mứt dừa được xem là một trong những món ăn chơi truyền thống không thể thiếu trong mâm bánh kẹo để đãi khách. Tính đến hiện nay thì món ăn ý nghĩa này đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ với nhiều cách chế biến lạ mắt và ngon hơn hương vị của ngày xưa rất nhiều. Để giúp bạn có thể tự làm được món mứt ngày tết siêu đơn giản và có thể ăn chơi mọi lúc trong năm thì những công thức cách làm mứt dừa non sau đây sẽ là gợi ý thú vị đấy nhé!

Hương vị của ngày tết xưa đối với bạn đó là trong món ăn nào? Đối với riêng 2momart thì đó là các món mứt truyền thống béo bụi và đậm vị tình thương của gia đình, cho nên vào ngày tết chúng ta học cách làm mứt dừa tại nhà để mang đến một món mức đón xuân dịu dàng này.

Những món mứt thơm dẻo thường chỉ được bày ra bàn để đãi khách trong dịp lễ tết lớn vì mỗi một món sẽ hàm chứa những ý nghĩa độc đáo về lời chúc phúc của gia chủ dành cho khách hàng đến chơi nhà.

Trong vô số các loại mứt thì mứt dừa là món dễ thực hiện nhất vì không tốn kém quá nhiều thời gian thực hiện và nguyên liệu có thể tận dụng từ trái dừa nước được dùng để làm thịt kho hột vịt.

Dẫu thế hiện nay các món ăn vui này vẫn có thể được thực hiện mọi lúc trong năm nếu bạn thấy thèm đấy nhé!
 

Các loại mứt thường mới khách vào ngày tết

Mâm bánh mứt được bày vào ngày tết
 

1

Mứt dừa là một loại mứt được ưa chuộng trong những ngày thời tiết se se lạnh như tết.

Loại mứt này được ưa thích bởi vị thơm của dừa hòa quyện cùng vị ngọt của đường khi được tẩm ướp. Mứt dừa là những món ăn góp phần làm cho hương vị ngày tết thêm đậm đà hơn.

Trước khi bắt đầu bước thực hiện làm mứt dừa tại nhà thì bạn cũng nên tìm hiểu hiểu đôi nét về nét đẹp truyền thống của dân tộc ta trong việc làm mứt ăn chơi tại nhà nhé.
 

Mứt là một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Dù trải qua bao nhiêu năm, vị ngọt thơm của mứt Tết vẫn luôn in đậm trong tâm thức của mỗi người Việt như là một món quà tinh túy từ ông bà xưa để lại.

Vậy mứt là gì? Mứt là một món ăn ngọt được chế biến từ các loại trái cây và một số loại củ nấu với đường đến độ khô từ 65% – 70%.

Nguyên liệu đường trong mứt rất cần thiết và cần đạt nồng độ khoảng 55% – 60%. Đường không chỉ đóng vai trò làm ngọt mà còn có tác dụng bảo quản và tăng độ đông cho mứt.

Các loại trái cây, củ được dùng để làm mứt rất đa dạng và phong phú từ dâu tây, dừa, khoai lang, táo đến hạt sen, mỗi loại mứt sẽ có một màu sắc và hương vị đặc trưng tùy theo nguyên liệu dùng để chế biến thành.

Mứt quả có thể được chế biến ở nhiều dạng, có thể phân thành các dạng: mứt đông, mứt nhuyễn, mứt miếng đông, mứt rim, mứt khô.

Trong những năm trước đây, cứ mỗi dịp Tết về, người người nhà nhà lại quây quần cùng nhau, riu riu lửa hồng, tự tay nấu đường làm mứt, để chuẩn bị cho những ngày đầu năm, mọi người mời nhau những vị ngọt mà chính bản thân gửi gắm vào đó thay cho lời chúc tốt lành nhất.

Ngày nay, việc chuẩn bị mứt tết đã tiện lợi hơn đáp ứng cho cuộc sống ngày một hối hả. Mọi người không còn tự mình chuẩn bị mứt tết nữa thay vào đó là mua chúng ở ngoài chợ.

Một khay mứt Tết truyền thống luôn có hình tròn, chia làm 8 ô với đầy đủ các loại mứt như mứt gừng, mứt dừa, mứt bí, mứt lạc, mứt quất, mứt sen,… tương ứng với vị chua, cay, ngọt, bùi như chính hương vị của cuộc sống cũng như thể hiện sự hòa quyện của bốn mùa trong năm.
 

Mứt dừa là món ăn truyền thống của tết Việt Nam

Ý nghĩa của mứt dừa trong ngày tết nguyên đán
 

Nếu trong mâm bánh kẹo của bạn thiếu một số loại mứt để đãi khác thì điều đó hoàn toàn không sao, miễn là đừng thiếu mứt dừa bạn nhé.

Mứt dừa có hương vị béo bùi, ngọt nhẹ và vô cùng dễ ăn nên thích hợp để mời cho mọi độ tuổi khách đến thăm nhà vào ngày đầu năm.

Mứt dừa dễ làm, lại thơm và dễ ăn nên thường được các bà, các mẹ lựa chọn để tự tay thực hiện. Mứt được làm từ cơm dừa bào mỏng cùng đường cát trắng, thành phẩm có vị ngọt thơm tự nhiên, vị ngậy béo đặc trưng của cùi dừa.

Tùy theo sở thích mà khi chế biến, mứt dừa được thêm màu sắc bắt mắt cũng từ những nguyên liệu thiên nhiên như lá dứa, cà rốt, nước nghệ…

Công đoạn tuy giản đơn nhưng để làm ra món mứt ngon cũng là bao thời gian, tâm huyết, tình cảm của người phụ nữ trong gia đình.

Mỗi độ xuân về, gia đình quây quần hàn huyên bên tách trà nóng, cùng nhâm nhi những sợi mứt dừa dai dai, vui miệng, nhiều màu sắc, tất cả đã tạo nên không khí đoàn viên.

Mứt dừa không những thơm ngon, ngọt bùi mà còn mang ý nghĩa quây quần, sum vầy, hạnh phúc cho cả gia đình và bạn bè trong năm mới.
 

2

Sau khi tìm hiểu những thông tin thú vị về món ăn truyền thống ngày tết này, bạn đã có đủ cảm hứng để cùng 2momart thực hiện chúng chưa nào?!

Nếu như món mứt dừa ngày xưa được thực hiện bởi một công thức đơn giản thì hiện nay đã có nhiều biến tấu trong cách chế biến để làm nên món mứt dừa khô siêu ngon.

Để giúp bạn có thể dễ dàng lựa chọn cách làm mứt dừa ngon tại nhà đơn giản thì 2momart sẽ chia chúng thành hai phương cách chính: Đó là cách làm mứt dừa truyền thống và cách làm hiện đại.
 

Đối với cách làm truyền thống bạn có thể tham khảo công thức của người lớn trong gia đình để thực hiện dễ dàng và phù hợp với khẩu vị của gia đình hơn.

Cách làm truyền thống không cần nhiều công sức, chủ yếu là việc cân đo đong đếm độ ngọt và màu sắc của miếng dừa sao cho phù hợp với nhu cầu của bạn.

Có lẽ đây là cách làm mứt dừa nhanh nhất và dễ thành công trong lần đầu tiên thực hiện. Mứt dừa này cũng có vẻ phổ biến và được nhiều người ưa chuộng.
 

✏ Các nguyên liệu làm mứt dừa: 

1kg cùi dừa bánh tẻ.

500gr đường kính trắng và ống vani.

Nếu bạn thích ăn ngọt hơn nữa thì có thể dùng 600gr đường. Tuy nhiên bạn không được cho ít hơn 500gr đường. Vì nếu lượng đường ít thì sẽ không kết tinh, bám được vào cùi dừa. Tóm lại là bạn luôn phải giữ tỷ lệ khối lượng dừa: đường là 2:1.
 

➥ Lưu ý: Không nên chọn cùi dừa quá non vì sẽ khó bào mỏng, sên bị lâu. Nếu cùi dừa quá già thì mứt dễ cứng và khô, lúc đảo sẽ dễ gãy. Tốt nhất là bạn chọn loại dừa bánh tẻ, không non quá hay già quá.

Cách làm mứt dừa truyền thống siêu đơn giản

Làm mứt dừa truyền thống đơn giản
 

➥ Cách làm mứt dừa trắng và ngon

Bước 1: Làm sạch cùi dừa

Đầu tiên, bạn cạo sạch phần vỏ nâu bên ngoài cùi dừa. Sau đó bạn dùng dao cắt cùi dừa thành những miếng dài vừa ăn. Bạn nên dùng dao bào để bào sợi thì sợi mứt sẽ đều và có độ mỏng tốt hơn.

Kế tiếp, bạn rửa các sợi dừa nhiều lần bằng nước lạnh. Bạn nên rửa đến khi nào phần nước rửa trong veo, sợi dừa hết nhờn, trơn. Bước này sẽ giúp dầu dừa bị rửa trôi hết. Lúc sên mứt sẽ dễ bắt đường và mứt thành phẩm bảo quản được lâu, không bị chảy nước.

Bạn sẽ đun một nồi nước sôi để chần qua dừa trong từ 1-2 phút. Bạn vớt dừa ra và để các sợi dừa khô ráo tự nhiên. Bạn không nên dùng khăn thấm nước vì sẽ dễ khiến sợi dừa bị gãy vụn.
 

Bước 2: Ướp dừa với đường

Bạn sẽ đổ đường vào dừa theo đúng tỉ lệ dừa: đường = 2:1. Bạn cũng có thể cho nhiều đường hơn để đường dễ kết tinh.

Khi sên xong mứt thì rũ bớt đường rồi bảo quản, mứt cũng không bị quá ngọt. Tuy nhiên khi cho quá nhiều đường vào dừa thì mứt ra lò sẽ bị khô, giảm độ béo, ngậy.

Nên ngâm dừa vào đường trong nồi hoặc chảo sâu lòng. Đường sử dụng làm mứt nên là đường kính trắng. Các loại đường khác có thể gây khó kết tinh hoặc làm mất màu trắng đặc trưng của mứt.

Bạn ướp đường thì nên đảo nhẹ tay để đường vừa ngấm đều nhưng không làm gãy sợi dừa. Nếu bạn dùng nồi để ướp thì nên cầm hai tai nồi và xóc đều.

Bạn cần ngâm cùi dừa với đường trong khoảng từ 1-3 tiếng để đảm bảo cho đường tan hết. Thỉnh thoảng, bạn hãy kiểm tra nồi dừa, đảo nhẹ/xóc để đường tan và ngấm đều.
 

Bước 3: Sên mứt dừa

Bạn sẽ chọn chảo đáy dày và rộng để dễ đảo mứt. Bạn đổ hỗn hợp dừa ngâm đường vào chảo và rim trong lửa nhỏ để mứt chín đều.

Trong thời gian đợi nước đường ngấm vào dừa, bạn chớ nên khuấy, đảo dễ làm gãy sợi dừa. Nếu có điều kiện thì bạn nên sên mứt dừa bằng bếp than, mứt sẽ ngon hơn và đẹp hơn.

Khi quan sát thấy đường bắt đầu sệt lại thì bạn dần hạ nhỏ lửa. Khi đường trong chảo bắt đầu sánh đặc lại, có bong bóng nhỏ sủi lên thì bạn tiến hành đảo.

Bạn hãy đảo thật nhẹ và đều tay mỗi 2-3 phút một lần. Bạn đừng nên đảo kiểu xới tung lên nhé. Bạn chỉ nên một tay nắm chảo, một tay dùng đũa đảo sâu theo vòng tròn quanh thành chảo. Đảo thế này mứt không bị nát và đường sẽ ngấm được vào dừa nhiều hơn.

Bạn kiểm tra độ sánh của đường bằng cách chập hai đầu đũa, nhúng vào chỗ nhiều đường. Nếu bạn tách hai đầu đũa ra và thấy đường kéo thành sợi chỉ thì bạn sẽ tắt bếp sau 1-2 phút nữa.

Bạn thấy giữa hai đầu đũa càng có nhiều sợi đường nghĩa là đường kết tinh càng tốt. Sau khi tắt bếp, bạn vẫn đảo vòng tròn. Bạn có thể dùng đũa gỗ, tách các sợi mứt ra rồi đảo tiếp. Đến khi thấy đường kết tinh, bám trắng đều trên từng sợi mứt, mứt khô cứng thì bạn dừng tay.
 

Bước 4: Hong khô mứt và đóng gói

Bạn đổ mứt ra khay to hoặc mâm inox rồi hong gió trước quạt để mứt khô hoàn toàn. Nếu muốn tăng thời gian bảo quản mứt, bạn có thể đem mâm mứt phơi nắng trên cao.

Phơi trên cao để tránh bụi bay vào gây sạn cho món mứt. Khâu hong khô mứt vô cùng quan trọng đấy nhé. Nếu bạn không hong khô thì không để lâu được đâu. Mứt sẽ dễ bị chảy nước.

Khi mứt đã khô thì bạn có thể đem bảo quản trong lọ hay túi nilon. Ở đáy lọ hay đáy túi, bạn nên trải một lớp đường giúp hút ẩm, bảo quản mứt được lâu.
 

Để hòa vào không khí nhộn nhịp ngày Tết, mứt dừa đã không còn giữa nguyên màu trắng như trước kia mà được tẩm thêm nhiều màu sắc sặc sỡ.

Làm mứt dừa nhiều màu cũng giống với cách làm mứt dừa trắng nhưng sẽ khá tốn thời gian thêm cho bước ướp màu thực phẩm cho các lát dừa.
 

Cách làm mứt dừa non nhiều màu

Cách làm mứt dừa nhiều màu thơm ngon
 

✏ Nguyên liệu làm mứt dừa màu:

1kg cùi dừa và 500gr đường.

Nếu bạn làm nhiều hơn hay ít hơn thì cứ đảm bảo đúng tỷ lệ dừa:đường là 2:1 là ổn.

Màu xanh: lá dứa hoặc bạn cũng có thể dùng bột trà xanh.

Màu đỏ: gấc hoặc củ dền.

Màu vàng: chanh dây hoặc nghệ. Ngoài Bắc còn có hạt dành dành tạo màu vàng rất tươi.

Màu cam: cà rốt hoặc nước cam, bột bí đỏ.

Màu tím: bạn có thể dùng lá cẩm, bắp cải tím hoặc nước dâu tằm. Hoa đậu biếc cũng cho sắc xanh tím bắt mắt.

Màu hồng: dâu tây hoặc thanh long ruột đỏ.

Màu nâu: cà phê hoặc bột cacao.
 

➥ Cách làm màu mứt dừa tự nhiên

Đối với củ dền, nghệ, bắp cải tím, cà rốt, dâu tây, dâu tằm thì bạn xay, vắt nước cốt.

Lá dứa bạn cũng xay, lọc lấy nước cốt.

Với cam, chanh dây thì bạn vắt, lọc lấy nước.

Cà phê thì bạn pha, lọc phin. Các loại bột thì bạn hòa tan với nước.

Đối với gấc, bạn sẽ lấy ruột, hòa tan vào nước, lọc lấy nước màu.

Riêng lá cẩm và phải đun để sắc lấy nước màu.
 

Loại mứt dừa được làm từ sữa đặc sẽ có vị béo nhưng ngọt thanh thành ra ít ngán. Mứt dừa non với sữa đặc có thể được coi là ngon nhất trong các loại mứt dừa. Cách làm cụ thể ra sao các bạn cùng theo dõi dưới đây nhé!
 

✏ Nguyên vật liệu làm mứt dừa sữa đặc

1 kg cùi dừa non. Bạn chọn dừa non có độ mềm vừa phải, mềm quá thì bị nhũn, mứt không thành hình được.

500gr-600gr đường kính trắng. Bạn có thể cho nhiều đường hơn nhưng tuyệt đối không được ít hơn.

50gr sữa đặc

Ống vani để tăng hương vị cho mứt dừa

1 quả chanh
 

Làm mứt dừa từ sữa đặc thơm ngon

Cách làm mứt dừa non với sữa đặc béo ngậy
 

➥ Cách làm mứt dừa với sữa đặc

Bước 1: Làm sạch cùi dừa

Bạn gọt sạch phần vỏ nâu bên ngoài cùi dừa. Sau đó bạn ngâm cùi dừa vào chậu nước có vắt nửa quả chanh để giữa màu dừa trắng. Sau khi bạn vớt ra hãy thái những miếng dày khoảng 1cm. Khi bạn sên mứt sẽ teo bớt lại nên bạn tránh thái quá mỏng.

Thái xong dừa thì bạn đem hết chỗ cùi dừa đi rửa. Bạn nên rửa đi rửa lại cho đến khi nước rửa trong để loại hết dầu dừa. Thường là bạn sẽ phải rửa qua từ 8-10 lần.
 

Bước 2: Ướp dừa với đường

Bạn ướp dừa trong nồi hoặc chảo theo đúng tỷ lện dừa: đường là 2:1. Khi ướp bạn cần tránh đảo trộn mạnh tay làm đứt các sợi dừa. Bạn ướp hỗn hộp dừa, đường trong khoảng từ 4-5 tiếng để dừa ngấm đường.

Ở bước này, bạn cũng có thể ướp thêm các chất tạo màu như mứt dừa thường. Tuy nhiên với lượng dừa và đường thế này, bạn chỉ nên ướp khoảng 100ml chất tạo màu thôi. Ướp nhiều hơn thì đường sẽ không đảm bảo được độ kết tinh.
 

Bước 3: Sên mứt dừa

Bạn nên dùng chảo chống dính hoặc chảo nhôm đế rộng, dày để sên. Sên mứt bằng chảo đế dày sẽ giúp mứt dừa được áo lớp đường bông hơn. Bạn rim dừa đến khi thấy phần nước đường sôi lăn tăn thì vặn nhỏ lửa. Bạn hòa 50gr-100gr sữa đặc với chút nước và đổ vào chảo mứt. Nếu cho sữa vào sớm quá thì mứt sẽ bị vàng.

Bạn đảo đều tay cứ 5 phút/lần để các sợi dừa ngấm đều đường và sữa. Khi bắt đầu thấy đũa đảo nặng tay, bạn tiếp tục cho nhỏ lửa và đảo thật đều. Bạn đảo đều nhưng đừng mạnh tay quá sẽ làm gãy sợi dừa.

Khi thấy đường bắt đầu bông lên thì bạn tắt bếp, bắc chảo/nồi xuống. Bạn cho vào nồi mứt ống vani rồi đảo cho đến khi tất cả đường kết tinh bám đều dừa. Khi đường trong chảo bông hết hoàn toàn thì bạn đổ dừa ra khay.
 

Bước 4: Hong khô và đóng gói

Bạn để khay mứt trước quạt để hong khô. Vì mứt dừa non sợi dày hơn mứt dừa thường nên bạn hãy đeo bao tay đảo trộn khi hong. Bạn vun sốc liên tục tới khi mứt khô hẳn. Sau đó bạn có thể đem phơi nắng hoặc hong quạt 2-3 tiếng nữa để giữ mứt lâu hơn .
 

Mứt dừa hoa cúc thực chất cũng là mứt dừa thường nhưng có hình dạng hoa cúc, bắt mắt hơn.
 

✏ Nguyên liệu làm mứt dừa:

1kg cùi dừa bánh tẻ và 500gr đường kính trắng.

Bạn cũng sẽ cho thêm vani để tạo mùi thơm cho mứt dừa.

Bạn có thể cho thêm chất tạo màu để mứt thêm phần vui mắt.
 

➥ Cách làm mứt dừa hoa cúc

Các bước chế biến mứt dừa hoa cúc giống hệt mứt dừa thường. Làm mứt dừa hoa cúc chỉ khác ở khâu cắt dừa và sên dừa.

Cụ thể bạn sẽ cắt dừa thành từng miếng hình chữ nhật, chiều dài bằng 2.5 đốt ngón tay. Bạn sẽ cắt những miếng dừa này theo chiều dài thành những miếng mỏng. Các miếng dừa này không được đứt rời ra, còn cách phần gốc 3mm.

Mỗi miếng dừa to, bạn sẽ tỉa được khoảng 12-15 cánh dừa. Kế đó bạn cũng rửa trôi sạch dầu dừa và chần qua nước sôi, để ráo cùi dừa.

Bạn ngâm đường và màu cho phần cùi dừa theo đúng tỷ lệ làm mứt dừa thông thường. Bạn chú ý nhẹ tay để không làm đứt mất tạo hình các cánh dừa. Bạn cũng ngâm trong khoảng 3 tiếng.

Bạn sên mứt giống mứt dừa sợi. Khi đường bắt đầu kết tinh, các sợi dừa tách rời nhau thì bạn tắt bếp, bắc nồi xuống. Bạn sẽ đeo găng tay nilon và đảo mứt, giũ các miếng mứt cho đến khi khô. Trong khi mứt vẫn còn ấm, bạn sẽ uốn các cánh dừa vào trong để tạo hình cánh hoa cúc.

Khi khi tạo hình, bạn bày lên khay và hong quạt hoặc phơi nắng. Mứt sẽ khô hẳn sau từ 1 đến 2 tiếng. Lúc này bạn có thể đựng vào túi hay hộp để dùng dần.
 

Cách làm mứt dừa hoa cúc

Các cách làm mứt dừa hình hoa cúc
 

Bạn vẫn áp dụng công thức 2 phần cùi dừa bánh tẻ và 1 phần đường kính trắng. Vani cùng các chất tạo màu sẽ được thêm vào để tăng hương vị.
 

✏ Nguyên liệu làm mứt dừa viên:

900gr dừa bánh tẻ

1 thìa bột trà xanh (làm màu xanh)

1 thìa bột gạo men đỏ làm màu đỏ hoặc thanh long đỏ, củ cải đỏ (làm màu đỏ)

50ml sữa tươi

500gr đường
 

➥ Cách làm mứt dừa viên ngũ sắc

Bước 1: Dừa mua về đem gọt sạch phần vỏ nâu sau đó thái dừa thành viên hình vuông nhỏ đều nhau. Rửa sạch vài lần với nước ấm đến khi nước không còn đục nữa mới thôi.

Bước 2: Bạn đổ nước vào nồi đun sôi thì cho dừa vào chần sơ qua khoảng 1-2 phút thì vớt ra để cho dừa nguội.

Bước 3: Chia dừa làm 3 phần đều nhau, mỗi phần 300gr. Tiếp theo bạn cho bột trà xanh, bột men gạo đỏ ra 2 bát rồi chế khoảng 100ml nước sôi vào mỗi bát sau đó khuấy đều, để cho nước lắng xuống.

Bước 4: Chia đều 500gr đường vào mỗi bát dừa sau đó đổ nước trà xanh vào 1 bát dừa, đổ nước men gạo đỏ vào bát thứ 2, cuối cùng cho sữa tươi vào bát còn lại và khuấy đều, ướp dừa khoảng 2 tiếng là có thể mang đi sên mứt.

Bước 5: Sên mứt, trước tiên bạn sên màu trắng trước. Đổ bát dừa màu trắng vào nồi và bật bếp sên lửa vừa, đảo đều tay tới khi đường bắt đầu keo lại thì để lửa nhỏ nhất, tiếp tục đảo tới khi đường kết tinh bám trên mứt là tắt bếp, đảo thêm 1 lát nữa cho mứt khô ráo hẳn mới thôi, như vậy mứt mới không bị chảy nước.

Bước 6: Bạn tiếp tục sên tiếp màu xanh và màu đỏ tương tự như bước làm trên.
 

Cách làm mứt dừa non cũng tương tự như cách làm mứt dừa với sữa đặc, chỉ khác ở chỗ là nguyên liệu làm mứt. Thay vì dùng dừa bánh tẻ, bạn dùng dừa non, khi sơ chế, thái hơi dày (cỡ bằng đầu to của đũa ăn cơm). 

Trong cách làm mứt dừa ngon, bạn hãy chọn những trái dừa có phần cơm dày một chút, để mứt ngon hơn.
 

Cách làm mứt dừa non không bị chảy nước

Cách làm mứt dừa non dẻo ngon
 

✏ Nguyên liệu làm mứt dừa

Cùi dừa non: 1kg

Đường: 500g

Sữa Ông Thọ 1/2 lon hoặc sữa tươi 1 bịch 220ml

Bột trà xanh: 2 thìa cà phê

Cà phê hòa tan: 1 gói.
 

➥ Cách làm mứt dừa non nguyên miếng

Sau khi tách cùi dừa, bạn dùng dao hai lưỡi bào sạch phần vỏ màu nâu. Sau khi dừa đã bào vỏ, rửa sạch, để ráo, thái thành miếng cỡ đầu to của cây đũa hoặc dùng khuôn có các hình thù đẹp mắt (hình ngôi nhà, ngôi sao, cây thông, hoa…) để tạo hình cho miếng dừa.

Bạn rửa phần dừa đã bào nhiều lần cho đến khi nước trong. Rải dừa ra rổ lớn cho nhanh ráo nước.

Bạn nên sên mứt dừa thuần vị trước vì sau khi sên, bạn có thể tận dụng chảo để sên mứt dừa cà phê. Cách này giúp tiết kiệm tối đa lượng đường phải bỏ đi và không phải cọ rửa chảo.

Đặt chảo dừa non lên bếp, sên với lửa vừa phải. Khi nồi mứt sôi, nhớ canh chừng và đảo đều tay để không bị cháy.

Khi quan sát thấy dung dịch đường sữa hơi sệt lại, bạn hạ nhỏ lửa và đảo nhẹ tay liên tục để mứt không bị cháy. Bạn tiếp tục đảo như vậy cho đến khi đường kết tinh màu trắng bám đều vào sợi dừa, đảo thấy nhẹ tay, mứt khô, tắt bếp, đổ mứt ra khay cho mau nguội.
 

➥ Lưu ý: Mứt dừa non (mứt dừa dẻo) thường thái miếng hơi dày nên bạn phải sên cho đến khi mứt thật sự khô để tránh hiện tượng mứt bị chảy nước sau vài ngày.

 

3

Do mứt dừa thường chỉ làm một lần trong năm và ăn từ từ cho đến khi hết nên việc bảo quản chúng đúng cách thật sự rất quan trọng.

Ngoài việc hướng dẫn làm mứt dừa thì 2momart không quên chia sẻ đến bạn các bảo quản mứt dừa sao cho dùng được lâu hơn.
 

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mứt dừa non chảy nước, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

Nguyên nhân đầu tiên là do lửa: Nếu lúc đầu bạn để lửa quá to, thì đường bị cháy thành kẹo, không kết tinh được. Nguyên tắc khi làm mứt dừa đó là lửa phải vừa, nhỏ và nhỏ nhất.

Tiếp theo là do đường: Lượng đường không đủ mứt dừa sẽ không kết tinh, khi làm mứt chị em cần đong đếm tỉ lệ chuẩn xác, cứ 1kg dừa là 500g đường cát trắng.

Thời gian ướp đường: Thời gian ướp đường hợp lý nhất là 3 tiếng hoặc ướp đến khi đường tan hết, khi sên đường mới kết tinh.

Để tránh tình trạng mứt dừa non bị chảy nước sau một đến hai hôm. Vì vậy, sau khi sên xong, bạn tải mứt ra khay, hong khô trước quạt, không nên nóng vội cất vào tủ ngay, mứt dừa bị chảy nước, sẽ mất đi hương vị vốn có ban đầu.

Bảo quản mứt dừa trong túi nilon hoặc lọ thủy tinh. Trước khi cho mứt vào lọ thủy tinh bạn nên cho vào một chút đường để hút ẩm, bảo quản được lâu hơn, để mứt trong tủ lạnh, bạn có thể sử dụng được 3-4 tuần.
 

Cách làm và bảo quản mứt dừa

Cách bảo quản mứt dừa tự làm được lâu
 

Khi dừa đã ra thành phẩm, bạn hãy đổ mứt dừa ra rổ có lỗ nhỏ để loại bỏ đường và hong khô mứt hoàn toàn để mứt không chảy nước và mất vị ngon.
 

➥ Cách bảo quản mứt dừa tự làm được lâu

Phơi dừa dưới nhiệt độ cao: Bạn có thể rải mứt đều trên mâm, bóp mứt nhẹ một vài lần rồi cho vào lò sấy ở nhiệt độ 100°C cho mứt dừa khô hẳn. Bạn cũng có thể phơi khô mứt dưới nắng to từ 1 – 2 tiếng hoặc lâu hơn để mứt săn lại và lên màu đẹp.

Bảo quản mứt trong lọ thủy tinh: Bạn nên bảo quản mứt dừa trong lọ thủy tinh kín khí, khô ráo và cho vào trong đó 1 lớp đường mỏng. Lớp đường sẽ có chức năng hút ẩm cho mứt giúp bảo quản mứt lâu hơn.

Không trộn các loại mứt dừa: Bạn lưu ý không để trộn lẫn các loại mứt dừa với nhau để giữ được hương vị gốc của món ăn.
 

Nếu mứt xuất hiện dấu hiệu chảy nước, bạn đừng vội bỏ mứt đi mà hãy cho vào chảo đảo kỹ lại và phơi khô rồi tiếp tục dùng món mứt thơm ngon này.
 

4

Loại mứt này làm thỏa mãn khẩu vị của người dùng bởi vị ngon ngọt thơm ngậy đặc trưng. Nhưng cũng chính vì thế, rất nhiều người lại lo sợ sẽ bị tăng cân nhanh khi ăn món đồ ngọt này.

Một số công dụng điển hình sau mà 2momart chia sẻ đến bạn sẽ làm thay đổi cách nhìn nhận của bạn về món ăn chơi truyền thống này đấy nhé.

Chữa bỏng, mụn nhọt: Khi mứt làm từ dừa được kết hợp với trà xanh hay các thực phẩm giải nhiệt, thanh mát khác như sẽ mang lại tác dụng giải độc, làm mát trong giúp cơ thể phòng trừ hiệu quả các vấn đề về mụn nhọt.

Mứt dừa chữa táo bón: Táo bón là điều khủng khiếp nhất mà ai cũng phải gờm khi canh giữ cái WC hàng giờ vẫn không giải quyết được. Với thành phần chất xơ cao Mứt dừa có tác dụng nhuận tràng sẽ giải quyết hiệu quả vấn đề này.

Chữa trị viêm loét dạ dày: Với vị ngọt bùi, bổ béo, tính bình, dừa có chứa nhiều enzym, ăn có lợi cho tiêu hóa. Mứt dừa có tác dụng vô cùng hiệu quả trong việc chữa trị viêm loét dạ dày, ruột.

Người thừa cân, béo phì: Trong mứt dừa chừa nhiều chất béo và đường nên người thừa cân, béo phì tuyệt đối không nên ăn. Nếu ăn mứt dừa sẽ gây hại cho sức khỏe, không kiểm soát được cân nặng, sinh ra nhiều bệnh nguy hiểm.

Người bị cao huyết áp: Dừa được xếp vào loại thực phẩm giàu chất béo, đây là loại chất béo thực vật có hàm lượng axit béo no cao và khi vào cơ thể, sự chuyển hoá của chất béo này sẽ gây hại cho tim mạch, không tốt cho người bị mỡ máu và huyết áp cao.
 

Mứt dừa chứa nhiều dinh dưỡng cho cơ thể

Dinh dưỡng có trong món mứt dừa
 

Nếu bài viết này giúp bạn có thể làm nên những sợi mứt dừa thơm ngon và dinh dưỡng thì đừng quên đánh giá hữu ích nhé!

Ngoài bài viết hướng dẫn cách làm mứt dừa ngon ngày tết ra thì bạn còn có thể tham khảo thêm một số món ăn ngon khác đang được chia sẻ tại 2momart.vn.

Nhanh tay theo dõi và đọc những bài viết hữu ích chỉ có tại 2momart dành tặng cho bạn ngay thôi nào!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *