Cách làm dầu dừa ép lạnh, có khác gì so với dầu dừa nóng truyền thống ?
Thay bằng làm dầu dừa theo cách truyền thống, bạn có thể học làm dầu dừa bằng phương pháp ép lạnh hiện đại, đơn giản theo hướng dẫn dưới đây.
Cách làm dầu dừa ép lạnh cực kỳ đơn giản, bạn có thể tự làm dầu dừa ở nhà bằng phương pháp ép lạnh mà không cần phải ra ngoài tiệm. Phương pháp ép lạnh là cách tách dầu dừa không qua tác động cuả nhiệt vì vậy dầu dừa sẽ có màu trắng trong tinh khiết và có giá trị dinh dưỡng hơn.
Cách làm dầu dừa ép lạnh sẽ là nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn bởi công dụng của dầu dừa ép lạnh đối với da và tóc là không thể phủ nhận. Ai trong số chúng ta cũng biết công dụng của dầu dừa mang lại. Hiệu quả bất ngờ trong việc dưỡng da, môi, tóc, chăm sóc sắc đẹp toàn diện cho chị em. Nào giờ thì bạn hãy cầm giấy bút lên và ghi lại công thức ngay sau đây để có được cách làm đẹp da hiệu quả nhất nhé.
Xem thêm : Dầu dừa ép lạnh là gì
Cách làm dầu dừa ép lạnh tại nhà như thế nào ?
Cách làm dầu dừa nguyên chất theo phương pháp nóng cũng rất dễ làm và thu được dầu dừa nguyên chất handmade 100%. Tuy nhiên, nếu bạn muốn học hỏi thêm một cách làm dầu dừa nguyên chất khác cũng rất dễ thực hiện, đó là cách làm dầu dừa theo phương pháp ép lạnh. Cùng học cách làm dầu dừa lạnh theo hướng dẫn dưới đây nhé!
Nguyên liệu làm dầu dừa
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau cho cách làm dầu dừa lạnh:
– Dừa già
– Rây lưới
– Khăn vải
– Thau nhỏ
– Máy xay sinh tố
– Hũ thủy tinh
– Bát tô
– Dụng cụ nạo dừa
– Vợt lọc dừa
– Nước sôi đang nóng
Cách làm dầu dừa đơn giản theo các bước
1.Dừa khô bạn mua về bổ nửa ra, lấy hết nước, để cơm dừa bên trong khô lại, càng khô càng tốt nha. Dùng dụng cụ nạo dừa như nắp chai nước ngọt hay muỗng để nạo dừa ra. Tiếp đó dùng dao thái mỏng cơm dừa đã nạo, càng mỏng càng tốt nhé!
2.Dừa sau khi thái bạn cho vào máy xay, nếu hơi khô thì cho vào 1 xí nước (thật ít thôi nha), xay dừa thật nhuyễn rồi vớt ra tô. Bạn dùng miếng vải mỏng bỏ vào một ít cơm dừa đã xay nhuyễn, dùng vợt lọc dừa kết hợp với tay vắt thật mạnh để nước cốt dừa chảy ra. Tiếp tục thực hiện đến khi hết cơm dừa thì thôi.
3.Đổ nước cốt dừa vào lọ thuỷ tinh khô ráo, đậy nắp kín và để đó (trong môi trường bình thường) trong 24 giờ. Sau 24h trên bề mặt nước cốt dừa sẽ hiện một lớp màu trắng đục. Bỏ hũ thuỷ tinh vào tủ lạnh tầm 2-3 giờ rồi lấy ra. Dùng muỗng hớt nhẹ phần đông lại màu trắng đục ở phía trên.
Thế là ta đã có ngay hũ dầu dừa handmade chất lượng rồi đấy nhé!
Cách làm dầu dừa nguyên chất bằng phương pháp ép lạnh thật đơn giản và dễ làm phải không? Với cách làm tinh dầu dừa này thì bạn nào cũng có thể tự tay làm cho mình những lọ dầu dừa thật sự nguyên chất và đảm bảo chất lượng. Làm đẹp từ sản phẩm dầu dừa handmade do chính mình làm ra chất lượng vô cùng
Với dầu dừa nguyên chất thu được từ cách làm dầu dừa lạnh bạn có thể sử dụng bình thường cho việc làm đẹp và tác dụng của dầu dừa không thay đổi so với phương pháp làm dầu dừa bằng cách nấu thủ công.
Xem thêm : Dầu dừa ép lạnh có tác dụng gì ?
Lưu ý khi làm dầu dừa theo phương pháp ép lạnh
– Làm dầu dừa theo phương pháp ép lạnh khá đơn giản, không mất nhiều thời gian để đun hay vệ sinh dụng cụ làm tuy nhiên dầu dừa theo phương pháp này thường không có màu vàng và mùi thơm bằng phương pháp truyền thống.
– Ngoài ra thời gian bảo quản dầu dừa theo phương pháp ép lạnh cũng ngắn hơn phương pháp truyền thống. Bạn cần phải bảo quản dầu dừa cẩn thận hơn.
Dầu dừa ép lạnh khác gì so với dầu dừa ép nóng truyền thống
Qua tìm hiểu trên mạng internet, chúng tôi được biết rằng các công ty dầu dừa khuyến cáo rằng việc sản xuất dầu dừa theo phương pháp thủ công (dùng nhiệt) sẽ khiến dầu dừa bị mất đi rất nhiều chất, do đó trở thành loại dầu “thứ phẩm” so với dầu dừa ép lạnh.
Bản thân chúng tôi cũng băn khoăn điều này vì họ nói cũng có lý của họ, họ chỉ ra rằng dầu oliu được sản xuất từ công nghệ ép nguội đã cho ra những ưu điểm vượt trội, nên việc chiết xuất dầu dừa từ công nghệ ép lạnh sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn. Nhưng điều đó hoàn toàn sai, cơ bản dầu dừa không giống với dầu oliu.
Dầu dừa ép nóng có bị ảnh hưởng không?
Chắc chắn là có. Dầu dừa chứa khoáng 10% acid không no, và không ít các acid này ở dạng tự do. Ở nhiệt độ thường và ấm, những acid béo này bị oxid hoá do xúc tác của enzym lipoxygenase (có sẵn trong dầu). Ở nhiệt độ cao (điểm bốc khói của dầu dừa là 177 độ C) acid béo cũng bị oxýt hoá. Việc oxýt hoá này tạo thành các peroxide, các chất gốc aldehyde, ceton,..làm dầu có mùi lạ và tuổi thọ của dầu giảm.
Các nhà sản xuất dầu công nghiệp rất ngán acid béo tự do, và họ kiểm soát chúng ngay từ giai đoạn nguyên liệu, trong suốt quá trình sản xuất, cho đến thành phẩm cuối cùng.
Nếu làm dầu dừa ở nhà, cần lưu ý điều chỉnh lửa nhỏ (dưới 120 độ C) để hạn chế việc oxýt hoá này.