Cách làm chả lụa truyền thống ngọt dai, thơm phức, không hàn the

Cách làm giò lụa truyền thống từ lâu đã được rất nhiều người tìm học để có thể làm để phục vụ cho bữa cơm gia đình của mình hay thậm chí học làm giò lụa để bán, hiện nay có rất nhiều những nơi dạy làm giò lụa tại những cơ sở uy tín trên toàn quốc, nhưng để học được hết tất cả bí quyết làm chả lụa ngon của họ thì không hề đơn giản tí nào.

Bạn bỏ tiền ra học hay học từ người quen nhưng cũng chỉ là học được những kiến thức cơ bản, bởi trong quá trình làm muốn chả ngon thì đòi hỏi rất nhiều yếu tố khác như kinh nghiệm, độ nhanh nhạy trong việc xử lý những tình huống thịt khô hỏng trong quá trình xay chả. Công thức làm chả lụa phải tự bạn đúc kết kinh nghiệm trong quá trình làm thì mới tốt lên, hay phải trải qua quá trình sai sót thì mới có thể làm tốt hơn được.

Cách làm chả lụa truyền thống không chỉ là món ngon mỗi ngày, mà còn là món ăn đãi khách mỗi dịp Tết đến. Dạo một vòng thị trường giò chả ngày xuân, bạn rất dễ bị choáng ngợp trước hàng loạt sản phẩm công nghiệp nên khó mà xác định nên mua quầy nào là chất lượng.

Không cần đi đâu xa xôi, đến với alittleitalian chúng tôi sẽ cập nhật những công thức chả lụa mang khẩu vị hợp cả 3 miền giúp bạn có cơ hội phát huy tài nghệ nấu nướng trong chính gian bếp ngay thôi!

1. Đôi nét về món chả lụa trong tâm thức của người dân Việt

Cách làm chả lụa ngon đậm chất hồn Việt hội đủ 3 yếu tố tươi, truyền thống và an toàn. Không sợ huênh hoang và khiêm tốn khi nhận định rằng món chả lụa từ thịt heo là một trong những kỹ thuật chế biến “vi diệu” của ẩm thực Việt Nam. Dường như việc chế biến nên cân giò lụa là món ngon ngày Tết độc đáo chỉ ta mới có. Chỉ người Việt Nam ta mới nghĩ, làm ra. alittleitalian  sẽ đưa bạn khám phá rõ hơn những nét tinh hoa ẩn chứa trong món chả lụa sau đây.

1.1. Đặc tính tươi – vốn quý ấn tượng của món chả lụa

Cách làm chả lụa ngon mắt từ trong ra ngoài đều phải đạt đến độ tươi nhất định. Nghĩa là thịt heo phải thật tươi, tươi đến mức cơ thịt còn đang động đậy. Thịt heo không tươi thì khó lòng có được giò dai, thậm chí còn hoài công quết giã. Giò muốn thơm thì bắt buộc phải gói bằng lá chuối tươi.

Lá chuối cũng được chọn không kém kỹ càng, lá nõn lần trong, lá bánh tẻ lần giữa, lá già lần ngoài. Thiếu đi chất tươi từ lớp lá gói, giò lụa cũng bớt hương thơm, cũng mất hẳn lớp áo lụa xanh mịn màng bao quanh khi luộc chín.

1.2. Cách làm chả lụa truyền thống lấy tự nhiên làm sang trọng

Chả lụa thì lấy sự tự nhiên làm sang trọng. Không cần chế biến thêm nhiều, chả lụa cũng là món ngon mỗi ngày ăn với cơm gạo tám thơm, dưa hành là cách thưởng thức giản dị của người sành điệu. Chính sự bình dị, tự nhiên đôi lúc khiến giò lụa lại tăng thêm phần hấp dẫn.

Đáng tiếc là khi đòn chả lụa tươi từ nhà ra phố, trở thành món kinh doanh thì nhiều người vì lợi nhuận lại cho thêm ít nhiều phụ gia. Chẳng hạn như cách làm chả lụa bỏ hàn the để giò dai, không bở nát, dùng chất bảo quản để giò chả giữ được lâu… Khi tính tươi mất đi thì vị tự nhiên cũng không còn, khiến nhiều món giò lụa trông ngon lành nhưng lại “hỏng”.

1.3. Sự hiện hữu của món chả lụa mang phong vị truyền thống

Vị ngon từ món ăn có hàn the, phụ gia, hóa chất vốn không thể tự nhiên, hay như thiếu đi hương thơm từ lá chuối tươi thì chỉ còn là đòn giò lụa “giả truyền thống” mà thôi. Thế nên, để hưởng ứng một cái Tết an toàn, chẳng gì tốt hơn là chính bạn tự tay gói chả. Như vậy, dù cuộc sống có hiện đại đến mấy, thì thứ tuyệt phẩm từ thời ông bà này vẫn giữ vẹn nguyên mùi vị đặc sắc của nó.

2. Công thức chuẩn làm giò lụa truyền thống bằng tay từ thịt heo

Để làm chả lụa ngon tại nhà, đòi hỏi bạn phải tốn khá nhiều thời gian mới có thể hoàn thiện đúng hương vị như mong đợi. Tuy nhiên, không hẳn phức tạp, bởi hầu như các công đoạn đều tương đối dễ dàng. Nếu bạn đã “trót yêu” nấu nướng, thì xá gì tiếc công đầu tư thì giờ tạo nên một đòn chả chuẩn vị truyền thống đúng không nào?

2.1. Yêu cầu về nguyên liệu

Cách làm chả lụa cơ bản cần bạn chọn mua những nguyên liệu gì mới thật là đủ đầy? Ngoài thịt heo thì gia vị và lá gói cũng đóng vai trò khá quan trọng góp phần giúp bạn trổ tài bếp núc thành công.

2.1.1. Nguyên liệu làm giò lụa

Giò sống có thể chuẩn bị theo hai cách. Một là bạn mua trực tiếp giò xay sẵn từ ngoài hàng. Tuy nhiên, cách làm chả lụa này thường không được khuyến khích bởi bạn sẽ khó kiểm soát lượng nguyên liệu mà người ta xay.

Cách làm chả lụa thứ hai là bạn mua thịt heo tươi về xay giò. Phần thịt ngon nhất để xay là thịt mông và mỡ vai. Bạn xay theo tỉ lệ 8,5 phần nạc, 1,5 phần mỡ vai là được. Nếu bạn thích ăn giò mỡ hơn, bạn có thể pha thêm mỡ nhưng không nên xay toàn bộ là thịt nạc. Vì như vậy giò sẽ rất khô, không bện và không ngon.

2.1.2. Phần nguyên liệu phụ

  • Bột để pha chung với giò gồm hai loại. Thứ nhất, bạn chuẩn bị cỡ 30 gram bột năng hoặc bột bắp nếu có sẵn. Loại thứ hai là bột nở. Với bột nở,bạn chỉ nên chuẩn bị cỡ 15 gram là đủ (khoảng 1 muỗng cà phê)
  • Nước đá được sử dụng trong lúc xay giò sống. Nước đá cần thật lạnh để đảm bảo phần giò xay ra được mịn, hồng và quện. Bạn chuẩn bị 50 ml nước đá.
  • Gia vị để xay và ướp giò cũng là phần không thể thiếu. Các loại gia vị bạn cần chuẩn bị bao gồm mắm, bột nêm, đường, tiêu.
  • Chuẩn bị sẵn các mảng lá chuối lớn, xanh, không rách và được làm sạch. Cách làm chả lụa dùng các nguyên liệu này để gói đòn chả.

2.2. Cách làm giò lụa thịt heo truyền thống

2.2.1. Sơ chế thịt sống

  • Làm sạch thịt heo để loại bỏ các cặn bẩn hoặc tạp chất trong quá trình sơ chế. Thái thịt và mỡ thành các miếng nhỏ cho dễ xay. Tiếp đó, bỏ thịt vào máy xay và xay nhỏ.
  • Cho phần thịt đã xay vào ngăn đá từ 45 – 60 phút. Hết thời gian đó, bạn lấy thịt ra và giã mịn, nhuyễn cùng với bột nở, bột bắp. Cho vào 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê nước mắm, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt tiêu.
  • Sau khi đã giã nhuyễn phần thịt trên cùng với các nguyên liệu, bạn bỏ thịt vào máy xay và xay lại một lần nữa để đảm bảo thịt mịn hẳn. Với lần xay này, cứ mỗi lần bấm máy xay (khoảng 20 giây bấm lại và tắt đi 1 lần) thì bạn cho 1-2 muỗng cà phê nước đá vào. Làm liên tục như vậy cho đến khi hết nước.

2.2.2. Cách gói chả lụa truyền thống

  • Cách gói giò lụa cũng dễ làm, gồm nhiều bước cơ bản tương tự như cách gói bánh tét vậy. Lá chuối bạn rửa sạch cả hai mặt sau đó nhúng qua nước sôi rồi nhấc ra ngay cho lá mềm và bớt xanh gắt.
  • Đặt miếng gói thực phẩm chuyên dụng ở dưới cùng. Tiếp đến, bạn trải ba mảng lá chuối đều vừa khít miếng gói. Sau đó, bạn cho phần giò sống vào mặt xanh của lá và gói lại theo khối lượng giò mà bạn muốn. Cố định cây giò bằng lạt hoặc dây gói thực phẩm.
  • Để giò sống không bị dính vào tay hay bết vào lá, bạn có thể xoa tay và mặt lá với một chút dầu ăn. Lưu ý là không xoa quá nhiều để tránh làm ảnh hưởng tới mùi vị của món.

2.2.3. Luộc chả lụa làm từ thịt heo

  • Cách làm chả lụa thông thường sẽ được làm chín bằng cách luộc trực tiếp. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, bạn có thể chọn cách hấp chả để giữ các vi chất dinh dưỡng không bị tan trong nước.
  • Để luộc chả, bạn bắc một nồi nước với lượng nước đủ để ngập chả và đun sôi.
  • Sau khi nước sôi, thả đòn chả vào luộc và luộc sôi liên tục trong 45–50 phút.
  • Khi chín, vớt ra và treo đòn chả lên để ráo nước.

3. Giới thiệu 2 cách làm chả lụa tại nhà

Tiếp theo, alittleitalian  sẽ hướng dẫn bạn 2 biến tấu chả lụa khác “đổi gió” dành cho bạn. Đó chính là món chả lụa làm từ thịt bò và chả lụa hoa ngũ sắc lạ lẫm. Đảm bảo vừa cắn một mẩu, cả nhà bạn sẽ “mê như điếu đổ”.

3.1. Công thức làm chả lụa bò ngon khó cưỡng

Cách làm chả lụa bằng thịt bò khác với thịt heo ở chỗ bề mặt có độ màu sẫm hơn. Mùi thơm đặc trưng, vị dịu ngọt quyến rũ không kém phiên bản truyền thống. Thông điệp ẩn sau món chả lụa bò là mang đến ý nghĩa trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà.

3.1.1. Nguyên liệu chính

  • 700 gram thịt bò
  • 7 muỗng canh nước lọc
  • 5 muỗng canh dầu ăn
  • 1 muỗng canh tiêu sọ
  • 3 muỗng canh nước mắm ngon
  • 2 muỗng canh đường
  • 3 muỗng bột ngô
  • Rau thì là và hành tươi băm nhỏ
  • 1 muỗng canh hạt nêm

3.1.2.Cách làm chả lụa thịt heo

3.1.2.1. Sơ chế

  • Rửa sạch thịt bò, thái miếng rồi cho vào máy xay nhuyễn. Sau đó, cho vào hộp hoặc túi đựng thức ăn rồi cất vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 1-2 tiếng. Hoặc để cho tới khi miếng thịt bắt đầu đông lại thành đá.
  • Trong lúc chờ thịt đông, cho hạt tiêu vào chảo rang ở lửa vừa nhỏ cho tới khi tiêu thơm là được. Bạn đừng rang lửa lớn kẻo tiêu cháy mà mất thơm. Sau đó có thể dùng chày cối giã vỡ hạt tiêu hoặc không thì dùng chai thủy tinh lăn ấn mạnh hạt tiêu để cho hạt tiêu vỡ là được.
  • Khi thịt bò đã đủ lạnh, bật sẵn lò nướng ở nhiệt độ khoảng 177 độ C. Pha nước mắm, nước lọc, dầu ăn, đường, bột ngô, hạt nêm, bột nổi vào một cái khay hoặc bát lớn. Cắt miếng thịt dã hơi đông đá thành miếng nhỏ cho vào trộn cùng các nguyên liệu.
  • Chia phần thịt trộn thành 2 phần và xay khoảng 1 phút cho tới khi thịt nhuyễn như giò sống. Cho 2 phần thịt đã xay nhuyễn vào xay chung cùng nhau một lần nữa cho đều.Trộn đều thì là, hành tươi thái nhỏ và tiêu đã được đập dập vào phần giò đã xay xong.

3.1.2.2. Chế biến chả lụa bò

  • Nhanh chóng cho toàn bộ phần giò sống đã trộn đầy đủ gia vị vào khay nướng. Dùng khay nướng tròn và quết 1 lớp dầu lên bề mặt để khi nướng có được lớp phía trên vàng đẹp. Nướng khoảng 30-40 phút hoặc cho tới khi chả chín và có bề mặt vàng đẹp là được.
  • Thỉnh thoảng, khoảng 10 phút kiểm tra nếu chả phồng to quá thì dùng dao nhọn xiên qua để hơi được thoát ra ngoài. Như thế, chả sẽ không bị nở nứt bề mặt. Lấy ra khỏi lò, để nguội chừng 15 phút rồi lấy giấy bạc bọc khay chả lại và để nguội hẳn. Làm như vậy chả sẽ không bị khô.
  • Khi ăn, dùng kèm với nước chấm theo công thức: 3 muỗng nước tương đậm đặc, 1 muỗng tương ớt, 1 muỗng nước cốt chanh, 1 muỗng tiêu xanh giã sơ,1 muỗng gừng non xay nhuyễn.

3.2. Tuyệt chiêu cách làm chả lụa hoa ngũ sắc

Bằng một chút sáng tạo trong việc kết hợp thêm nguyên liệu rau củ, tin chắc món giò chả ngũ sắc này sẽ biến mâm cỗ ngày Tết của bạn phong phú hơn.

3.2.1. Các nguyên liệu cần dùng

3.2.1.1. Phần giò sống

  • 500 gram thịt heo băm
  • 2 muỗng cà phê nước mắm
  • 1 muỗng canh bột khoai tây
  • 100 ml dầu ăn
  • 1 muỗng cà phê đường trắng
  • 1/2 muỗng cà phê bột nở

3.2.1.2. Phần nhân

Cách làm chả lụa ngũ sắc đẹp mắt cần nguyên liệu nhân như sau:

  • 70 gram tai heo
  • 50 gram nấm mèo đã ngâm nở
  • 100 gram lạp xưởng (Hướng dẫn cách làm lạp xưởng tại nhà)
  • 10 gram hạt tiêu
  • 4 nhánh hành lá
  • 1 muỗng cà phê muối
  • 50 gram cà rốt
  • 70 gram đậu que
  • 20 gram hành lá
  • 2 củ hành tím
  • 1 muỗng canh giấm

3.2.1.3. Lớp vỏ phủ ngoài giò sống

  • 4 quả trứng gà
  • 1/3 muỗng bột nghệ
  • 1 muỗng cà phê bột khoai tây

3.2.2. Hướng dẫn cách làm chả lụa hoa ngũ sắc

3.2.2.1. Sơ chế lớp giò sống và phần nhân

  • Thịt heo bạn chọn loại nạc dăm có cả nạc lẫn mỡ, khi sờ vào còn ấm, dẻo thì làm giò sống mới ngon. Rồi nhờ người bán hàng xay sẵn thịt. Cho 500 gram thịt vào túi ziplock cỡ vừa, miết chặt miệng túi lại. Bạn nhớ chừa một khoảng trống nhỏ để không khi thoát ra. Dùng tay giàn thịt mỏng đều khắp túi. Cuối cùng miết chặt khoảng trống chừa lại lúc nãy. Đặt túi thịt ở ngăn đá 1 tiếng, rồi bỏ vào cối xay thịt 15 phút.
  • Tai heo cho vào nồi luộc cùng với 500 ml nước lọc. Cho thêm 2 củ hành tím, 3 – 4 nhánh hành lá, 1 muỗng canh giấm, 1 muỗng cà phê muối luộc khoảng 10 – 12 phút cho chín. Vớt tai heo ra cho ngay vào tô nước đá lạnh. Sau đó vớt ra thấm khô nước. Cắt tai heo thành sợi mỏng, lấy 70 gram.
  • 6 trứng muối đem đi nướng hoặc hấp chín. 2 cây lạp xưởng cắt thành thanh nhỏ (1 cây cắt làm 6). Cà rốt gọt vỏ, bào sợi mỏng, lấy 50 gram. Nấm mèo ngâm nở, thái mỏng, cũng lấy 50 gram. Đậu que tước bỏ xơ, cắt thanh ngắn khoảng 10 cm. Cách làm chả lụa ngũ sắc dùng hành lá thái nhỏ.

3.2.2.2. Khâu ướp thịt giò sống

  • Pha gia vị cho giò sống gồm: 1 muỗng canh bột khoai tây, 1 muỗng cà phê bột nở, 1 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê nước mắm, khuấy đều cho tan. Đổ thêm 100 ml dầu ăn vào hỗn hợp, khuấy đều.
  • Lấy thịt ra khỏi ngăn đông, bẻ thành những miếng nhỏ, cho vào máy xay cùng với gia vị vừa pha. Xay thịt đến khi nhuyễn mịn, sờ tay hoặc muỗng vào không thấy dính. Chia thịt ra 2 phần bằng nhau vào 2 túi ziplock.
  • Túi 1 cho vào 70 gram tai heo, 20 gram hành lá, 10 gram tiêu hạt. Túi 2 cho vào 50 gram cà rốt, 50 gram nấm mèo. Bóp đều 2 túi cho giò sống và rau củ hoà trộn vào với nhau rồi dàn mỏng. Cho túi vào ngăn mát cho đến khi dùng.

3.2.2.3. Cách làm chả lụa phần vỏ phủ ngoài giò sống và thao tác gói

  • Đập vào tô 4 quả trứng gà, thêm vào 1 muỗng cà phê bột khoai tây và 1/3 muỗng cà phê bột nghệ. Đánh cho trứng tan đều. Làm nóng chảo chống dính, phết 1 lớp dầu mỏng lên toàn chảo. Rồi chia trứng làm 2 phần lần lượt cho vào chảo tráng mỏng với lửa nhỏ. Cho trứng ra dĩa để cho nguội rồi sử dụng.
  • Xếp sẵn nhiều lớp lá chuối lên mặt phẳng sao cho lá chuối đủ lớn để gói chả. Đầu tiên xếp 1 lớp trứng, tiếp theo là 1 lớp giò sống tai heo. Rồi 1 lớp trứng và cuối cùng là lớp giò sống cà rốt nấm mèo. Trên cùng bạn xếp trứng muối vào giữa. Tiếp nữa, đặt xen kẽ các lớp đậu que và lạp xưởng. Cách làm chả lụa ngũ sắc này chừa lại khoảng trống 2 bên mép để lát nữa gói chả dễ dàng hơn.
  • Bọc lá chuối cuốn chả lại. Dùng dây chuối (hoặc dây lạt, dây ni lông) cột chả lại cho chặt. Đem chả đi hấp cách thuỷ 45 phút. Sau đó để chả ra ngoài cho nguội hẳn rồi cho vào tủ lạnh ít nhất 2 tiếng trước khi cắt ra ăn.

4. Bí quyết cách làm chả lụa chay thanh đạm ngày Tết

Bên cạnh món mặn, chả lụa chay cũng đang được nhiều chị em kiếm tìm để hạn chế bớt sự tiêu thụ chất béo trong dịp xuân về.

4.1. Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1 kg tàu hũ ky
  • 4 muỗng cà phê muối
  • 2 muỗng cà phê bột ngọt
  • 30gr hành boa rô phi
  • 2 muỗng cà phê tiêu

4.2. Cách làm chả lụa chay bằng tàu hủ ky

4.2.1. Sơ chế tàu hủ ky

  • Tàu hũ ky loại miếng khô mới mua về bạn cần cắt bỏ viền cứng bên ngoài trước. Kế đến, cho vào thau nước lạnh bóp và xả nhiều lần. Xả đến khi nước trong thì vắt ráo nước.
  • Với 1 kg tàu hũ ky đã bóp mềm và vắt ráo nước, bạn cho thêm 10 gram muối. Bóp đến khi thấy ra bọt thì cho vào túi lọc vắt ráo nước.
  • Cho tàu hũ ky đã vắt ráo nước ra tô. Thêm 30 gram hành boa rô phi, 2 muỗng cà phê bột ngọt, 2 muỗng cà phê tiêu xay, 2 muỗng cà phê muối rồi trộn đều cho thấm. Đựng tàu hũ ky vào bao nilon hoặc túi zip lớn. Nén chặt tàu hũ ky xuống phía đáy túi để cố định đòn chả.

4.2.2. Gói và hấp chả lụa chay

  • Chuẩn bị sẵn lá chuối để gói chả. Lá chuối rửa sạch, trụng qua nước sôi để tạo độ dai sau đó lau khô. Xếp nhiều lớp lá chuối ra mặt phẳn. Đặt cuộn chả đã cắt bỏ túi ni-lon vào giữa rồi gói lại. Dùng dây lạt buộc chặt đòn chả.
  • Đun sôi nước trong xửng hấp, lót lá chuối vụn lên trên xửng. Cho đòn chả vào hấp chín khoảng 3 tiếng. Sau đó lấy ra để nguội. Cách làm chả lụa chay cho vào tủ lạnh ít nhất 2 tiếng trước khi cắt ra thưởng thức. Nếu không bỏ vào tủ lạnh thì bạn có thể treo chả lên cho thật ráo nước cũng được.

Cách làm giò lụa tai heo ?

Nguyên liệu cần chuẩn bị

– Thịt lợn nạc: 1 kg Nên chọn thịt mông để giò xay được ngon hơn, mịn hơn

– Tai heo: 1 cái (300 g)

– Nấm hương: 30 g

– Nước mắm: 1 muỗng canh ( Nên chọn nước mắm có độ đạm cao để giò thơm hơn)

– Gia vị: Hạt tiêu trắng (20g), 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê bột ngọt, 2 thìa cà phê bột ngô (hoặc bột năng)

– Lá chuối hoặc túi ni lông ( Túi ni lông sẽ dễ gói hơn cho những bạn mới bắt đầu)

– Khuôn làm giò

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Cách làm giò lụa tai heo

Sơ chế nguyên liệu → Chế biến tai heo  và thịt heo → Gói giò → Luộc giò → Bảo quản

Bước 1: 

Thịt heo rửa sạch bằng nước muối rồi thái nhỏ cho vào máy xay. Bạn nên thêm chút thịt mỡ vào để giò không bị khô mà ăn lại ngậy hơn.  Trong quá trình cho gia vị  xay cùng. Thịt xay nhuyễn, đều có màu hồng đẹp mắt là được. Thịt xay xong nên cho vào tủ lạnh khoảng 30 phút. Nếu sử dụng máy xay thông thường, bạn cần hết sức lưu ý vì quá trình xay thịt sẽ nóng lên rất dễ bị chết giò.

Nếu thường xuyên làm giò chả cho gia đình, bạn nên mua máy xay giò chả gia đình là tốt nhất.

Tai heo: Rửa thật sạch bằng nước muối. Trần qua nước sôi để tai heo không còn bị hôi. Sau đó để ráo nước.

Nấm hương ngâm với nước sôi rồi rửa thật sạch thái mỏng.

Nấm hương ngâm với nước sôi rồi rửa thật sạch thái mỏng.

 

Bước 2:

Để nguội thái miếng mỏng

Luộc tai heo: Cho thêm một của hành khô đập dập hoặc miếng gừng thái lát mỏng để khử mùi hôi. Luộc tai heo chín tới không để quá nhừ sẽ giảm độ dai giòn của giò. Để nguội thái miếng mỏng. Ướp tai heo với một chút mắm, bột ngọt để gia vị ngấm đều.

Lấy phần thịt xay để trong tủ lạnh ra, trộn đều với tai heo và nấm hương. Không dùng máy xay để trộn vì như thế sẽ làm nát phần tai heo.

Bước 3: 

Cho túi nilon vào khuôn rồi cho một lớp lá chuối. Lá chuối chính là yếu tố tạo nên mùi thơm đặc trưng của giò truyền thống. Bạn cho giò vào khuôn, bạn nên ấn nhẹ để hạn chế tối đa lỗ khi chống bên trong.

Cố định 2 đầu giò trước khi đem đi luộc giò.

Cố định 2 đầu giò trước khi đem đi luộc giò.

Bước 4:

Đem giò đi luộc. Khi luộc giò cần để nước ngập cây giò. Thời gian chín giò khoảng 50-60 phút. Bạn không nên luộc quá lâu giò sẽ bị bở.

Bạn có thể luộc giò bằng nồi nấu công nghiệp bằng điện để tiện cho việc điều chỉnh nhiệt độ cũng như lượng nước trong nồi.

Bước 5: 

Khi giò chín, vớt ra rổ, để ráo nước hoặc treo lên cũng được. Khi thưởng thức giò lụa tai heo, bạn nên ăn ngay sau luộc xong là ngon nhất. Giò ăn kèm với bánh chưng hay cơm trắng đều rất ngon lại không bị ngán. Bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 7- 10 ngày.

với cách làm giò lụa tai heo khá đơn giản nhưng cũng rất chi tiết

Như vậy, với cách làm giò lụa tai heo khá đơn giản nhưng cũng rất chi tiết, chắc hẳn các bạn sẽ tự làm cho gia đình những cây giò lụa tai heo thật ngon và bổ dưỡng phải không nào. Chúc các bạn thành công! ( Có gì thắc mắc cứ để lại lời nhắn dưới bài viết nhé!)

Cách làm chả lụa bò

Chuẩn bị nguyên liệu làm chả lụa bò

  • 500

     

    gr

     

    thịt bò

  • 1

     

    thìa cà phê

     

    bột nổi

  • 2

     

    thìa cà phê

     

    bột năng

  • 2

     

    thìa cà phê

     

    tiêu xay

  • 4

     

    tép

     

    tỏi

  • Gia vị khác

Các bước thực hiện

Sơ chế nguyên liệu

  • Thịt bò tươi về bạn lọc hết gân sau đó xay nhuyễn toàn bộ thịt.

    Thịt bò tươi về bạn lọc hết gân sau đó xay nhuyễn toàn bộ thịt. Trộn đều thịt đã xay với 2 thìa nước mắm, 2 thìa cà phê hạt nêm, một chút hạt tiêu, 2 thìa cà phê đường cát và tỏi đã được băm nhuyễn để thịt bò thấm đều gia vị.

  • Sau khi trộn toàn bộ thịt bò đã xay cùng các gia vị, bạn hãy cho thịt đó vào trong một túi nilong và buộc chặt miệng túi lại. Bạn sẽ bỏ túi đựng thịt bò đó vào trong ngăn đông của tủ lạnh 1-2 giờ đồng hồ hoặc nếu muốn thịt bò dẻo hơn thì cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 5 giờ.

  • Sau khi trộn toàn bộ thịt bò đã xay cùng các gia vị

    Sau khi bảo quản thịt trong tủ lạnh, bạn sẽ lấy thịt ra và tiếp tục cho thịt vào máy xay để xay thêm một lần nữa cho các nguyên liệu hòa quyện vào với nhau. Như vậy món giò bò sẽ thơm ngon và dẻo nhất có thể. Xay xong bạn lại cho thịt vào túi rồi buộc chặt và cho vào ngăn đông của tủ lạnh thêm khoảng 1 tiếng đồng hồ nữa.

  • Bạn có thể lấy thịt ra rồi thêm bột năng và bột nổi đã chuẩn bị vào xay cùng thịt một lần nữa. Khi xay xong bạn sẽ lấy thịt ra cho vào một cái cối để quết. Khi cảm thấy thịt thật dẻo rồi thì hãy dừng tay lại.

Gói và hấp chả bò

  • Bạn lấy phần thịt đã quết ở cối cho vào những túi nilon rồi bọc bên ngoài bằng lá chuối. Dùng lạt buộc khúc chả bò chặt lại là xong.

  • Nói cách làm chả bò cần thời gian và tỉ mỉ là vì cần xay và ướp thịt thật kĩ, lại phải khéo tay trong khâu gói chả. Chả phải gói chặt để khi hấp, hơi nước sẽ thấm qua lớp vỏ lá chuối, làm chín chả và giúp chả có hương vị đặc trưng của lá. Nếu gói quá lỏng lẻo, nước vào nhiều làm chả nhạt, nhão không còn ngon.

    Nếu có khuôn làm giò, bạn có thể cho thịt vào nén thật chặt, rồi lấy ra đặt lên lá chuối, gói lại thật chặt là xong. Cách này không dùng túi nilon, đỡ hại sức khỏe mà lại ít tốn sức.

  • Bạn cho chả vào một chiếc nồi hấp với lượng nước vừa đủ đun sôi trong khoảng 30 phút.

    Bạn cho chả vào một chiếc nồi hấp với lượng nước vừa đủ đun sôi trong khoảng 30 phút. Khi giò đã chín thì vớt ra để giò nguội tự nhiên. Với cách làm chả bò này nước sẽ tự ngấm vào trong làm cho giò mềm hơn và không bị khô.

  • Bạn cho chả vào một chiếc nồi hấp với lượng nước vừa đủ đun sôi trong khoảng 30 phút.

    Khi ăn bạn chỉ cần cắt chả thành miếng nhỏ đẹp mắt, ăn không đã vừa vị nhưng nếu thích vẫn có thể chấm với chút tương ớt hoặc nước chấm. Ngày thường, chả bò này cho vào bún để thưởng thức cũng rất ngon.

Tại sao làm chả lụa bị bở ?

Giò bị bở thường do rất nhiều nguyên nhân gây ra, sau đây, Luân Kha sẽ chỉ ra cho bạn những nguyên nhân chính gây nên tình trạng giò bị bở, chết giò trong quá trình xay giò.

 – Tại sao giò lụa bị bở – Thịt lợn “xấu”

Thường thì khi đi mua thịt lợn, nhiều người chỉ chọn thịt đùi vì “nghe bảo” thịt đùi làm giò chả là ngon nhất. Thế nhưng bạn vẫn nên chú ý xem thịt có tươi hay không? Nếu là thịt đã giết mổ lâu ngày, sẽ làm giò chả bị bở, khô và không ngon.

Thịt lợn bị bệnh không chỉ là nguyên nhân gây bở giò mà còn rất nguy hiểm, là nguyên nhân gây ra các loại bệnh khác cho bạn. Loại thịt này rất “xấu” và khi lất loại thịt này để xay thịt làm giò thì giò sẽ không được mịn nhuyễn như các dòng thịt tươi. Cây giò khi làm xong cũng không có được độ dai, giòn như thường

Hơn nữa, bạn nên mua thịt tại những nơi giết mổ thịt uy tín, vừa để đảm bảo thịt được bán ngay sau khi giết mổ, vừa để đảm bảo lợn không được cho tiêm những loại thuốc tăng trọng. Việc mua phải lợn tiêm, hoặc cho ăn các loại tăng trọng sẽ làm hỏng quá trình xay giò, giò bị vữa, bị nhũng lỏng như cháo, không có độ kết dính và không thể làm giò chả được

 – Tại sao giò lụa bị bở – Thịt lợn “xấu”

 – Tại sao giò lụa bị bở  – Chất phụ gia

Có nhiều loại phụ gia bạn có thể cho thêm để tạo ra độ dai ngon của giò mà vẫn đảm bảo được sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu thật kĩ chức năng và thành phần của các loại phụ gia khi cho vào trong mẻ giò của bạn, phụ gia sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới độ kết dính của giò, độ dai và giòn cũng như hương vị của giò.

  • Là một sản phẩm lý tưởng để thay thế hàn the
  • Sản phẩm giúp tạo mọc dẻo
  • Tăng giòn dai, tăng khả năng giữ nước, không để lại vị chát đắng
  • Có thể dùng cho cả thịt đông lạnh, thịt gà,..
  • Ngăn chặn quá trình oxi hóa giữ màu tươi của thịt và các sản phẩm thịt chế biến
  •  Làm giãn các sợi cơ qua đó làm thịt mềm hơn, dẻo hơn
  •  Tạo ra nhiều đạm protein hòa tan qua đó gia tăng độ kết dính của sản phẩm
  •  Gia tăng hương vị thơm ngon tự nhiên của thịt, ngăn ngừa hình thành các mùi vị lạ do quá trình oxid hóa tạo nên

 – Tại sao giò lụa bị bở – Thời gian hấp giò

Thời gian hấp giò cũng là một yếu tố quan trọng gây ra nguyên nhân khiến giò bị bở. Có 2 trường hợp đối với thời gian hấp giò chả

–    Hấp giò trong thời gian ngắn, không đủ thời gian sẽ khiến giò chả không chín kĩ và nhanh hư hỏng

–    Hấp giò quá thời gian sẽ làm giò chả chảy mỡ và bị bở

 Tại sao giò lụa bị bở – Nhiệt sinh ra trong quá trình xay giò

Đây là nguyên nhân “chủ chốt” gây ra tình trạng chết giò, khiến giò bị bở mà chúng ta cần lưu ý nhất. Với thời đại công nghệ như hiện nay, người ta thường sử dụng các dòng máy xay giò chả để xay thịt làm giò, mỗi mẻ chỉ cần 3 – 5 phút là xong. Tuy nhiên, lại có rất nhiều người do sơ ý hay chưa có kinh nghiệm lại để thịt xay quá lâu, khiến thịt gần như bị chín khiến mẻ giò bị bở, không ngon.

Hiện nay, dù là dòng máy xay giò chả mini hay dòng máy xay giò chả công nghiệp thì Luân Kha cũng đều thiết kế thêm khoang đựng đá riêng biệt, chỉ cần cho đá lạnh vào khoang giữa 2 nồi, làm giảm thiểu tình trạng chết giò. Thế nhưng, cũng không vì thế mà bạn xay giò quá lâu cũng sẽ khiến xảy ra tình trạng “chết giò”

5. Ăn chả lụa với món gì ngon?

Ngoài việc triển khai theo những cách làm chả lụa vừa rồi, bạn cũng đừng bỏ qua chuẩn bị cùng món ăn kèm giải ngấy với nó. Chúng ta không thể thưởng thức chả lụa mà quên gắp thêm miếng dưa kiệu chua ngọt, giòn sật đi cùng cho “đúng bài”. Chúng tôi sẽ mách nước bạn cách làm củ kiệu ngon ngày Tết siêu chuẩn, lẫn suốt năm vẫn còn thèm lúc nào trong nhà cũng có sẵn một mẻ củ kiệu.

5.1. Những nguyên liệu cần thiết để muối củ kiệu

  • 500 gram củ kiệu tươi
  • 300 gram đường trắng
  • 50 gram phèn chua
  • 30 gram muối

5.2. Hướng dẫn cách làm củ kiệu ăn kèm chả lụa

5.2.1. Sơ chế củ kiệu sống

  • Kiệu mua về các bạn rửa thật sạch. Hoà 30 gram muối với nước đun sôi để nguội. Thả củ kiệu đã rửa sạch vào ngâm trong nước muối 1 đêm. Như thế củ kiệu sẽ tiết hết mùi hăng và khử sạch các chất bẩn còn bám trên củ kiệu.
  • Sau khi ngâm, các bạn vớt kiệu ra, rửa thật sạch và để ráo nước. Rồi bạn cắt bỏ phần rễ và đuôi củ kiệu. Bạn chú ý không cắt phần đầu phạm vào trong nếu không kiệu sẽ ngấm nước mà mất đi độ giòn ngon của kiệu.

5.2.2. Pha nước ngâm củ kiệu

  • Pha nước lọc và 50 gram phèn chua rồi cho kiệu đã gọt sạch rễ vào ngâm 2 tiếng. Ngâm xong rửa lại lần nữa cho sạch. Rồi đem kiệu phơi 2-3 nắng gắt (Hướng dẫn cách làm dưa kiệu không cần phơi nắng vẫn giòn ngon) cho đến khi kiệu khô lại. Lột bớt màng kiệu và phần rễ khô còn sót lại.
  • Cuối cùng bạn xếp lần lượt 1 lớp đường, 1 lớp kiệu cho đến hết 300 gram đường và kiệu. Sau đó đậy nắp lại ngâm từ 10 -14 ngày. Cách làm chả lụa ăn với kiệu muối chua, giòn tự nhiên là đảm bảo ngon “hết sảy”.

6. Tổng hợp các cách bảo quản chả lụa

Cách làm chả lụa duy trì thời hạn sử dụng dài hơn 1 ngày cũng trở thành một thắc mắc mà những ai không thạo việc bếp cần lời giải đáp. Chẳng phải quá lúng túng, bạn cứ thản nhiên tham khảo những chỉ dẫn sau là biết cách bảo quản đúng đắn.

6.1. Bảo quản chả lụa bằng cách đông lạnh

Cách làm chả lụa giữ được 4-6 ngày là bạn nên để trong ngăn mát tủ lạnh. Thậm chí có thể bảo quản được khoảng 10 ngày nếu để ở ngăn đá. Khi lấy giò lụa ra sử dụng, bạn nên để ở nhiệt độ bình thường khoảng 4 tiếng. Hoặc chuyển vào ngăn mát trước khi sử dụng 8 tiếng.

6.2. Bảo quản giò chả ăn thừa

Cách làm chả lụa cần được bảo quản bằng màng bọc nilon thật sạch sau khi cắt ra mà dùng không hết. Bọc kín mặt cắt của miếng giò chả sẽ giúp chúng không bị thâm. Lần ăn sau cũng không bị khô. Sau khi bọc kín, nếu thời tiết ngày Tết nóng nực bạn có thể để vào ngăn mát tủ lạnh. Nếu thời tiết lạnh ngay cả để ở ngoài treo lên thì giò chả cũng không bị hỏng.

Lưu ý:Cần chọn loại chất lượng của các nhà sản xuất uy tín. Bởi màng bọc kém chất lượng thường chứa những chất độc hại, có thể ngấm vào thức ăn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

6.3. Cách bảo quản chả lụa khi không có tủ lạnh

Bạn cho chả lụa vào xoong nhôm hoặc xoong inox sạch để nguội. Rồi bạn đậy kín vung rồi đặt vào trong một chậu nước lạnh to sao cho bề mặt nước cách miệng xoong 5-10 cm tránh nước tràn vào miệng xoong. Như vậy bạn đã có một “tủ lạnh tự chế” để bảo quản chả lụa khi không có tủ lạnh thật rồi.

Thoạt nhìn, cách làm chả lụa nhờ vào thiết bị máy móc tân tiến sẽ cho ra sản phẩm giò chả nhanh hơn, đều đẹp hơn. Nhưng chỉ có bàn tay những người tỉ mẩn gói từng đòn chả bằng tâm hồn luôn hướng về văn hóa truyền thống dân tộc mới làm ra miếng giò lụa ngon đến không thể diễn tả bằng lời.

Thay vì lời chúc Tết, hãy hành động thông qua việc lăn xả vào bếp thực hành gói chả bạn nhé! Nó mới là cách giải bày yêu thương thiết thực nhất đấy!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *