Cách làm, cách nấu, chưng cất tinh dầu sả tại nhà. Bán ở đâu giá rẻ?

Cách làm, cách chưng cất, tự nấu tinh dầu sả tại nhà sử dụng như thế nào? Tác dụng của tinh dầu sả là gì? Bán ở đâu nguyên chất, giá rẻ? Bao nhiêu tiền 1 lít?

Tinh dầu sả hiện nay trên thị trường được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Vậy tại sao mọi người lại ưa chuộng tinh dầu sả? Tác dụng của nó như thế nào? Hãy cùng bài viết hiểu rõ hơn về loại tinh dầu sả nhé!

Tinh dầu sả

Mua tinh dầu sả

Tinh dầu sả là gì?

Tinh dầu sả chắc là cái tên quen thuộc mà ai cũng đều nghe qua một lần, mức độ được ưa chuộng của nó không thua kém tinh dầu bạc hà. Tuy nhiên nó được chiết xuất như thế nào? Cách làm ra sao? Chắc chắn rất ít người biết.

Tinh dầu sả được chiết xuất từ lá và thân của cây sả chanh (sả ta) bằng phương pháp chưng cất giữa xã và hơi nước. Sả có tên khoa học là Cymbopogon nardus, có rất nhiều nhiều loại sả, nhưng sả chanh là loại phổ biến nhất ở nước ta.

Tinh dầu này đã được con người sử dụng từ rất nhiều thế kỷ trước và phổ biến tại Trung Quốc, Thái Lan, Sri Lanka và một số nước Đông Nam Á có Việt Nam. Thời xưa, ông cha ta đã dùng nó với mục đích xua đuổi côn trùng, chống viêm, giảm đau và sát khuẩn đường hô hấp.

Tinh dầu sả là gì

Có những loại tinh dầu sả nào?

Theo các bài báo, tạp chí khoa học thì trên thị trường có khoảng 30 loài Cymbopogon mọc hoang dại khắp mọi nơi trên thế giới. Nhưng người nghiên cứu chỉ dùng 3 loại chính để tạo ra tinh dầu nguyên chất.

Tinh dầu sả Ceylon

Tinh dầu sả Ceylon hay còn được gọi với cái tên khác như Sri lanka, được thu từ loài Cymbopogon nardus. Dựa vào các nghiên cứu khoa học cho thấy, các thành phần chính trong thảo dược bao gồm: Neral (11,21%), citronellol (11,85%), geraniol (22,77%), citronellal (27,87 %) và geranial (14,54%). Những thành phần này cấu thành mùi hương giống với tinh dầu quế hay họ cam quýt.

Xem thêm: Bạn bị viêm gan? Đừng lo lắng đã có Cây An Xoa – Trị dứt điểm bệnh gan

Tinh dầu sả Java

Tinh dầu sả Java (Cymbopogon winterianus) là tinh dầu được lấy từ cây sả xoè, sả đỏ. Thành phần hoá trong cây gồm có: citronellol (10.45%),  geraniol (40.06%) và citronellal (27.44%).

Trong hai loại trên, tinh dầu sả có giá trị cao hơn và cũng được sử dụng nhiều hơn. Nó có mùi hương và màu sắc đậm hơn so với tinh dầu sả chanh. 

Theo các nghiên cứu cho thấy thì các thành phần của tinh dầu sả được nghiên cứu nhiều và được đánh cao nhất là citronella, citronellol, geraniol.

Tinh dầu sả chanh

Tinh dầu sả chanh hay còn được gọi với cái tên là dịu, đây là tinh dầu được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất Việt Nam hiện nay. Nó cũng chính là loại sả mà người dân trồng nhiều nhất nước ta, loại sả mà bạn thường dùng nấu trong bữa ăn là nó.

Tinh dầu sả chanh

Tham khảo: Cây ngũ sắc – Nhiều công dụng bất ngờ cho sức khỏe.

Cách làm tinh dầu sả tại nhà

Nếu bạn là người khéo tay thích những sản phẩm cho mình tự làm thì có thể tự làm cho mình một lọ tinh dầu sả nguyên chất để sử dụng. Cách làm như sau:

Nguyên liệu làm tinh dầu sả

  • Một bó sả đã rửa sạch và cắt sạch rễ (vì những loại sả này thu được nhiều tinh dầu và mùi hương đặc trưng).

  • 1 chai rượu vodka và rượu trắng.

  • 1 lọ thuỷ tinh 500ml có nắp, rửa sạch và phơi khô.

  • Nước lọc khoảng 1 lít.

Các bước chưng cất tinh dầu sả

  • Bước 1: Đầu tiên bạn cắt sả thành từng đoạn nhỏ, rồi đập nhẹ sả dập. Lưu ý không nên dùng lực tay quá mạnh vì điều này làm mất đi tinh dầu).

  • Bước 2: Bạn xếp sã đã dập vào lọ thuỷ tinh, rồi đổ rượu và nước theo tỉ lệ 1:1, nhớ là cho ngập qua sả bên trong.

Cách làm tinh dầu sả

  • Bước 3: Đậy nắp lọ thuỷ tinh lại, cất ở nơi khô ráo thoáng mát.

  • Bước 4: Sau một khoảng thời gian 2 tuần thì đổ hỗn hợp nước ra cho vào máy xay nhuyễn. Sau đó dùng miếng vải lọc lấy tinh dầu.

  • Bước 5: Tiếp tục cho phần tinh dầu vừa lọc ở bước 4 vào ngâm với lượng sả tương đương như ban đầu. Sau đó cho vào máy xay, rồi lọc lấy tinh dầu lần nữa.

  • Bước 6: Làm đi làm lại công đoạn ngâm – ủ – lọc từ 3-4 lần, bạn sẽ thu được lọ tinh dầu sả đậm đặc.

Cách nấu tinh dầu sả

Bị nóng gan? Xem ngay: Cao atiso – Giúp mát gan, lợi mật tuyệt vời.

Cách nấu tinh dầu sả

  • Để thu được tinh dầu sả hoàn toàn nguyên chất, trong và không có cặn, bạn có thể trải qua một công đoạn nữa, đó là nấu tinh dầu sả.

  • Cách nấu thủ công là dùng nồi đun tại nhà. Chọn nồi đun có nắp giữ hơi.

  • Lấy thành phẩm thu được ở ở trên cho vào nồi nấu. Tinh dầu bay hơi sẽ đọng lại trên nắp, bạn chắc nó ra, cho vào lọ bảo quản.

Tinh dầu sả nguyên chất

Tìm hiểu: Chè dây – Cứu tinh cho các bệnh nhân bị đau dạ dày

Tác dụng của tinh dầu sả là gì?

Tinh dầu sả có rất nhiều tác dụng tốt đến sức khoẻ và đời sống con người như làm thuốc đuổi côn trùng, giảm căng thẳng, chống viêm, giảm đau, đầu gội sả tự nhiên, tiêu diệt ký sinh trùng trong đường ruột,… Mời bạn đọc phần tiếp theo để hiểu rõ hơn về tác dụng mà tinh dầu sả mang lại nhé!

Tinh dầu sả giúp đuổi muỗi 

Trong tinh dầu sả chứa các thành phần như geraniol và citral cao mà nó được nằm trong danh các loại thực vật có thể đuổi muỗi và côn trùng phổ biến.

Chiết xuất từ sả chanh có mùi thơm nhẹ, không độc hại khi ngửi phải. Bạn có thể sử dụng trực tiếp cơ thể của thú cưng để tiêu diệt bọ chét. Pha khoảng 6 giọt tinh dầu vào nước, khuấy nhẹ nước rồi xịt lên da của thú cưng. Lưu ý khi xịt bạn cần tránh vùng mắt, tai và mũi thú cưng vì thú cưng rất dễ nhạy cảm với khu vực này.

Tác dụng của tinh dầu sả là gì

Xem thêm: Thảo quả – Nhiều lợi ích bất ngờ trong ẩm thực và sức khỏe.

Giúp thư giãn, giảm đau đầu và căng thẳng

Các bác sĩ cho biết rằng, mùi hương từ dầu sả có tác dụng xoa dịu thần kinh, giảm đau đầu rất hiệu quả. Giúp bạn có thể thư giãn, giảm cảm giác căng thẳng những vùng bị ảnh hưởng.

Thông thường người ta làm giảm căng thẳng bằng cách tạo ra một loại dầu massage gồm tinh dầu sả chanh và tinh dầu oải hương, thêm vào một chút kem dưỡng da không mùi. Ngoài ra, bạn có thể pha cho mình một tách trà nhỏ rồi cho thêm 2-3 giọt dầu sả vào buổi tối trước khi nghỉ ngơi dễ đi vào giấc ngủ.

Giảm đau xương khớp

Nếu bạn đang gặp phải trường hợp đau nhức xương khớp do chấn thương, hay do tập luyện thể thao chẳng may chấn thương thì tinh dầu sả chính là bài thuốc hữu hiệu. Các hoạt chất trong tinh dầu sả làm cho máu lưu thông tốt hơn ở khu vực bị chấn thương và kích thích sự hồi phục. 

Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần làm loãng tinh dầu rồi xoa bóp vào những chỗ vị đau vào buổi tối trước khi đi ngủ. Tinh dầu xả có tính chống viêm rất tốt, thường xuyên xoa bóp sẽ thấy giảm đau đáng kể.

Công dụng của tinh dầu sả

Gội đầu giúp mượt tóc

Nhờ vào mùi thơm dễ chịu, công dụng kháng khuẩn tốt, gội đầu bằng tinh dầu sả có tác dụng làm đẹp tóc, ngăn ngừa nấm da đầu, loại bỏ các chất nhờn và gàu hiệu quả.

Bên cạnh đó, các thành phần trong tinh dầu sả giúp da đầu khỏe mạnh, cung cấp các vitamin có lợi ngăn ngừa rụng tóc, rát da đầu, làm tóc đen và bóng mượt.

Gội đầu bằng tinh dầu sả

Tinh dầu sả giúp diệt khuẩn, phòng ngừa dịch bệnh

Thời tiết của Việt Nam thay đổi thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho một số loài vi khuẩn, dịch bệnh phát triển gây bệnh cho con người. Tinh chất dầu sả có thể làm tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể nhờ vào các dược tính kháng khuẩn, kháng nấm. 

Một số nghiên cứu khoa học hiện đại cũng chỉ ra rằng công dụng của chanh sả làm giảm các cytokine là nguyên nhân gây viêm cho cơ thể, giảm các nguy cơ nhiễm bệnh.

Ngoài ra, theo công bố của các tạp chí y khoa, tinh dầu sả có thể giúp cải thiện hệ tiêu hoá rất tốt. Các thành phần hoá học như aldehydes được biết đến với vai trò duy trì chức năng của đường tiêu hoá, Ngoài ra, nó còn tiêu diệt các ký sinh trùng xâm hại vào đường ruột.

Giúp điều khiển thú cưng

Đây là một thông tin mà ít người biết tới, dựa trên thực nghiệm cho biết tinh dầu sả làm cho chó ngừng sủa. bạn có thể làm trực tiếp một cái vòng cổ chứa tinh dầu deo cho chó để xem công hiệu như thế nào.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tinh dầu này để khiến cho chú chó của bạn tránh xa những đồ dùng mà nó hay cắn. Cách làm vô cùng đơn giản, bạn xịt tinh dầu vật dụng mà chó cắn, nó sẽ tránh xa và không dám cắn nữa.

Vậy đối với mèo thì sao? Mèo cũng có tác dụng nhiều hơn chó, vì mũi mèo rất nhạy cảm. Nếu chú mèo nhà bạn không nghe lời, hãy thử dùng tinh dầu sả xem sao nhé.

Công dụng tinh dầu sả

Tác dụng của tinh dầu sả khử mùi tanh, hôi

Sả từ lâu đã trở thành gia vị khử mùi tuyệt hảo, từ mùi tanh của cá, thịt, đến mùi ẩm mốc, mùi hôi của tủ lạnh,… Tất cả là nhờ tinh dầu có mùi thơm nồng đặc trưng trong thân và lá sả.

Đây chính là lý do mà nhiều người Việt rất ưa chuộng tinh dầu sả, bởi mùi hương tinh dầu mạnh mẽ từ cây sả chanh giúp lọc không khí xung quanh với mùi thơm nhẹ nhàng, sảng khoái. Từ đó, bạn cũng không cần phải lo sợ mùi thức ăn bám lên quần áo. Thật tiện dụng đúng không nào? Hãy trang trí một thiết bị phun sương để căn bếp của bạn khử mùi dầu mỡ, thức ăn nhé!

Xông tinh dầu sả

Cách sử dụng tinh dầu sả

Cách sử dụng tinh dầu sả rất đơn giản và có nhiều cách khác nhau như:

Khuếch tán: Trên thị trường hiện nay bán rất nhiều loại máy khuếch tán hay đèn xông tinh dầu, chúng sẽ khuếch tán mùi thơm dịu nhẹ khắp căn phòng của bạn. Với cách này có công dụng xua đuổi muỗi, nấm, mốc, côn trùng, vi khuẩn.

Thoa lên da, tóc: Bạn nên nhớ một điều trước khi thoa lên da và tốc hay pha loãng nó với tinh dầu dừa theo tỉ lệ 1:1.

Thêm tinh dầu sả vào dầu gội, xà phòng hay là nước tắm.

Cho khoảng 35 giọt tinh dầu sả, hương thảo, tinh dầu bạch đàn vào bình xịt chứa khoảng 500ml nước tinh khiết. Bạn có thể sử dụng để khử mùi nhà tắm, bếp,…

Cách sử dụng tinh dầu sả

Mua tinh dầu sả

Lưu ý khi sử dụng tinh dầu sả chanh

Nếu da của bạn thuộc loại nhạy cảm, khi dùng tinh dầu có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn như phát bạn, khó chịu, nóng rát.

Để hạn điều đó xảy ra, bạn hãy dùng một ít tinh dầu bôi lên vùng da tay trước đó để kiểm tra bạn có bị kích ứng hay không. Ngoài ra, có thể pha loãng tinh dầu với các loại khác để giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến vùng da.

Ngoài ra, tinh dầu sả có thể kích thích kinh nguyệt nên các bác sĩ không khuyến phụ nữ mang thai sử dụng, điều này có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai. Hạn chế sử dụng tinh dầu khi cho con bú hay bôi trực tiếp lên vùng da trẻ dưới 2 tuổi.

Sử dụng tinh dầu sả chanh

Địa chỉ bán tinh dầu sả giá rẻ ở đâu?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại tinh dầu sả, nhưng bài viết của chúng tôi sẽ tổng hợp các loại dầu sả mà người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất mời bạn tham khảo nhé.

Tinh dầu sả tại Thảo dược An Quốc Thái: Sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam, với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Các bé cũng thích mùi hương này rất nhiều. Đây cũng là một thương hiệu của người người Việt, được người tiêu dùng đánh giá rất cao.

Bạn đọc có thể liên hệ mua hàng tại:

Thảo dược An Quốc Thái

  • Liên hệ đặt hàng: 0926.456.456.

  • Mua trực tiếp: 62/1/28 Trương Công Định, Phường 14, Quận Tân Bình, TP HCM.

Địa chỉ bán tinh dầu sả nguyên chất

Mua tinh dầu sả

Giá bán tinh dầu sả tại Thảo dược An Quốc Thái:

  • Loại 10ml: giá 70.000 đồng.

  • Loại 20ml: giá 110.000 đồng.

  • Loại 30ml: giá 150.000 đồng.

  • Loại 50ml: giá 200.000 đồng.

  • Loại 100ml: giá 280.000 đồng.

  • Loại 200ml: giá 500.000 đồng.

Giá bán tinh dầu sả

Như vậy, bài viết đã giúp bạn hiểu thêm cách làm, cách nấu, chưng cất tinh dầu sả tại nhà, cũng như nơi bán giá tốt nhất. Hy vọng qua những chia sẻ này, bạn sẽ tận dụng tinh dầu sả có hiệu quả. Cảm ơn bạn đã theo dõi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *