Cách làm bánh tráng trộn và nước sốt ngon

Cách làm bánh tráng trộn và nước sốt ngon

Bánh tráng trộn là món ăn vặt trứ danh của các tỉnh niền Nam và đặc biệt là TP.HCM, tuy nhiên trong vài năm trở lại đây chúng đã lan tỏa đến với các bạn trẻ ở khắp các vùng miền khác. Không những thế, ngoài người Việt thì ngay cả các du khách nước ngoài cũng bị thu hút bởi món ăn này ngay từ những lần đầu thưởng thức. Với vị dai dai của bánh tráng, chút chua của xoài, chút bùi của đậu phộng, chút giòn của các loại khô… đây thật sự là món ăn vặt mà bạn có thể ăn hoài mà không chán.   

 Bánh tráng trộn không chỉ hấp dẫn với người Việt mà còn thu hút cả
du khách nước ngoài. (Nguồn: Internet)

Cách làm bánh tráng trộn Sài Gòn

Nguyên liệu làm bánh tráng trộn

– Bánh tráng khô (loại bánh tráng dạng tròn, màu trắng): 1 xấp

– Xoài xanh: 1 quả

– Trứng cút: 10 quả

– Tắc tươi: 3 trái

– Ruốc thịt heo: 5g (xé sợi ra)

– Thịt bò khô xé sợi: 40g

– Hành lá và hành tím: 100g

– Rau răm: 50g (cắt nhỏ)

– Đậu phộng: 50g (đã rang, lột vỏ)

– Sa tế: loại ngon mà có nước

– Muối tôm Tây Ninh loại ngon

 

Một số nguyên liệu của bánh tráng trộn (Nguồn: Internet)

Dụng cụ để làm bánh tráng trộn

– Dao, kéo, dao bào.

– Một dĩa sạch

– Một to lớn lòng sâu

– Găng tay nilông

Cách làm bánh tráng trộn Sài Gòn tại nhà

 Bước 1: Cắt bánh tráng thành những miếng hình chữ nhật với kích thước vừa ăn. (Lưu ý: tránh cắt miếng quá nhỏ vì khi trộn bạn có thể làm bánh tráng bị ngấm nước và vụn).

– Bước 2: Xoài thì gọt vỏ và bào thành sợi dài, để riêng.

– Bước 3: Hành tím bỏ vỏ và cắt lát mỏng. Bắc chảo lên bếp và cho vào một chút dầu ăn, khi dầu nóng thì cho hành vào phi cho thơm. Khi hành chuyển sang màu vàng cam thì tắt bếp và cho 1 muỗng sate vào trộn đều rồi để nguội.

– Bước 4: Hành lá cắt nhỏ. Bắc chảo lên bếp và cho vào chút dầu ăn, cho hành vào để phi mỡ hành. Lưu ý: khi chảo dầu nóng thì đảo hành vài vòng rồi tắt bếp.

– Bước 5: Trứng cút luộc chín và lột vỏ.

– Bước 6: Cho bánh tráng, xoài, mỡ hành, muối tôm, nước tắt (vắt không lấy hột), đậu phộng (khoảng 3/4), rau răm, hành tím đã phi và nếu bạn thích thì có thể cho thêm cả nước sốt (cách làm xem bên dưới) vào tô lớn lòng sâu đã chuẩn bị. Đeo bao tay nilông và trộn đều tất cả nguyên liệu lên 3 – 4 lần.

– Bước 7: Cho tất cả ra dĩa, cho ruốc thịt heo, khô bò, xoài và đậu phộng, trứng cút còn lại lên trên cùng và dọn ra thưởng thức.

Bí quyết làm nước sốt bánh tráng trộn ngon như ở hàng quán

Nguyên liệu làm nước sốt bánh tráng trộn

– Nước tương: 1 muỗng canh

– Giấm ăn: 1 muỗng canh

– Đường kính trắng: 1 muỗng café

– Nước sốt me: 1 muỗng canh

– Đậu phộng rang: 1 muỗng canh

– Ớt, tỏi, sa tế

Cách làm nước sốt bánh tráng trộn

– Cho nước tương, giấm ăn, đường vào một chén nhỏ, khuấy đều cho tất cả nguyên liệu hòa tan.

– Băm nhỏ ớt, tỏi, sả rồi cho vào hỗn hợp. Trộn đều các nguyên liệu với nhau.

– Cho thêm nước sốt me, đậu phộng giã thiệt nhuyễn rồi cho vào hỗn hợp.

– Nếu bạn thích ăn nhiều cay thì có thể cho thêm satế vào để vị cay đậm đà.

Bạn có thể cho nước sốt đã chuẩn bị vào bước khi trộn bánh tráng với các nguyên liệu hoặc có thể rưới lên trên cùng khi trình bày món ăn.

 

Bạn tự tay mình chuẩn bị các nguyên liệu ở nhà sẽ đảm bảo yếu tố
vệ sinh lại vừa tiết kiệm. (Nguồn: Internet)

Cách bảo quản bánh tráng trộn qua đêm

Các loại bánh tráng trộn ngày đa dạng do được biến tấu từ các món truyền thống. Hiện nay, thưởng thức món ăn này, bạn có nhiều lựa chọn khác nhau. Có thể chia bánh tráng trộn thành hai loại: loại chưa qua chế biến và loại đã chế biến. Loại chưa qua chế biến bao gồm: bánh tráng me, bánh tráng hành phi, bánh tráng bơ, sa tế, bánh tráng muối tắc… Loại đã chế biến bao gồm: bánh tráng trộn truyền thống, bánh tráng cuốn, bánh tráng trộn chà bông…

Trong các loại bánh trang trộn trên, loại chưa qua chế biến có thể bảo quản được lâu hơn bằng cách:

– Không bảo quản bánh tráng trộn trong tủ lạnh bởi việc này sẽ làm bánh bị khô cứng ăn không còn ngon.

– Cất giữ bánh tráng trộn nơi sạch sẽ, khô ráo, tránh ẩm ướt và tuyệt đối tránh xa các loại hóa chất trong nhà bếp.

– Che đậy kín sản phẩm, nếu chưa sử dụng hết.

Còn với loại đã chế biến như bánh tráng trộn truyền thống, bánh tráng cuốn nếu muốn để qua đêm, các bạn có thể bảo quản bằng cách để riêng các nguyên liệu. Trừ bánh tráng thì các nguyên liệu khác nên cho vào tủ lạnh. Khi nào muốn ăn thì mang ra trộn một mẻ mới và thưởng thức. Nếu đã trộn thì bạn không nên để qua đêm vì như vậy, món ăn sẽ biến chất không tốt cho sức khỏe.

Ăn bánh tráng trộn có mập không và bà bầu ăn bánh tráng trộn được không?

Một vấn đề được khá nhiều người yêu thích món bánh tráng trộn quan tâm nữa đó là việc ăn bánh tráng trộn có mập không và bà bầu ăn bánh tráng trộn được không?

Đối với vấn đề ăn bánh tráng trộn có mập không, chúng tôi xin được giải thích như sau: Theo nghiên cứu, trong 100gr bánh tráng trộn có chứa: 16gr chất béo, protein 5gr và cung cấp 300 calories cho cơ thể. Bạn có thể có hoặc không tăng cân phụ thuộc vào lượng bánh tráng bạn ăn. Vì vậy, hãy điều chỉnh khẩu phần bánh tráng phù hợp nhất với bạn nhé.

Mẹ bầu nên tự làm bánh tráng trộn tại nhà để đảm bảo vệ sinh (Nguồn: Internet)

Đối với vấn đề bà bầu ăn bánh tráng trộn được không, chúng tôi xin được giải thích như sau: bánh tráng trộn là món ăn vặt giúp bà bầu kích thích vị giác, ăn ngon miệng hơn. Vì vậy, nếu đang trong thời kỳ mang thai, bạn có thể thưởng thức món ăn vặt này. Tuy nhiên, bạn nên học cách tự làm bánh tráng trộn tại nhà để đảm bảo an toàn và khi chế biến thì không dùng rau răm. Và bạn lưu ý là không nên ăn bánh tráng trộn khi quá đói vì gây cào ruột và nên ăn lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều vì có thể dẫn đến đầy bụng, khó tiêu

Bánh tráng trộn thoạt nhìn qua có rất nhiều nguyên liệu nhưng thật ra cách làm cũng khá dễ. Hy vọng với cách làm bánh tráng trộn và nước sốt ngon đơn giản tại nhà mà Cet.edu.vn hướng dẫn bạn đã có thêm bí quyết làm một món ăn vặt siêu ngon và hợp vệ sinh.

Bài viết khác

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *