Bánh gối là món ăn vặt quen thuộc của nhiều người, đặc biệt là vào mùa đông. Những chiếc bánh gối nóng giòn kích thích vị giác của tất cả mọi người từ người già cho đến trẻ nhỏ. Hãy cùng Vaobep365 tìm hiểu cách làm bánh gối nhân tôm thịt để thay đổi thực đơn cho gia đình nhé!
Bánh gối là thức quà sáng thân thuộc của người Hà Nội. Với những chảo dầu nóng hổi chiên những chiếc bánh gối vàng ươm, giòn rụm khiến mùa đông trở nên ấm áp hơn bao giờ hết. Bánh gối có rất nhiều tên gọi khác nhau, tùy thuộc vào từng vùng miền, có nơi gọi là bánh quai vạc, có nơi gọi là bánh xếp hay bánh thừng.
Khi thưởng thức bánh bạn sẽ thấy được lớp vỏ ngoài giòn rụm từ bột mì, nhân bên trong đậm đà được làm từ thịt lợn, nấm và trứng cút. Bánh gối sẽ chấm cùng nước chấm chua ngọt và ăn kèm rau sống. Hôm nay chúng ta sẽ cùng vào bếp làm món bánh gối chiên và làm nhân truyền thống nhé!
Nguyên liệu
Vỏ bánh:
- 190 g bột mì
- 95 g bột gạo
- 2 thìa canh dầu ăn
- 130 ml nước
- 1/2 thìa canh đường
- 1/4 thìa cà phê muối
Nhân bánh:
- 200 g thịt xay
- 1 cây lạp xưởng
- 10-15 quả trứng cút
- 100 g củ đậu
- 50 g cà rốt
- 50 g miến
- 10 g mộc nhĩ khô
- 2 củ hành khô
- 1 thìa cà phê muối
- 1/2 thìa cà phê nước mắm
- 1/2 thìa cà phê tiêu
Dưa gót:
- 50 g cà rốt
- 100 g đu đủ xanh
- 1/4 thìa cà phê muối
- 1 thìa cà phê đường
- 2 thìa cà phê giấm
Nước chấm chua ngọt
- 75 g đường
- 45 ml nước mắm
- 45 ml giấm
- 30 g tương ớt
- 360 ml nước
Rau sống:
- Xà lách, tía tô, kinh giới, mùi…
>>Xem thêm: Nguyên liệu làm bánh Biscotti giảm cân dễ dàng tại nhà
Hướng dẫn cách làm bánh gối
Bước 1: Làm phần vỏ bánh
- Trộn đều tất cả nguyên liệu làm bột bánh vào một tô
- Nhào bột thật mịn
- Bọc bột bằng màng bọc thực phẩm và để bột nghỉ 30 phút
- Sau đó, cán bột mỏng cắt thành những hình tròn đường kính khoảng 15cm
Bước 2: Trộn nhân bánh
- Luộc trứng cút và bóc vỏ
- Cà rốt, củ đậu rửa sạch, lột vỏ và cắt hạt lựu
- Lạp xưởng thái hạt lựu
- Miến ngâm nở và cắt nhỏ
- Hành khô băm nhỏ
- Bỏ tất cả các nguyên liệu vào tô bỏ gia vị vào và trộn đều. Riêng trứng cút bỏ ra ngoài
- Ướp trong khoảng 15 phút cho ngấm gia vị
Bước 3: Làm dưa gót
- Đu đủ xanh gọt vỏ, hạt và rửa bỏ nhựa và thái sợi. Sau đó ngâm đu đủ trong nước muối loãng để loại bỏ bớt nhựa.
- Cà rốt cũng bỏ vỏ và bào sợi
- Trộn đu đủ và cà rốt đã bào sợi cùng với muối, đường, giấm và ngâm 15 phút
Bước 4: Chuẩn bị nước chấm và rau sống
- Cho tất cả các nguyên liệu trong phần nước chấm vào bát và khuấy đều
- Cho thêm rau sống hoặc dưa gót vào nếu thích
Bước 5: Gói bánh và rán bánh
- Lấy vỏ bánh ra và cho nhân vào giữa kèm theo một quả trứng cút.
- Gấp bánh lại thành hình bán nguyệt và miết chặt lại.
- Đổ dầu vào chảo sao cho đủ chiên ngập bánh. Khi dầu sôi bỏ bánh vào chiên đến khi vàng đều các mặt
- Gắp bánh ra và để ráo dầu rồi cho ra đĩa.
Chi tiết cách làm bánh gối
Bước 1: Làm phần vỏ bánh gối
Vỏ bánh gối hiện nay được bán sẵn rất nhiều ở những tiệm làm bánh hoặc những hàng bán bánh gối. Do đó nếu không có nhiều thời gian để làm bạn có thể mua sẵn vỏ bánh.
Nếu bạn muốn tự làm vỏ bánh gối ở nhà thì có thể làm theo các bước sau đây:
Cho 190g bột mì và 95g bột gạo cùng ½ muỗng đường, ¼ thìa cafe muối, 1 thìa dầu ăn, 130ml nước và trộn đều lên. Có thể cho thêm 1 thìa bột nghệ để màu bánh đẹp hơn.
Sau đó bạn tiến hành nhồi bột thật đều tay cho đến khi bột tạo thành một khối dẻo và mịn, sờ không bị dính tay nữa thì dừng lại. Bạn dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng tô lại để bột nghỉ 30 phút
Khi đã ủ đủ thời gian, lúc này bột sẽ nở ra căng mịn và mềm mại hơn. Bạn cán bột mỏng ra thành một khối bột hình tròn có độ dày khoảng 2mm. Tiếp theo bạn đặt úp một chiếc bát lên miếng bột và bắt đầu xoay tròn bát để cắt được vỏ bánh hình tròn có kích thước bằng miệng bát.
Lưu ý càng cán bột mỏng thì bánh lại càng giòn và phồng. Nếu có phần bột dư bạn lại nhào lại một lần nữa và cán ra.
Những chiếc vỏ bánh chưa dùng tới bạn có thể xoa một lớp bột ở ngoài rồi xếp chồng lên nhau bảo quả trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ bánh để dùng khi cần.
Bước 2: Trộn nhân bánh gối
Nhân bánh gối khá giống với nhân của nem rán. Bạn có thể tùy ý đều chỉnh các nguyên liệu sao cho hợp với khẩu vị của bản thân và gia đình.
Dưới đây sẽ là công thức làm nhân bánh truyền thống của người Hà Nội để bạn có thể tham khảo.
Trứng cút bạn đem luộc chín và bóc vỏ rồi cất riêng một chỗ đợi lúc gói bánh.
Củ đậu bạn rửa sạch và lột vỏ rồi thái lạt lưu. Cà rốt cũng làm tương tự và thái hạt lựu nhỏ hơn củ đậu một chút.
Miến bạn ngâm vào nước ấm cho nở ra rồi cắt thành những khúc nhỏ 1cm. Mộc nhĩ bạn cũng ngâm nước ấm và cắt nhỏ. Nếu thích thì bạn có thể thay thế mộc nhỉ thành nấm hương khô.
Lạp xưởng bạn cắt. Thường thì lạp xưởng sẽ không bắt buộc phải có nhưng để món bánh thêm vị ngon thì bạn có thể cho vào.
Hành khô bạn cũng cắt nhỏ có thể phi thơm hoặc để đó gói vào nhân luôn.
Tiếp theo bạn trộn đều tất cả các nguyên liệu đã sơ chế ở trên lại trừ trứng cút. Sau đó bạn cho thêm 1 thìa cà phê muối, ½ thìa cà phê nước mắm, ½ thìa cà phê tiêu. Uớp khoảng 15 phút để gia vị nêm nếm được ngấm vào nhân.
Bước 3: Làm dưa gót
Dưa gót sẽ giúp cho chiếc bánh gối thêm đặc biệt và sẽ không bị ngấy khi ăn nhiều. Bạn sử dụng 2 nguyên liệu chính để làm dưa gót chính là cà rốt và đu đủ xanh.
Đầu tiên đu đủ bạn đem gọt vỏ và bỏ hạt. Sau đó có thể bào sợi hoặc cắt thành lát mỏng nhỏ. Cà rốt cũng làm tương tự. Với phần đu đủ xanh sau khi thái sợi bạn ngâm vào nước muối loãng để loại bỏ hoàn toàn nhựa. Khi đã ngâm đủ thời gian thì bạn rửa sạch và vắt bỏ nước.
Bạn bỏ đu đủ và cà rốt vào tô rồi bỏ thêm ¼ thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê giấm. Khuấy đều cho gia vị tan hết và ngâm trong 15 phút
Bước 4: Chuẩn bị nước chấm và rau sống
Với nước chấm chua ngọt của bánh gối sẽ đặm hơn nước chấm nem một chút. Với người Hà Nội khi pha nước chấm sẽ dùng giấm nhưng bạn có thể thay thế bằng chanh cũng được.
Tỉ lệ sẽ là 8 nước : 2 đường : 1 mắm : 1 giấm nên bạn có thể tự gia giảm sao cho vừa và phù hợp với các loại gia vị bạn dùng.
Ở đây bạn có thể pha theo công thức sau: 6 thìa canh đường, 3 thìa canh nước mắm ngon, 3 thìa canh giấm, 2 thìa canh tương ớt với 360 ml nước lọc.
Ngoài dưa gót thì bạn có thể ăn kèm rau sống để khiến món bánh không bị nhanh ngán và đủ chất dinh dưỡng hơn.
Bước 5: Gói bánh và rán bánh gối
Để gói bánh bạn lấy phần vỏ bánh đã làm trước đó ra và đặt vào giữa 1 quả trứng cút và nhân bánh sao cho vừa đủ. Chú ý không nên cho quá nhiều nhân vì sẽ khiến quá trình bọc bánh khó khăn hơn.
Trước tiên bạn bôi nước xung quanh viền bánh rồi gấp đôi bánh lại sẽ được 1 chiếc bánh hình bán nguyệt. Lúc này bạn miết chặt phần mép bánh và gập lại để bánh thêm đẹp hơn cũng như giữ chắc phần nhân bên trong.
Sau đó bạn bắc chảo lên bếp đổ dầu ăn vào sao cho ngập ½ chiếc bánh là được. Đợi dầu sôi khoảng 160 độ thì bạn thả bánh vào chiên, hạ nhỏ lửa để chiên qua bánh 1 lần trước.
Khi bánh phồng thì gắp ra luôn nếu muốn ăn luôn thì bạn có thể đợi bánh nguội và chiên tiếp lần 2 để bánh được giòn hơn. Còn nếu muốn cấp đông bảo quản thì bạn gói bánh cẩn thận và cho vào ngăn đá tủ lạnh. Trước lúc ăn bạn chỉ cần bỏ bánh ra và chiên lần 2 hoặc cho vào nồi chiên không dầu chiên trong 180 độ đến khi bánh vàng giòn là được.
Bước 6: Hoàn thành
Khi bánh chín bạn gắp bánh ra đĩa có dải sẵn giấy thấm dầu và ăn cùng với nước chấm chua ngọt, dưa gót và rau sống.
Bánh gối khi hoàn thành sẽ có lớp vỏ ngoài vàng đều, giòn rụm, căng phồng lên. Nhân bên trong đậm đà, ngọt ngon, thơm mùi lạp xưởng. Bạn chấm đẫm bánh với nước chấm chua ngọt để thưởng thức được trọn vẹn hương vị.
>>Gợi ý: Set nguyên liệu chè dưỡng nhan làm đơn giản tại nhà
Lưu ý khi làm bánh gối tại nhà
- Để vỏ bánh ngon và giòn thì nên chọn bột mì loại 1 để bột mịn và trắng có mùi thơm. Không nên chọn bột baking power vì nó khá đăt và vỏ bánh dễ bị khô cứng lại và không nở.
- Khi nặn bánh nếu miếng bột càng tròn thì bánh càng ngon
- Khi chiên bánh nên để nhỏ lửa thì bánh sẽ càng giòn và không bị cháy.
- Trong quá trình nhào bột thấy bột quá khô có thể cho thêm nước. Và ngược lại nếu bột bị nhão thì có thể cho thêm lớp bột áo bên ngoài.
- Ngoài nhân thịt lợn bạn có thể biến tấu thành các loại nhân hải sản như tôm, mực.
Biến tấu cách chế biến bánh gối.
Bánh gối hấp còn có một tên gọi thân thuộc khác chính là bánh quai vạc. Bánh là sự kết hợp giữa độ dẻo dai của phần vỏ bánh bên ngoài và phần nhân thịt đậm đà bên trong. Cách làm bánh quai vạc tương tự như bánh gối. Nhưng nếu bánh gối sau khi nặn xong sẽ đem đi chiên thì bánh quai vạc sẽ được cho vào nồi hấp.
Khi làm bánh gối hấp bạn hấp bánh trong vòng 15 – 20 phút. Nếu không có nồi hấp thì có thể đun nước sôi và đem luộc bánh. Tuy nhiên khi luộc bánh thì bánh sẽ không được trong và có độ dai như khi bạn hấp.
Ngoài ra còn có một loại bánh gối nữa gọi là bánh gối nướng. Bánh gối sau khi nặn xong có thể đem xếp vào nồi nướng và nướng để làm vàng 2 mặt bánh. Khi ăn sẽ có mùi thơm đặc trưng cùng với lớp nhân mặn mặn, đậm đà. Thường người ta sẽ chấm bánh gối nướng với nước tương.
Cuối cùng là loại bánh gối có nhiều ở miền Tây, đó là bánh gối nhân dừa hay còn gọi là bánh quai vạc nhân dừa. Phần nhân bên trong bánh là có dừa tươi sên với đường cực kỳ thơm ngon. Sau đó là đem nướng bánh trong lò nướng khoảng 10 – 15 phút để bánh chuyển sang màu trắng đục là được.
Một số câu hỏi thường gặp
Cách làm bánh gối bằng nồi chiên không dầu?
Trả lời
Sau khi nặn bánh bạn xếp lần lượt bánh gối nằm ngang vào giá chiên của nồi chiên không dầu. Phếp một lớp dầu mỏng lên mặt bánh.
Chọn chế độ 200 độ trong 20 phút. Tiếp theo bạn mở nồi chiên và lật bánh lại rồi để chế độ như cũ trong 10 phút nữa.
Sau 10 phút là bạn đã có được những chiếc bánh gối giòn thơm, nóng hổi và hạn chế được lượng dầu mỡ dùng để chiên.
Lời kết
Hy vọng với những công thức làm bánh gối đã chia sẻ ở trên bạn có thể chế biến những chiếc bánh nóng hổi, giòn rụm cho gia đình thưởng thức.
Xem thêm
Rate this post