Tóm tắt bài
1.1. Các bước làm bài văn lập luận giải thích
Cho đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.
a. Tìm hiểu đề và tìm ý
- Đề yêu cầu giải thích câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
- Tìm ý:
- Đi một ngày đàng học một sàng khôn là gì?
- Vì sao đi một ngày đàng học một sàng không?
- Lợi ích của câu tục ngữ này? Nó giúp ta những bài học gì?
b. Lập dàn bài
- Lập dàn bài theo bố cục ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và ý nghĩa sâu xa của nó.
- Thân bài: Triển khai viêc giải thích
- Giải thích nghĩa đen: Đi một ngày đàng nghĩa là gì? Một sàng khôn nghĩa là gì?.
- Giải thích nghĩa bóng: Câu tục ngữ có đúc kết kinh nghiệm về nhận thức không, kinh nghiệm đó là gì?
- Nghĩa sâu: Liên hệ với những câu tục ngữ khác có cùng nghĩa với câu cần giải tích.
- Giải thích ý nghĩa khái quát của vấn đề đối với cuộc sống của con người, lí giải sâu vấn đề.
- Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề vừa làm sáng tỏ
c. Viết bài
- Mở bài:
- Đi thẳng vào vấn đề.
- Đối lập hoàn cảnh với ý thức.
- Nhìn từ cái chung đến cái riêng.
- Thân bài:
- Nên có từ liên kết đoạn mở bài với thân bài: Thật vậy, có thể nói rằng, trước hết, như ta đã biết,…
- Giải thích: Nghĩa đem, nghĩa bóng, nghĩa sâu.
- Mở bài và thân bài phải phù hợp với nhau để tạo thành một thể thống nhất.
- Kết bài: Có nhiều cách kết bài khác nhau, nhưng phải thâu tóm được nhứng ý chính đã triển khai trong phần thân bài.
1.2. Ghi nhớ
- Muốn là bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện các bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa.
- Dàn bài:
- Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.
- Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp.
- Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.
- Lời văn giải thích cần sáng sủa, dễ hiểu. Giữa các phần, các đoạn cần có liên kết.