Cách làm Bánh giò truyền thống nóng hổi, ngon khó cưỡng

Bước 2: Gói bánh giò và hấp bánh

* Gói bánh giò bằng khuôn:

– Bạn đặt một miếng lá chuối to phía ngoài theo chiều dọc, đặt lên trên một miếng lá khác nhỏ hơn theo chiều ngang, và mặt ngoài của miếng lá chuối để lên trên. Mục đích để khi gấp lại thì phần bột tiếp xúc lá giúp xanh bánh giò hơn

– Đặt khuôn nhỏ vào lá, ấp miếng lá, và gấp theo hai bên hông của khuôn, gấp phần phía ngoài lên. Giữ miếng lá chuối theo khuôn nhỏ và đặt vào khuôn lớn

– Sau đó đặt vào, thì bỏ khuôn nhỏ ra. Cho nhân vào và cho miếng bột lên trên rồi gấp lại là được. Cuối cùng úp khuôn ngược lại và rút khuôn ra, ta có bánh giò đều và đẹp.

* Gói bánh giò thủ công:

– Lá chuối bạn đem rửa sạch, để ráo. Nếu dùng là chuối tươi thì đem trụng qua nước sôi cho mềm, còn nếu dùng lá chuối héo thì lấy khăn ẩm lau lại là được

– Xếp 2 lớp lá chuối, lớp ngoài để phần mặt xanh của lá xuống dưới, lớp bên trong để phần mặt xanh của lá chuối lên trên

– Cuộn lá chuối thành hình tam giác, xúc 1 thìa bột đổ vào phễu lá rồi cho phần nhân bánh vào. Xúc 1 thìa bột nữa đổ lên trên, dàn đều phần bột này lấp kín nhân bánh. Gói kín bánh bằng cách gập lá từ bốn phía. Dùng lạt buộc chặt bánh.

– Gói xong mọi người cho bánh lên hấp khoảng 30 – 35 phút là bánh chín

– Ăn bánh kèm chả quế, tương ớt, dưa góp, ăn nóng ngon lắm nhé.

* Lưu ý:

1. Vì sao lại dùng bột bánh cuốn để làm bánh giò?

Em dùng bột bánh cuốn để làm vì không mua được bột gạo lọc như ở Việt Nam, với em thấy làm bằng bột bánh cuốn ngon hơn bột bánh giò gói pha sẵn, lại không phải pha trộn thêm bột gì như làm bằng bột gạo tẻ ạ!

2. Vì sao lại không có lượng nước cố định?

Về lượng nước tuỳ mọi người muốn bánh đặc hay lỏng mà thêm nước (với em thì tối thiểu là 1250ml nước, và tối đa là 1500ml ạ) bánh cho nhiều nước sẽ rất mềm, ăn tan trong miệng, nhưng nhược điểm là khó định hình, không giữ được dáng bánh, nên thường e hay cho 1250ml nước để cho ra thành phẩm bánh như hình bên dưới ạ!

3. Nhân vì sao lại nửa sống nửa chín?

Thật ra thì mọi người làm nhân sống hay chín đều được, nhân chín sẽ cho thành phẩm nhân rời rạc khô, nhưng ưu điểm là hấp bánh sẽ nhanh hơn khi làm nhân sống, nhân không bị vón cục; nhân sống cho thành phẩm nhân mềm, ngon ngọt hơn, nhưng lại bị vón cục, nước tiết ra từ nhân khiến nhân bánh và vỏ bánh tách nhau ra, ăn phải dầm bánh ra trộn lên…. Nên tuỳ sở thích mà mọi người lựa chọn ạ. Còn mình chọn vừa sống vừa chín là để tận dụng và khắc phục tối đa ưu nhược điểm của 2 loại nhân trên!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *