Mục lục
Có nhiều người sinh ra đã có một giọng ca hát trời phú. Nhưng có nhiều người, mặc dù có niềm đam mê với âm nhạc mãnh liệt nhưng giọng hát thì quá dở. Thực tế, việc bạn hát hay hay hát dở còn phụ thuộc vào việc bạn luyện tập và đầu tư công sức như thế nào. Trong bài viết này, Unica sẽ chia sẻ cho bạn cách học hát hay cho người hát dở tại nhà cực đơn giản.
Bài tập trong cách hát hay cho người hát dở
Bước 1: Tập thở
Bạn hát không hay, bạn muốn cải thiện kỹ năng hát cho mình? Tuy nhiên, để có thể hát hay thì cần một quá trình dài để luyện tập và rèn luyện. Chúng ta có thể nhận thấy, nguyên nhân đầu tiên khiến những người có năng lực hát rất tốt trở nên hát dở đó chính là việc không biết điều khiển hơi thở khiến cho bản thân tạo nên một áp lực lên giọng hát, khiến cho âm phát ra ngoài không được bắt tai.
Việc bạn cần làm đó chính là luyện tập điều chỉnh hơi thở một cách thường xuyên để có thể hát tốt hơn. Ví dụ, vào những đoạn điệp khúc, bạn cần lấy hơi thở đều để hát cho chính xác. Những nốt cao, bạn cần lấy hơi thật sâu để đủ sức lên được nốt.
Bước 2: Tập hát và điều chỉnh tư thế
Bạn cần phải tập hát theo gam nhạc từ những nốt cơ bản từ thấp lên cao. Ví dụ, bạn sẽ học những nốt cơ bản như: Đồ Rê Mi Pha Son La Si Đố rồi tương tự quay trở lại từ cao xuống thấp. Bài tập hát này rất cơ bản nếu bạn muốn cải thiện được giọng hát của mình trở nên trầm bổng và có nhịp điệu.
>>> Xem ngay: Giọng gió là gì? Hướng dẫn cách hát giọng gió cực đơn giản
Bạn hãy cố gắng tập những nốt cơ bản trong âm nhạc
Ngoài ra, để hát tốt bạn cũng cần điều khiển tư thế của mình một cách hợp lý như có thể ngồi hoặc đứng hát. Tóm lại, khi tập hát bạn nên ngồi để có tinh thần thoải mái, dễ chịu, cơ thể được buông lỏng.
Bước 3: Khởi động trước khi hát
Để có thể hát hay, hát đúng nhịp, giọng hát không bị phô thì bạn cần khởi động cơ thể rồi bắt đầu luyện tập. Có nhiều người nhận định sai lầm rằng khi bắt đầu hát thì nên hát nốt thấp nhất. Tuy nhiên, nhiều giảng viên thanh nhạc khuyên rằng, cách hát hay cho người hát dở đó là hãy bắt đầu từ những nốt ở giữa, lên cao dần rồi mới xuống thấp.
Bước 4: Luyện tập phát âm đúng
Dù bạn nói hay bạn hát thì phát âm chuẩn sẽ khiến người nghe cảm thấy được tôn trọng. Nếu bạn phát âm đúng thì khi hát sẽ tác động đến giọng hát của bạn hay hơn nhiều khi bạn phát âm sai. Bạn hãy cố gắng tập hát rồi ghi âm lại xem bài hát đó mình hát đã phát âm đúng chưa. Đặc biệt, với những bạn hát bằng tiếng Anh thì việc bạn hát đúng rất quan trọng.
Bước 5: Liên tục luyện tập
Nếu bạn cảm thấy bản thân không hề cải thiện được giọng hát, giọng hát vẫn thô, cứng thậm chí khó nghe thì bạn cần dành thời gian thật nhiều trong ngày để luyện tập, mỗi ngày khoảng 30 đến 60 phút luyện tập thanh nhạc để cải thiện giọng hát của mình.
Thường xuyên lập tập mỗi ngày để cải thiện giọng hát
Một số lưu ý khi cải thiện giọng hát
Bạn nên bỏ túi cho mình một số lưu ý cơ bản trong cách hát hay cho người hát dở mà chúng tôi đã đúc kết ra được từ những kinh nghiệm của những người hát hay. Cụ thể như sau:
– Bạn hãy hát theo đúng tông giọng của mình: Bạn đừng thấy giọng mình không hay mà cố gắng “bắt chước” giọng hát của một người nào đó. Đừng ép bản thân mình phải hát theo giọng gió, hát những nốt thật cao bởi vì như vậy sẽ gây khó chịu rất nhiều cho người nghe.
– Để tông giọng linh hoạt: Bạn chỉ cần tập luyện thường xuyên, chăm chỉ mỗi ngày sẽ gặt hái được thành công, điển hình như hát được nốt cao, xuống được nốt thấp một cách tự nhiên.
– Không nên hát ngoài tông giọng: Có thể bạn sẽ học được một số mẹo để hát giọng hay hơn nhưng những mẹo như vậy sẽ khiến bài hát của bạn trở nên không tự nhiên, giọng hát của bạn bị lạc tông khiến cho bài hát trở nên “thảm hại”.
– Luyện tập độ rung: Để rung môi, bạn hãy thổi không khí qua đôi môi, cách này sẽ làm cho môi va chạm và rung lên. Âm thanh giống như tiếng br, phát ra khi bạn gặp lạnh. Nếu môi bạn ở trạng thái căng khi bạn thở ra, chúng sẽ không rung. Vì vậy, bạn nên cố gắng thư giãn đôi môi của mình, và nếu điều này không hiệu quả, hãy đẩy khóe miệng về phía mũi khi tập luyện.
– Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp bôi trơn và giữ ẩm cho dây thanh quản để chúng dễ dàng mở và đóng khi hát. Các loại thức uống không đường, không chứa Caffein, không chứa cồn cũng không nên sử dụng trong quá trình luyện hát. Cố gắng uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày để tốt cho giọng hát và sức khỏe. Ngoài ra, bạn nên uống nước ấm và mật ong, chanh vào mỗi buổi sáng sẽ rất tốt cho thanh quản của bạn, đồng thời hạn chế được tình trạng viêm họng khi thời tiết giao mùa.
Uống nhiều nước giúp bôi trơn thanh quản
Tập luyện mỗi ngày như nào để hát hay?
– Một cách hát hay cho người hát dở đó là bạn hãy tìm kiếm cho mình một chiếc micro không cần quá đắt tiền nhưng nó có thể kết nối được với máy tính.
– Bạn bắt đầu hát và ghi âm giọng hát của mình trên máy tính, điện thoại sau đó phát lại âm thanh vừa ghi.
– Bài hát bạn chọn cần phải dễ hát. Không những thế, bạn cần cố gắng thuộc lời trước ghi âm để cho việc hát trở nên thuận lợi.
>>> Xem ngay:4 Cách lấy hơi khi hát và một số lưu ý lấy hơi bạn nên biết
Có phương pháp tập luyện mỗi ngày khoa học
– Sau khi đã thu âm thành công, bạn hãy tua lại từ đầu để xem giọng hát của mình như thế nào. Dù bạn có hát dở, không tốt hoặc tệ đến đâu thì khi nghe lại bản thu âm bạn sẽ có thể rút ra được kinh nghiệm cho những lần sau.
Với những chia sẻ về cách hát hay cho người hát dở ở bài viết trên, hy vọng các bạn có thể cải thiện được giọng hát của mình một cách hiệu quả. Không những thế, thông qua khóa học được giới thiệu, các bạn sẽ tự tin hơn với chất giọng của mình vì mỗi người sinh ra không ai có thể hát hay khi chưa có sự luyện tập.
Unica gợi ý cho bạn: Khóa học ” Học hát từ xa – nhanh và giản đơn”
XEM TOÀN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY
Đánh giá :
Tags:
Hát