Mục tiêu của bước thứ 2 của Phương pháp Fridrich đó là giải 4 mảnh góc của lớp trên cùng và các mảnh cạnh lớp giữa. Trong phương pháp xoay Rubik cho người mới bắt đầu việc giải quyết này được tách làm 2 bước.
Để thực hiện được điều này, những người chơi Rubik chuyên nghiệp trước tiên sẽ quan sát khối lập phương và sau đó lên kế hoạch các bước mà họ sẽ thực hiện. Ở bước này sẽ có 41 trường hợp tương ứng với 41 công thức khác nhau. Thực tế bạn có thể giải quyết bằng trực giác nhưng những thuật toán giúp bạn luyện tập để thực hiện thông thạo và nhanh hơn hơn.
41 công thức F2L được chia thành 6 nhóm vị trí. Các nhóm này được chia ra dựa trên vị trí của mảnh góc trắng so với mạnh cạnh đi kèm với nó.
Và lưu ý ở bước này: đó là Giữ mặt màu trắng ở dưới nhằm giảm thời gian xoay Rubik.
Nếu gặp khó khăn trong quá trình đọc hiểu các kí tự dưới đây, bạn tham khảo thêm Bài viết: Tổng hợp các kí hiệu cần nhớ khi chơi Rubik.
Trường hợp 1: Trường hợp đơn giản
Đây là những trường hợp may mắn khi có thể chỉ cần giải trong vòng 3 – 4 bước quay.
Trường hợp 2: Góc ở dưới, cạnh ở tầng trên cùng
Ở đây ta sẽ kết hợp với thuật toán cơ bản cho người mới bắt đầu:
Trường hợp 3: Góc ở trên, cạnh ở giữa
Trường hợp 4: Góc hướng sang bên, cạnh ở lớp trên cùng
Trong trường hợp này, chúng ta thường đưa khối Rubik về trường hợp cơ bản, định hướng lại góc trắng trước tiên.
Trường hợp 5: Góc hướng lên trên, cạnh ở lớp trên cùng
Trường hợp 6: Góc ở dưới, cạnh ở giữa.
Việc ghi nhớ tất cả 41 trường hợp trên quả là sẽ khiến bạn gặp không ít khó khăn. Nhưng quá trình luyện tập sẽ giúp bạn cải thiện được kĩ năng này và giảm thiểu rất nhiều thời gian xoay.