Cách dùng đông trùng hạ thảo hiệu quả nhất

Đông trùng hạ thảo là loại dược liệu, thực phẩm quý và có giá trị cao về kinh tế. Hiện có thể phân chia đông trùng hạ thảo thành 3 loại chính là đông trùng hạ thảo tự nhiên, đông trùng hạ thảo bán tự nhiên, đông trùng hạ thảo nhân tạo (nuôi cấy). Đông trùng hạ thảo có nhiều tác dụng bồi bổ cơ thể và hỗ trợ điều trị nhiều tình trạng bệnh lý liên quan đến hô hấp, tim mạch, thận, sinh dục…. Vậy cách dùng đông trùng hạ thảo như thế nào hiệu quả nhất?

Đông trùng hạ thảo có tác dụng tuyệt vời nếu biết sử dụng chúng đúng cáchĐông trùng hạ thảo có tác dụng tuyệt vời nếu biết sử dụng chúng đúng cách
Đông trùng hạ thảo có tác dụng tuyệt vời nếu biết sử dụng chúng đúng cách

1. Đông trùng hạ thảo là gì?

Đông trùng hạ thảo (Cordyceps sinensis – Ophiocordyceps sinensis) là một vị thuốc nổi tiếng và đắt đỏ được ghi lại trong các cuốn y dược kinh điển của Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước.

Trước đây, khi khoa học chưa phát triển, đông trùng hạ thảo thực sự là một bí ẩn của thiên nhiên, mùa đông là con sâu, mùa hè là thảo mộc khiến người ta không biết phân chia đông trùng hạ thảo vào nhóm động vật hay thực vật.

Ngày nay qua nhiều nghiên cứu và quan sát người ta đã phát hiện bản chất của đông trùng hạ thảo là phức hợp nấm – sâu. Đây là kết quả của quá trình ký sinh nấm trên cơ thể ấu trùng sâu bướm.

Một loại ấu trùng của sâu bướm bị nhiễm nấm ở trong đất. Nấm kí sinh và phát triển trong cơ thể ấu trùng khiến ấu trùng yếu dần và di chuyển chậm chạp dưới lòng đất. Nấm hướng ấu trùng di chuyển tới vị trí lý tưởng để phát tán bào tử nấm. Trong suốt thời gian kí sinh, nấm sẽ thay thế hoàn toàn ruột ấu trùng bằng các sợi nấm mảnh như sợi chỉ. Màu sắc của ấu trùng chuyển dần từ màu nâu sang màu trắng. Ấu trùng dần dần trở nên cứng và được bao phủ bởi các sợi nấm. Mặc dù nhìn từ ngoài, ấu trùng vẫn tồn tại song đó chỉ còn là bộ khung chứa chất dinh dưỡng cho nấm. Đến mùa hè, khi thời tiết nóng ẩm, nấm sẽ phát triển mạnh mẽ hình thành quả thể ngay ở nang đầu của ấu trùng sâu bướm và vươn lên khỏi mặt đất như một loại “cỏ”. Nấm tiếp tục phát triển cho đến giai đoạn phát tán bào tử vào đất để bắt đầu một chu trình mới.

Đông trùng hạ thảo tự nhiên thường xuất hiện ở vùng núi cao trên 3000m như Cao nguyên Tây Tạng, Thanh Hải, Tứ Xuyên, Vân Nam… của Trung Quốc, Bhutan, Ấn Độ, Nepal….

Ngày nay, sự phát triển của công nghệ đã giúp con người phần nào tạo ra được  loại đông trùng hạ thảo nuôi cấy trong phòng thí nghiệm (nhân tạo) và đông trùng hạ thảo bán tự nhiên. Mặc dù xét về hàm lượng dinh dưỡng hay công dụng đối với sức khỏe không bằng đông trùng hạ thảo tự nhiên xong đây cũng là loại thực phẩm bổ sung rất tốt cho cơ thể.

2. Đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?

Đông trùng hạ thảo vốn được biết đến trong y văn cổ với những công dụng bổ phế, thận, cầm máu, giảm đờm, chỉ khái, bồi dưỡng cơ thể sau mệt mỏi. Cùng với Nhân sâm và Lộc nhung trở thành 3 vị thuốc nổi tiếng bổ dưỡng và quý hiếm.

Ngày nay, các nhà khoa học tìm thấy nhiều thành phần có hoạt tính sinh học cao của đông trùng hạ thảo như 3′-deoxyadenosine, axit cordycepic và polysaccharides Cordyceps được sử dụng để điều trị các tình trạng như đổ mồ hôi vào ban đêm, giảm cân, tăng đường huyết, tăng lipid máu, suy nhược sau khi ốm nặng, bệnh hô hấp, rối loạn chức năng thận, suy thận, loạn nhịp tim và các bệnh tim khác, bệnh gan, các vấn đề về tình dục nam, chống khối u… Nó cung có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giảm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ.

3. Cách nhận biết đông trùng hạ thảo chuẩn

Chính vì giá trị kinh tế cũng như giá trị dược liệu của đông trùng hạ thảo rất lớn nên việc làm giả ngày càng phổ biến và tính vi.

Những đặc điểm để nhận biết đông trùng hạ thảo tốtNhững đặc điểm để nhận biết đông trùng hạ thảo tốt
Những đặc điểm để nhận biết đông trùng hạ thảo tốt

Để phân biệt được đông trùng hạ thảo, các chuyên gia đưa ra rất nhiều tiêu chí. Nhưng trước tiên đông trùng hạ thảo chuẩn cần có 2 bộ phận là “phần trùng” và “phần thảo”.

3.1. Phần trùng

Không phải loại ấu trùng sâu bướm nào cũng cho ra đông trùng hạ thảo. Ấu trùng sâu bướm được nhắc đến thuộc chi Thitarodes – một chi bướm đêm thuộc họ Hepialidae.

  • Phần trùng của đông trùng hạ thảo có hình thái giống con tằm.
  • Dài khoảng 3-5cm
  • Đường kính 0,3-0,8cm
  • Có 20-30 vân, các vân gần đầu nhỏ, màu nâu nhạt. Các vân phần thân màu vàng sẫm đến nâu vàng. Khoảng cách giữa các vân không đều nhau
  • Có 8 đôi chân trong đó 1 đôi chân phần đuôi, 3 đôi chân bị thoái hóa ở phần đầu. Riêng 4 đôi ở giữa có kết cấu giòn, dễ gãy.
  • Rõ ràng 2 mắt, màu nâu cánh dán,
  • Mùi tanh nhẹ, vị đắng. Khi qua lửa hoặc sấy ở nhiệt độ 50-60 độ có mùi thơm như côn trùng nướng.

3.2. Phần thảo

  • Hình trụ thon dài từ 1,5 đến 7cm.
  • Đường kính khoảng 0,3cm
  • Màu nâu hoặc nâu sẫm
  • Có nếp nhăn dọc
  • Phần trên cùng hơi phình to
  • Kết cấu mềm dẻo
  • Lát cắt ngang có màu trắng

4. Cách dùng đông trùng hạ thảo

Do giá thành của đông trùng hạ thảo quá cao nên rất ít nghiên cứu công bố về liều dùng cũng như cách dùng hiệu quả nhất của đông trùng hạ thảo. Liều dùng phổ biến hiện nay khoảng 3-8g/lần

Theo các cách dùng thông dụng hiện nay thì đông trùng hạ thảo ngoài dùng trong các bài thuốc thì có thể ăn trực tiếp, chế biến món ăn, ngâm mật ong, ngâm rượu, làm trà…

Cách ăn trực tiếp:

  • thường mỗi lần ăn từ 1- 3g khô
  • Ngâm đông trùng hạ thảo khô trong nước nóng 60 độ. Sau 3 – 10 phút có thể lấy đông trùng hạ thảo ra nhai.

Chế biến món ăn

  • Có thể dùng dạng nguyên “con” để hầm gà, chim câu…
  • Có thể tán bột để làm bánh hoặc cho vào các món sinh tố

Cách ngâm mật ong/rượu

  • 10g khô ngâm với 1 lít mật ong. Ngâm ít nhất 7 ngày. mỗi lần uống khoảng 20ml pha với nước trước ăn sáng.
  • 10g khô ngâm với 500ml – 1 lít rượu trắng 35-40 độ. Sau 30 ngày có thể dùng. Mỗi lần uống 15-20ml.

Ngoài ra có thể dùng bột trùng thảo để cho vào nước ép trái cây, sữa chua, bánh, nước sốt của các món ăn…

5. Cách dùng đông trùng hạ thảo bằng các bài thuốc chữa bệnh

Thông thường đông trùng hạ thảo được sử dụng đơn độc trong hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên các thầy thuốc đông y cũng hay phối hợp với một số vị thuốc khác trong điều trị nhưng chỉ là ở các bài thuốc kinh nghiệm. Ví dụ:

Tùy theo cơ địa, tình trạng bệnh lý và sức khỏe nền của mỗi người mà các bác sĩ sẽ kê đơn, phối vị và liều lượng phù hợp.

Xem thêm

6. Lưu ý khi sử dụng đông trùng hạ thảo

Thận trọng khi sử dụng:

  • Không nên dùng dụng cụ bằng kim loại để chế biến hoặc ngâm đông trùng hạ thảo
  • Bạn đang phẫu thuật : Một báo cáo về trường hợp chảy máu quá nhiều do nhổ răng có liên quan đến việc uống đông trùng hạ thảo.
  • Bạn bị ung thư loại nguyên bào tủy như AML hoặc CML : Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy đông trùng hạ thảo có thể làm tăng số lượng tế bào tiền thân hồng cầu. Các tế bào này phát sinh từ chính các dòng tế bào gây ra bệnh ung thư dòng tủy.
  • Bạn dùng insulin hoặc các loại thuốc hạ đường huyết khác : Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy đông trùng hạ thảo có thể làm tăng tác dụng của những loại thuốc này. Mặc dù vẫn chưa xác định được mức độ liên quan về mặt lâm sàng, nhưng cần theo dõi chặt chẽ đường huyết.
  • Bạn dùng một loại thuốc chống đông máu: Đông trùng hạ thảo có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

Dù đông trùng hạ thảo là loại dược liệu an toàn và bổ dưỡng nhưng không tự ý sử dụng đông trùng hạ thảo với mục đích điều trị bệnh khi chưa có sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.

BS. Uông Mai

Xem thêm: Phương pháp phòng chống bệnh gout hiệu quả

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *