Cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh mới nhất 2022 – Hotelcareers.vn

5/5 – (35 votes)

Cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh đã được đề cập trong nhiều bài viết, hình ảnh, video trên mạng internet. Tuy nhiên, khi có quá nhiều thông tin và lựa chọn sẽ sinh ra nhiễu loạn, vì vậy hôm nay Hotelcareers sẽ tổng hợp một bài viết đầy đủ nhất về Bảng chữ cái tiếng Anh.

Video cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh mới nhất

Bảng chữ cái tiếng Anh là gì?

Bảng chữ cái tiếng Anh (English alphabet) là một bảng chữ gồm 26 chữ cái Latinh, hình dạng chữ cái được thể hiện dưới nhiều dạng phông chữ khác nhau ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên, nó phải đảm bảo bất kỳ ai nhìn vào cũng có thể hiểu được đó là chữ cái tiếng Anh. Chữ cái viết tay rất phong phú bởi sự sáng tạo không ngừng của người viết.

Bảng chữ cái tiếng Anh viết hoa

A
B
C
D
E
F
G

H
I
J
K
L
M
N

O
P
Q
R
S
T
U

V
W
X
Y
Z

Bảng chữ cái tiếng Anh viết thường

a
b
c
d
e
f
g

h
i
j
k
l
m
n

o
p
q
r
s
t
u

v
w
x
y
z

Bảng chữ cái tiếng Anh chữ in thườngBảng chữ cái tiếng Anh chữ in thường

Tầm quan trọng của bảng chữ cái tiếng Anh

​Cũng giống như Bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái tiếng Anh là thành phần cấu tạo nên từ và câu tiếng Anh có nghĩa. Vì vậy, việc học thuộc và đọc chuẩn chữ cái tiếng Anh là nền tảng để học tốt môn ngoại ngữ này.

Phân loại chữ cái tiếng Anh

  • Các nguyên âm (5 nguyên âm): A, E, I, O, U.
  • Các phụ âm (21 phụ âm): B, C, D, F, G, H, J, K, l, M, N, P, Q, R, S, T, V, W, X, Y, Z.

Bảng chữ cái tiếng Anh in hoaBảng chữ cái tiếng Anh in hoa

Tần suất sử dụng chữ cái tiếng Anh

Chữ cái sử dụng trong tiếng Anh nhiều nhất là chữ E, ít nhất là chữ Z theo nghiên cứu của Robert Edward Lewand. Dưới đây là bảng mật độ sử dụng chữ cái tiếng Anh:

A
8,17%
N
6,75%

B
1,49%
O
7,51%

C
2,78%
P
1,93%

D
4,25%
Q
0,10%

E
12,70%
R
5,99%

F
2,23%
S
6,33%

G
2,02%
T
9,06%

H
6,09%
U
2,76%

I
6,97%
V
0,98%

J
0,15%
W
2,36%

K
0,77%
X
0,15%

L
4,03%
Y
1,97%

M
2,41%
Z
0,07%

Cách phát âm Bảng chữ cái tiếng AnhCách phát âm Bảng chữ cái tiếng Anh

Cách phát âm bảng chữ cái tiếng Anh

Để phát âm bảng chữ cái tiếng Anh chúng ta phải dựa vào bảng phiên âm quốc tế IPA, nhưng chỉ vậy vẫn chưa đủ để chúng ta đọc chính xác, với mỗi ký tự khác nhau khi ghép với nhau sẽ cho ra những cách phát âm khác nhau.

Bảng chữ cái tiếng Anh và phiên âm quốc tế

STT
Chữ thường
Chữ hoa
Tên chữ
Phát âm

1
a
A
A
/eɪ/

2
b
B
Bee
/biː/

3
c
C
Cee
/siː/

4
d
D
Dee
/diː/

5
e
E
E
/iː/

6
f
F
Ef (Eff nếu là động từ)
/ɛf/

7
g
G
Jee
/dʒiː/

8
h
H
Aitch
/eɪtʃ/

Haitch
/heɪtʃ/

9
i
I
I
/aɪ/

10
j
J
Jay
/dʒeɪ/

Jy
/dʒaɪ/

11
k
K
Kay
/keɪ/

12
l
L
El hoặc Ell
/ɛl/

13
m
M
Em
/ɛm/

14
n
N
En
/ɛn/

15
o
O
O
/oʊ/

16
p
P
Pee
/piː/

17
q
Q
Cue
/kjuː/

18
r
R
Ar
/ɑr/

19
s
S
Ess (es-)
/ɛs/

20
t
T
Tee
/tiː/

21
u
U
U
/juː/

22
v
V
Vee
/viː/

23
w
W
Double-U
/ˈdʌbəl.juː/

24
x
X
Ex
/ɛks/

25
y
Y
Wy hoặc Wye
/waɪ/

 

26

z
Z
Zed
/zɛd/

Zee
/ziː/

Izzard
/ˈɪzərd/

Bảng chữ cái tiếng Anh và cách phát âm theo phiên âm tiếng Việt

Cách phát âm theo phiên âm chuẩn quốc tế đôi khi gặp khó với một số người, đặc biệt là những người mới lần đầu làm quen với tiếng Anh. Dưới đây là bảng phiên âm tiếng Việt để các bạn để các bạn dễ dàng học bảng chữ cái tiếng Anh hơn, cách phát âm này chỉ mang tính tương đối.

Chữ cái tiếng Anh
Cách đọc theo tiếng Việt
Chữ cái tiếng Anh
Cách đọc theo tiếng Việt

A
Ây
N
En

B
Bi
O
Âu

C
Si
P
Pi

D
Di
Q
Kiu

E
I
R
A

F
Ép
S
Ét

G
Dzi
T
Ti

H
Ét’s
U
Diu

I
Ai
V
Vi

J
Dzei
W
Đắp liu

K
Kêy
X
Esk s

L
Eo
Y
Quai

M
Em
Z
Diét

Một số lưu ý khi phát âm các phụ âm

  • Khi phát âm với môi:
    • Chu môi: /∫/, /ʒ/, /dʒ/, /t∫/
    • Môi mở vừa phải (các âm khó): /ɪ/, /ʊ/, /æ/
    • Môi tròn và thay đổi: /u:/, /əʊ/
    • Lưỡi, răng: /f/, /v/
  • Khi phát âm với lưỡi:
    • Đầu lưỡi cong lên chạm nướu:  /t/, /d/, /t∫/, /dʒ /, /η/, /l/
    • Đầu lưỡi cong lên chạm ngạc cứng: / ɜ: /, / r /.
    • Nâng cao cuống lưỡi: /ɔ:/, /ɑ:/, /u:/, /ʊ/, /k/, /g/, /η/
    • Răng, lưỡi: /ð/, /θ/.
  • Khi phát âm với dây thanh:
    • Rung (hữu thanh) đối với các phụ âm: /b/, /d/, /g/, /v/, /z/, /m/, /n/, /w/, /j/, /dʒ/, /ð/, /ʒ/
    • Không rung (vô thanh) đối với các phụ âm: /p/, /t/, /k/, /f/, /s/, /h/, /∫/, /θ/, /t∫/

Khẩu hình miệng khi phát âm chữ cái tiếng AnhKhẩu hình miệng khi phát âm chữ cái tiếng Anh

Khẩu hình miệng khi phát âm chữ cái tiếng Anh

Để giúp bạn hình dung dễ hơn, dưới đây là khẩu hình miệng khi phát âm bảng chữ cái tiếng Anh.

Khẩu hình khi phát âm nguyên âm trong tiếng Anh

Bộ Âm
Mô Tả
Môi
Lưỡi
Độ Dài Hơi

/ ɪ /
Âm i ngắn, giống âm “i” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn ( = 1/2 âm i).
Môi hơi mở rộng sang 2 bên.
Lưỡi hạ thấp.
Ngắn

/i:/
Âm i dài, kéo dài âm “i”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra.
Môi mở rộng sang 2 bên như đang mỉm cười.
Lưỡi nâng cao lên.
Dài

/ ʊ /
Âm “u” ngắn, na ná âm “ư” của tiếng Việt, không dùng môi để phát âm này mà đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng.
Hơi tròn môi.
Lưỡi hạ thấp.
Ngắn

/u:/
Âm “u” dài, kéo dài âm “u”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra.
Khẩu hình môi tròn.
Lưỡi nâng lên cao.
Dài

/ e /
Giống âm “e” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn.
Mở rộng hơn so với khi phát âm âm / ɪ /.
Lưỡi hạ thấp hơn so với âm / ɪ /.
Dài

/ ə /
Giống âm “ơ” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn và nhẹ.
Môi hơi mở rộng.
Lưỡi thả lỏng.
Ngắn

/ɜ:/
Âm “ơ” cong lưỡi, phát âm âm /ɘ/ rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng.
Môi hơi mở rộng.
Cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm.
Dài

/ ɒ /
Âm “o” ngắn, giống âm o của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn.
Hơi tròn môi.
Lưỡi hạ thấp.
Ngắn

/ɔ:/
Âm “o” cong lưỡi, phát âm âm o như tiếng Việt rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng.
Tròn môi.
Cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm.
Dài

/æ/
Âm a bẹt, hơi lai giữa âm “a” và “e”, cảm giác âm bị đè xuống.
Miệng mở rộng, môi dưới hạ thấp xuống.
Lưỡi được hạ rất thấp.
Dài

/ ʌ /
Na ná âm “ă” của tiếng việt, hơi lai giữa âm “ă” và âm “ơ”, phải bật hơi ra.
Miệng thu hẹp.
Lưỡi hơi nâng lên cao.
Ngắn

/ɑ:/
Âm “a” kéo dài, âm phát ra trong khoang miệng.
Miệng mở rộng.
Lưỡi hạ thấp.
Dài

/ɪə/
Đọc âm / ɪ / rồi chuyển dần sang âm / ə /.
Môi từ dẹt thành hình tròn dần.
Lưỡi thụt dần về phía sau.
Dài

/ʊə/
Đọc âm / ʊ / rồi chuyển dần sang âm /ə/.
Môi mở rộng dần, nhưng không mở rộng.
Lưỡi đẩy dần ra phía trước.
Dài

/eə/
Đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ə /.
Hơi thu hẹp môi.
Lưỡi thụt dần về phía sau.
Dài

/eɪ/
Đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ɪ /.
Môi dẹt dần sang 2 bên.
Lưỡi hướng dần lên trên.
Dài

/ɔɪ/
Đọc âm / ɔ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/.
Môi dẹt dần sang 2 bên.
Lưỡi nâng lên & đẩy dần ra phía trước.
Dài

/aɪ/
Đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/.
Môi dẹt dần sang 2 bên.
Lưỡi nâng lên và hơi đẩy ra phía trước.
Dài

/əʊ/
Đọc âm / ə/ rồi chuyển dần sang âm / ʊ /.
Môi từ hơi mở đến hơi tròn.
Lưỡi lùi dần về phía sau.
Dài

/aʊ/
Đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ʊ/.
Môi tròn dần.
Lưỡi hơi thụt dần về phía sau.
Dài

Khẩu hình khi phát âm phụ âm trong tiếng Anh

STT
Bộ âm
Mô tả

1
/p/
Đọc gần giống với âm /p/ của  tiếng Việt. Hai mối chặn luồng khí trong miệng, sau đó bật thật nhanh và mạnh luồng khí ra.

2
/b/
Giống âm /b/ trong tiếng Việt. Hai môi chặn luồng khí trong miệng, sau đó đẩy mạnh luồng khí đó ra. Nhưng sẽ nhẹ hơn âm /p/.

3
/t/
Gần giống âm /t/ trong tiếng Việt, nhưng bật hơi thật mạnh, đặt đầu lưỡi dưới nướu, khi luồng khí bật ra, đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới. Hai răng khít chặt, mở ra khi luồng khí mạnh thoát ra.

4
/d/
Giống âm /d/ tiếng Việt nhưng hơi bật ra mạnh hơn một chút. Đặt đầu lưỡi dưới nướu và đẩy khí thật mạnh ra ngoài. Nhưng vẫn nhẹ hơn âm /t/.

5
/tʃ/
Giống âm /ch/ tiếng Việt nhưng mỗi khi nói phải chu ra. Môi hơi tròn và chu về phía trước, khi luồng khí thoát ra, môi tròn nửa, lưỡi thông và chạm vào hàm dưới, để khí thoát ra trên bề mặt lưỡi.

6
/dʒ/
Giống âm /t/ nhưng có rung dây thanh quản. Môi hơi tròn và cho về phía trước, khi luồng khí thoát ra, môi tròn nửa, lưỡi thẳng và chạm vào hàm dưới, để khí thoát ra trên bề mặt lưỡi.

7
/k/
Giống âm /k/ tiếng Việt nhưng bật mạnh hơi, nâng phần sau của lưỡi, chạm ngạc mềm, hạ thấp khi luồng khí lạnh bật ra.

8
/g/
Giống âm /g/ tiếng Việt, nâng phần sau của lưỡi, chạm ngọc mềm, hạ thấp khi luồng khí mạnh bột ra.

9
/f/
Giống âm /ph/ (phở) trong tiếng Việt, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới.

10
/v/
Giống âm /v/ trong tiếng Việt, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưởi.

11
/ð/
Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và hai hàm răng, thanh quản rung.

12
/θ/
Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và hai hàm răng, thanh quản không rung.

13
/s/
Để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng. Luồng khí thoát từ giữa một lưỡi và lợi.

14
/ʃ/
Mỗi chu ra (giống khi yêu cầu ng khác im lặng: Shhhhhh!). Môi hướng về phía trước như đang kiss gi đó, môi tròn, để mặt lưỡi chạm lại hàm trên, nâng phần trước của lưỡi lên.

15
/z/
Đề lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng, luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi, rung thanh quan.

16
/ʒ/
Môi cho ra (giống khi yêu cầu ng khác im lặng: Shhhhhh!). Nhưng có rung thanh quản, môi hướng về phía trước như đang kiss gi đó, môi tròn, để mặt lưỡi chạm lợi hàm trên, nâng phần trước của lưỡi lên.

17
/m/
Giống âm /m/ tiếng Việt, hai môi ngậm lại, để luồng khí thoát qua mũi.

18
/n/
Khí thoát ra từ mũi, môi hé, đầu lưỡi chạm vào lợi hàm trên, chặn luồng khí để khí thoát ra từ mũi.

19
/ŋ/
Khi bị chặn ở lưỡi và ngạc mềm nên thoát ra từ mũi, thanh quan rung, môi hé, phần sau của lưỡi nâng lên, chạm ngạc mềm.

20
/l/
Từ từ cong lưỡi chạm vào răng hàm trên, thanh quản rung, môi mở rộng.

21
/r/
Lưỡi cong vào trong và môi tròn, hơi cho về phía trước. Khi luồng khí thoát ra, lưỡi về trạng thái thả lỏng, môi tròn mở rộng.

22
/w/
Lưỡi thả lỏng, môi tròn và chu về trước. Khi luồng khí thoát ra, lưỡi vẫn thò lòng, môi tròn mở rộng.

23
/h/
Như âm /h/ tiếng Việt, không rung thanh quản, môi hé nửa, lưỡi hạ thấp để luồng khí thoát ra.

24
/j/
Nâng phần trước củaa lưỡi lên gần ngạc cứng, đầu luồng khí thoát ra giữa phần trước của lưỡi và ngạc cứng nhưng không có tiếng ma sát của luồng khí (do khoảng cách giữa phần trước của lưỡi và ngạc cứng không quá gần) làm rung dây thanh trong cổ họng.

Bí quyết học giỏi tiếng Anh

Đã có rất nhiều chia sẻ về phương pháp học giỏi tiếng Anh, nhưng theo Hotelcareers.vn để học tốt tiếng Anh người học phải chăm chỉ, đam mê và không ngừng nỗ lực rèn luyện, xác định học tiếng Anh là một chặng đường dài.  Học đều các kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết, học đều đặn mỗi ngày và nên chia nhỏ thời gian học trong ngày.

  • Kỹ năng nghe: Nghe tiếng Anh hàng ngày, nghe càng nhiều càng tốt, nghe bất cứ thời gian nào. Nói chung, rảnh rỗi thì nên nghe tiếng Anh.
  • Kỹ năng nói: Đừng ngại nói, nói theo những gì mình nghe, nên nói khi có điều kiện. Đặc biệt khi có người chỉnh sửa cho mình.
  • Kỹ năng đọc: Đọc truyện, đọc báo, đọc bài học, từ nào không biết tra từ điển. Không nên đọc xa xả các từ đơn, cách đọc này khiến bạn khó nhớ.
  • Kỹ năng viết: Vận dụng tốt ngữ pháp, từ vựng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *