Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp – tóm tắt và soạn bài

Lý thuyết về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Bài tập vận dụng!

I. Sơ đồ – Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

II. Lý thuyết về Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

1. Khái niệm

– Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ (lời nói bên trong) của một người, một nhân vật:

+ Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.

+ Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

2. Ví dụ

– Lời dẫn trực tiếp:

          Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói: “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.”

– Lời dẫn gián tiếp:

          Một lần đến thăm Trường Cao đẳng Mĩ thuật Công nghiệp Hà Nội, Bác Hồ gợi ý nên phát triển đồ sứ dân tộc. Bác nói người Việt thường dùng chén chứ không dùng tách.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *