Cách dẫn trực tiếp là gì ? Lấy ví dụ ? Dấu hiệu nhận biết như thế nào ?
Văn Học
Cách dẫn trực tiếp là gì ? Lấy ví dụ ? Dấu hiệu nhận biết như thế nào ?
Cách dẫn trực tiếp là gì ? Hãy theo dõi những nội dung chúng tôi đem đến cho bạn trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn các thông tin liên quan đến cách dẫn trực tiếp nhé !
Cách dẫn trực tiếp là gì ?
1. Khái niệm
– Cách dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
2. Đặc điểm
-Trong giao tiếp, khi kể chuyện bằng lời nói, cách dẫn gián tiếp được sử dụng thường xuyên hơn. Còn lời các nhân vật trong truyện nói với nhau thường được dẫn trực tiếp, gọi là lời thoại và được đánh dấu bằng cách gạch đầu dòng ở đầu lời thoại.
– Về mặt vị trí, lời dẫn trực tiếp có thể đứng trước, đứng sau hoặc đứng cả phía trước và phía sau lời người dẫn.
– Lời dẫn gián tiếp tuy không bắt buộc đúng từng từ nhưng phải đảm bảo đúng ý. Khi dẫn gián tiếp, có thể dùng rằng hoặc là đặt trước lời dẫn (sau động từ trong câu).
– Khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp cần chú ý: thay đổi từ xưng hô cho thích họp; bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép; lược bỏ các từ tình thái (kia, nhé, này…); có thể thêm rằng hoặc là trước lời dẫn.)
3. Một số ví dụ minh họa
– Ví dụ minh họa 1: Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. (Nguyễn Thành Long)
– Ví dụ minh họa 2: Thầy giáo nói: “Ngày mai kiểm tra 1 tiết”
– Ví dụ minh họa 3: Tục ngữ có câu: “Lá lành đùm lá rách”
==> Cách chuyển từ dẫn trực tiếp sang gián tiếp: Nhớ bỏ dấu 2 chấm và lượt bỏ tình thái từ, thay đổi từ xưng hô cho phù hợp với đối tượng giao tiếp, có thể thêm “rằng” hoặc “là” trước câu dẫn
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, hy vọng bài viết sẽ đem đến cho bạn những nội dung hữu ích nhất !