Trẻ em dễ bị nhiễm bệnh tay chân miệng do liên quan đến thực hành vệ sinh cá nhân, môi trường không đảm bảo. Làm thế nào để chữa tay chân miệng được nhanh chóng – hiệu quả và an toàn cho bé? Nếu không chữa trị đúng cách, bệnh tay chân miệng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho các bé.
I. Dấu hiệu sớm nhận biết tay chân miệng ở trẻ
Ban đầu, trẻ có các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy. Các triệu chứng này cũng thường gặp ở các bệnh khác, nên khó có thể giúp cha mẹ xác định rõ tình trạng bệnh của con.
Sau khoảng 12-24 giờ, trẻ mới bắt đầu có những dấu hiệu điển hình của bệnh:
- Loét miệng: Vết loét thường đỏ hay có dạng phỏng nước, đường kính 2-3 mm, xuất hiện ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi. Do miệng đau nên trẻ thường bỏ bú, bỏ ăn, quấy khóc, miệng chảy nhiều nước bọt.
- Phát ban dạng phỏng nước: Phát ban xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Trong vòng 7 ngày, phát ban sẽ lui dần và có thể để lại vệt thâm ở trên da.
- Sốt nhẹ khoảng 37,5-38oC, có trường hợp sốt cao trên 39oC
- Một số triệu chứng khác: Mệt mỏi, chán ăn, hay quấy khóc
Nếu bố mẹ không biết chăm sóc đúng cách sẽ khiến những nốt ban không thuyên giảm mà còn có nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng. Một số biến chứng khó lường trên tim mạch, hô hấp, thần kinh như viêm cơ tim, viêm màng não. Nguy hiểm hơn là các biến chứng này rất khó phát hiện sớm nếu bác sĩ không có kinh nghiệm và người nhà không chú ý. Vì vậy, nắm được cách chữa tay chân miệng sẽ giúp trẻ tránh được những biến chứng nguy hiểm trên.
II. Biến chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ
Trẻ có biến chứng não thường có triệu chứng khó ngủ, quấy khóc liên tục, giật mình lúc thức hay lúc bắt đầu thiu thiu ngủ. Trẻ có thể hoảng hốt, nói lảm nhảm, chới với, run tay chân, co giật.
Triệu chứng khác có thể thấy khi có biến chứng như sốt lại sau khi hạ sốt, sốt rất cao, nôn ói nhiều, da nổi bông, mạch nhanh nhưng không sốt cao, yếu tay chân, méo miệng.
Khi có dấu hiệu xuất hiện biến chứng phải ngay lập tức đưa đến bệnh viện cấp cứu. Nếu không xử lý và chữa trị đúng cách, kịp thời, trẻ có thể tử vong trong vài giờ.
>>> Xem bài viết: Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không? Cách phòng bệnh và ngăn ngừa biến chứng
III. Cách chữa tay chân miệng an toàn – nhanh khỏi
Tay chân miệng là bệnh do virus và vẫn chưa có thuốc đặc trị. Bệnh tay chân miệng ở trẻ thường không nguy chiểm, chỉ gây nhiều khó chịu cho trẻ do các nốt ban xuất hiện ở nhiều nơi và gây đau, ngứa rát. Khi bé nhiễm bệnh, cha mẹ cũng không cần quá lo lắng mà nên bình tĩnh làm theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Để chữa tay chân miệng cho trẻ một cách an toàn – hiệu quả, cha mẹ nên tuân thủ các bước sau đây:
1. Cách ly trẻ
Khi trẻ xuất hiện triệu chứng chân tay miệng việc đầu tiên bố mẹ cần làm.là đưa bé đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhà để bác sĩ thăm khám và chuẩn đoán bệnh chính xác nhất. Nếu được chẩn đoán xác định mắc tay chân miệng, trẻ nên được cách ly và chăm sóc trẻ đúng cách, tránh lây lan tạo ổ dịch.
2. Hạ sốt cho trẻ
Sốt là triệu chứng thường gặp ở trẻ tay chân miệng. Để hạ sốt cho trẻ, cha mẹ cần theo dõi và kiểm tra nhiệt độ thường xuyên để có hướng xử lý phù hợp.
- Nếu trẻ sốt dưới 38.5°C: Chỉ cần chườm ấm cho trẻ.
- Nếu trẻ sốt trên 38.5°C: Dùng thuốc Paracetamol liều 10 mg/kg/lần (uống) hoặc 15 mg/kg/lần (toạ dược) mỗi 6 giờ.
Thuốc hạ sốt cần được sử dụng theo liều khuyến cáo, phù hợp với tình trạng bệnh và cân nặng của trẻ.
3. Kiểm soát loét miệng, phát ban
Các vết loét miệng, phát ban không chỉ khiến trẻ đau đớn, khó chịu mà còn ẩn chứa nhiều nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, khiến bé khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn. Theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế, các tổn thương này cần được sát khuẩn, vệ sinh sạch sẽ bằng dung dịch kháng khuẩn phù hợp.
Hiện nay, phần lớn dung dịch sát khuẩn không đủ hiệu quả và an toàn để sử dụng cho bé. Cồn và oxy già gây xót khi sử dụng và làm chậm hình thành tổ chức hạt, khiến tổn thương chậm lành. Xanh methylen có khả năng sát khuẩn quá kém, povidone iod lại gây nhuộm màu da và dễ kích ứng.
Dizigone – Đại diện duy nhất của dung dịch kháng khuẩn ion tại Việt Nam
Theo các chuyên gia da liễu, trẻ bị tay chân miệng có thể sử dụng dung dịch kháng khuẩn ion. Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ EMWE từ châu Âu, dung dịch này đảm bảo các tiêu chí:
- Kháng khuẩn nhanh và mạnh, loại bỏ toàn bộ vi khuẩn, nấm trong 30 giây.
- Giúp vết loét mau lành
- Không gây khô, xót da, niêm mạc miệng khi sử dụng.
- Cơ chế diệt khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên nên an toàn cho bé.
- Trong suốt, không gây nhuộm màu da, niêm mạc, giúp cha mẹ tiện theo dõi tiến triển của tổn thương.
Các nốt phát ban, mụn mủ mờ đi nhanh chóng sau khi dùng bộ sản phẩm Dizigone
4. Dưỡng ẩm da cho bé bằng Dizigone Nano Bạc
Dizigone Nano Bạc chứa các phân tử Bạc kích thước nano có chất lượng cao từ châu Âu. Ngoài ra, sản phẩm còn có các thành phần lành tính như: D-panthenol, tinh chất lô hội, cúc la mã, tinh dầu tràm giúp:
- Kháng khuẩn, chống viêm.
- Dưỡng ẩm
- Kích thích tái tạo tế bào da mới và ngăn ngừa sẹo.
Cách sử dụng sản phẩm:
Sau khi vệ sinh da bằng dung dịch Dizigone, mẹ lấy một lượng phù hợp bôi lên vùng da bé. Nên massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào các lớp da, thúc đẩy quá trình hồi phục.
5. Chăm sóc dinh dưỡng
Để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh mẹ cần có chế độ. chăm sóc phù hợp, đầy đủ để tăng sức đề kháng.
- Đối với trẻ đang bú sữa mẹ cần cho bú như bình thường và có thể bú nhiều càng tốt.
- Nên cho trẻ ăn những món bé thích để trẻ ăn được nhiều hơn.
- Thức ăn cần được làm mềm mịn, lỏng như: cháo, súp, sữa chua, sữa, …để giúp trẻ ăn mà không bị đau miệng. Nên dùng loại thìa nhỏ, ko có cạnh sắc để tránh đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi gây đau cho trẻ.
- Khi bị tay chân miệng trẻ có thể ăn ít hơn bình thường do mệt mỏi và đau miệng. Vì vậy mẹ cần chia nhỏ bữa ăn để giúp trẻ ăn được.nhiều hơn, tuyệt đối không ép trẻ ăn.
.
- Tăng cường cho trẻ uống nước hoa quả và ăn rau xanh, trái cây để bổ.sung vitamin, tăng đề kháng, chóng hồi phục.
- Trẻ cần ăn từ 3 đến 5 bữa/ ngày. Các bữa ăn cần đầy đủ chất dinh dưỡng. Thời gian ăn cách nhau từ 3 đến 4 giờ.
- Sau khi ăn, cho trẻ súc miệng bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
Hãy bổ sung vào cuốn cẩm nang sức khỏe của mỗi người cách chữa tay chân miệng nhanh khỏi – an toàn nhất. Nếu còn bất cứ thông tin nào khác cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 19009482 để được sự tư vấn của các chuyên da.