Cách chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh ngay tại nhà “nói không” với thuốc
Sổ mũi ở trẻ sơ sinh thường không nghiêm trọng nhưng nếu không điều trị dứt điểm, triệu chứng kéo dài nhiều ngày có thể biến chứng thành viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm tai giữa,… NutriBaby hướng dẫn mẹ một số cách chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh “siêu” hiệu quả ngay tại nhà dưới đây để mẹ áp dụng cho bé nhé!
Khi trẻ sơ sinh chớm bị sổ mũi, mẹ nên có trị dứt điểm sớm cho trẻ
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi
Hệ hô hấp của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện cộng với hệ miễn dịch còn non yếu sẽ khiến trẻ dễ bị viêm hô hấp, đặc biệt là các triệu chứng ho, sổ mũi, thở khò khè… Trẻ sơ sinh bị chảy nước mũi thường xuất phát từ những nguyên nhân thường gặp sau:
-
Cảm cúm, cảm lạnh: Khi thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể trẻ dễ bị nhiễm lạnh dẫn tới các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ho, sốt. Hoặc trẻ có thể bị lây cảm cúm từ người thân trông gia đình hay những người đến chơi, thăm nom.
-
Bị dị ứng: Một số trẻ có cơ địa nhạy cảm dễ bị dị ứng với lông động vật, phấn hoa, hay khói bụi trong không khí, thời tiết thay đổi.
Triệu chứng sổ mũi ở trẻ sơ sinh
Khi bị sổ mũi, trẻ thường bị nghẹt mũi, hắt hơi và bắt đầu chảy mũi trong. Sổ mũi lâu ngày cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị ho, thậm chí có thể gây viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Do đó, bố mẹ cần chú ý theo dõi và xử lý kịp thời, giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.
Sổ mũi kéo dài có thể biến chứng thành viêm mũi họng, viêm phế quản,…
Cẩm nang các cách trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh “siêu” hiệu quả
Khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi, việc điều trị khó hơn trẻ lớn rất nhiều, đặc biệt là việc cho trẻ dùng thuốc sẽ rất dễ gây ra các vấn đề về rối loạn tiêu hóa hoặc nôn trớ. Do đó, khi trẻ bị sổ mũi, các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho trẻ rất quan trọng. Bố mẹ hãy thực hiện ngay các biện pháp sau:
Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý rất an toàn, có tác dụng làm ẩm niêm mạc mũi, giúp long đờm, loãng đờm khi trẻ bị viêm mũi nặng. Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh cũng khá đơn giản, chỉ cần mẹ tỉ mẩn chút xíu và cẩn thận làm đúng theo các bước.
Mẹ cần chuẩn bị: nước muối sinh lý (nên chọn mua lọ nước muối sinh lý có đầu tròn, loại không cần phải cắt đầu để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của bé), khăn xô mềm, miếng lót chống thấm. Mẹ cũng có thể chuẩn bị thêm dụng cụ hút mũi, tuy nhiên việc hút mũi thường không cần thiết và không được khuyên dùng.
Khi trẻ bị sổ mũi nhẹ, chỉ cần mẹ vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hàng ngày, trẻ sẽ nhanh dứt triệu chứng
Cách làm:
-
Đặt trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên. Nhẹ nhàng đặt đầu lọ nước muối vào sát vách lỗ mũi trẻ rồi ấn nhẹ lọ nước muối khoảng 2-3 giây. Dịch nhầy trong mũi sẽ lỏng và chảy ra ngoài cùng nước muối. Mẹ lấy khăn xô sạch mềm thấm lau sạch nước muối và dịch nhầy chảy ra. Lặp lại với bên lỗ mũi còn lại.
-
Nếu dịch mũi của bé đặc sệt, mẹ có thể chờ 1-2 phút rồi dùng dụng cụ hút mũi hút nhẹ nhàng dịch nhầy ở từng bên lỗ mũi.
Mẹ chú ý không nên lạm dụng rửa mũi cho trẻ bằng nước muối quá nhiều khi trẻ không có dấu hiệu bị viêm mũi. Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý an toàn, hiệu quả nhưng nếu lạm dụng rửa mũi quá nhiều sẽ làm mất đi độ ẩm tự nhiên trong mũi trẻ, gây teo niêm mạc mũi.
Massage mũi cho trẻ
Nếu trẻ bị nghẹt mũi phải, mẹ hãy để bé nằm nghiêng về phía bên trái và ngược lại. Sau đó mẹ dùng ngón trỏ bấm vào hai bên cánh mũi, day day nhẹ, mỗi ngày massage 3-4 lần. Hoặc đơn giản, khi mẹ thấy con bị nghẹt mũi, khò khè, khó thở, mẹ có thể dùng ngón cái và ngón trỏ vuốt nhẹ nhàng lên sát 2 bên sống mũi, thực hiện vài lần trong ngày.
Giữ ấm cho trẻ
Vào mùa đông, mẹ cần giữ ấm và vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ bằng nước ấm. Phòng của bé cần tránh gió lùa, hạn chế để bé tiếp xúc với không khí lạnh để tránh bệnh sổ mũi kéo dài lâu khỏi và biến chứng nặng hơn.
Vào mùa nóng, khi cho bé nằm phòng điều hòa, mẹ cần lưu ý về nhiệt độ điều hòa, hướng gió điều hòa, thời gian bật điều hòa,… để phòng viêm mũi họng cho bé.
Xem thêm: Mách mẹ dùng điều hòa đúng cách cho trẻ sơ sinh
Kê cao đầu cho bé khi ngủ
Để tránh bé bị nghẹt mũi khó chịu trong giấc ngủ đêm, mẹ có thể kê cao đầu bé để giúp ngăn nước mũi chảy ngược vào trong.
Giữ vệ sinh không khí sạch sẽ
Bên cạnh các biện pháp trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh, mẹ cũng cần chú ý giữ vệ sinh môi trường xung quanh bé thoáng mát, sạch sẽ. Tránh để bé tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, lông động vật,…
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi uống thuốc gì?
Nếu trẻ sơ sinh chỉ mới chớm bị sổ mũi, mẹ nên hạn chế dùng thuốc trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Tự ý cho trẻ dùng kháng sinh không chỉ làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh, “nhờn thuốc” mà còn dễ gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng để hệ tiêu hóa của trẻ.
Để giúp trẻ nhanh chóng dứt sổ mũi, nghẹt mũi, mẹ có thể tham khảo áp dụng các bài thuốc dân gian trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh hoặc cho trẻ bổ sung các sản phẩm các tác dụng tăng cường sức đề kháng chuyên biệt dành cho trẻ sơ sinh.
Thích hợp dùng cho trẻ từ 0 tháng tuổi là một trong những ưu điểm vượt trội của sản phẩm NutriBaby Plus
Cốm NutriBaby Plus với ưu điểm vượt trội – thích hợp dùng cho trẻ từ 0 tháng tuổi là một trong những gợi ý tuyệt vời dành cho mẹ. Với sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần thảo dược Hoàng kỳ, Diếp cá với nhóm chất Kẽm, Thymomodulin, Lysine, Taurin, NutriBaby Plus giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng cho trẻ, hỗ trợ phòng ngừa và giảm các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như chảy nước mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, ho rát họng, hay ốm vặt,… Đặc biệt với các bé sơ sinh bị “thiệt thòi” khi mẹ bị mất sữa hay sữa mẹ ít, không được cung cấp đầy đủ các kháng thể tự nhiên từ nguồn sữa mẹ, thì các thành phần vi chất và vitamin có trong NutriBaby Plus sẽ góp phần “bù đắp” cho trẻ, đồng hành cùng mẹ “trang bị” cho trẻ “nền tảng” hệ miễn dịch tốt nhất trong những năm tháng đầu đời.
—————————
Xem thêm:
>>> “Tuyệt chiêu” của mẹ giúp bé 4 tháng tuổi thoát viêm phổi, hết ho, sổ mũi, chấm dứt tháng ngày đi viện triền miên
>>> Trẻ ho có đờm, sổ mũi, mẹ làm đúng các cách sau đảm bảo khỏi nhanh!