Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Sau khi đã trải qua quá trình mang thai, chuyển dạ và sinh nở đầy vất vả, mẹ đã sẵn sàng rời bệnh viện để bắt đầu cuộc sống với thành viên mới toanh bé bỏng của mình. Khi về đến nhà, mẹ có thể cảm thấy như không biết phải bắt đầu từ đâu và như thế nào!
Đó là tâm lý hết sức bình thường, đặc biệt là với những người lần đầu làm cha mẹ. Vậy thì mẹ hãy đọc bài viết này nhé, để biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời một cách khoa học nhất, để hiểu rằng trẻ sơ sinh không chỉ có ăn ngủ poo pee mà thôi!
Trước hết là những lưu ý căn bản cần nhớ để ba mẹ không quá căng thẳng khi lần đầu chăm sóc em bé mỏng manh nhỏ xíu của mình nhé!
1. Luôn giữ tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với bé bởi trẻ sơ sinh chưa có hệ thống miễn dịch đầy đủ. Không chỉ mẹ, mà những ai tiếp xúc với bé đều cần giữ sạch tay nhé!
2. Nâng đỡ đầu và cổ của bé. Mẹ luôn chú ý nâng đỡ đầu khi bế bé và và cẩn thận khi thay đổi tư thế cho bé.
3. Mẹ tuyệt đối không rung lắc bé, dù chỉ là chơi đùa. Rung lắc có thể gây tổn thương đến não bộ còn non nớt của bé.
4. Sắp xếp đồ đạc thuận tiện nhất có thể
Trước khi đón em bé về nhà, mẹ nên chuẩn bị đầy đủ những đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc một em bé sơ sinh.
Tiếp đó, mẹ sắp xếp đồ dùng theo chức năng sao cho khi sử dụng, những món đồ cần thiết luôn ở trong tầm với, hạn chế tình trạng để bé nằm một mình còn mẹ thì vội vàng chạy đi kiếm đồ.
Chẳng hạn đồ thay tã được đặt ngăn nắp trong một chiếc giỏ, khi thay tã mẹ chỉ cần mang giỏ tới bên bé là mọi thứ phục vụ cho việc thay tã đã ở trong tầm tay.
Ngoài ra phòng của mẹ và bé nên có bố cục gọn gàng và ít có sự thay đổi. Việc này góp phần tạo cảm giác an tâm đối với môi trường sống cho bé, là nền tảng để bé ổn định sức khỏe tinh thần.
>> Cần làm gì khi em bé vừa chào đời?
>> Cách chăm sóc trẻ sơ sinh hơn 1 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Mẹ có thể sử dụng tã vải hay tã dùng một lần, còn gọi là bỉm. Dù sử dụng loại nào, bé sẽ làm bẩn tã khoảng 10 lần một ngày, hoặc khoảng 70 lần một tuần!
Trước khi mặc tã cho bé, mẹ nên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trong tầm với để có thể thao tác nhanh nhất, Đồ cần chuẩn bị có thể gồm:
- tã sạch
- kem hăm
- một chậu nước ấm
- khăn sạch hoặc bông gòn
- khăn lau khô
Sau mỗi lần đi tiêu hoặc nếu tã ướt, mẹ đặt bé nằm ngửa và cởi tã bẩn ra. Dùng nước, bông gòn và lau nhẹ nhàng để vệ sinh vùng kín của bé.
Khi cởi tã cho bé trai, mẹ hãy làm thật cẩn thận vì tiếp xúc với không khí có thể khiến bé mắc tiểu. Khi lau cho bé gái, mẹ hãy lau mông bé từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng đường tiết niệu.
Sau đó, mẹ dùng khăn sạch thấm khô và đợi một chút cho da bé được thông thoáng.
Tiếp đó mẹ hãy bôi một lớp kem hăm mỏng đều và nhớ rửa tay thật sạch sau khi thay tã.
Hăm tã là tình trạng phổ biến. Để ngăn ngừa hoặc chữa lành hăm tã, mẹ hãy nhớ một số lưu ý sau:
- Thay tã cho bé thường xuyên và càng sớm càng tốt sau khi bé đi tiêu.
- Nếu mẹ sử dụng tã vải, hãy giặt bằng xà phòng thành phần thiên nhiên, thân thiện với làn da em bé, không chứa thuốc nhuộm và mùi thơm.
- Nếu tình trạng hăm tã tiếp tục kéo dài hơn 3 ngày hoặc có vẻ trở nên nặng hơn, mẹ hãy cho bé đi khám bởi nguyên nhân có thể là do bé bị nhiễm nấm da và cần thuốc đặc trị phù hợp.
Thay tã cũng là khoảng thời gian mẹ có thể nói chuyện cùng bé yêu
Mẹ không cần thiết phải tắm cho bé hàng ngày bởi tắm nhiều còn khiến bé bị khô da. Thay vào đó, mẹ có thể tắm cho bé 2-3 lần một tuần, những ngày còn lại mẹ chú ý rửa mặt, chân tay, những chỗ hay có nếp gấp da.
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ trước khi tắm cho bé
- một chậu nước ấm khoảng 37-38 độ C (lần đầu mẹ nên sử dụng nhiệt kế tắm, những lần sau mẹ có thể cảm nhận nhiệt độ của nước bằng cổ tay)
- một chậu nước khác dùng để tráng sau khi tắm với nhiệt độ ấm hơn một chút để nước có thời gian nguội dần trong khi mẹ tắm cho bé
- 2 chiếc khăn mềm, sạch dùng để quấn bé
- xà phòng và dầu gội đầu nhẹ, không mùi
- 2-3 chiếc khăn mặt khô
- tã sạch
- quần áo sạch
Bước 2: Massage nhẹ nhàng cho bé
Mẹ có thể thực hiện massage trước khi tắm để khởi động cho bé hoặc thực hiện sau khi tắm.
Bước 3: Mẹ quấn bé vào một chiếc khăn mềm sạch
Lau mắt cho trẻ sơ sinh bằng khăn (hoặc bông gòn sạch) chỉ thấm nước, bắt đầu từ một bên mắt và lau từ góc trong ra góc ngoài. Dùng một góc khăn sạch hoặc một miếng bông gòn khác để rửa mắt còn lại. Lau sạch mũi và tai của bé bằng khăn ẩm. Sau đó làm ướt miếng vải một lần nữa và dùng một ít xà phòng rửa mặt nhẹ nhàng và lau khô.
Tiếp theo, mẹ gội đầu nhẹ nhàng cho bé bằng dầu gội dùng cho trẻ sơ sinh rồi dùng một chiếc khăn mặt khô để lau khô tóc. Chăm sóc trẻ sơ sinh cần cẩn thận và khéo léo.
Bước 4: Mẹ bỏ khăn quấn và đặt bé chầm chậm xuống nước, một tay mẹ giữ đầu và cổ bé, tay còn lại mẹ nhẹ nhàng tắm cho bé lần lượt từ trên xuống bằng khăn mặt và xà phòng dịu nhẹ. Mẹ chú ý các vị trí có nhiều nếp gấp da trên cơ thể như cổ, tay, chân của bé.
Bước 5: Mẹ tráng lại bằng chậu nước tráng rồi quấn bé vào chiếc khăn mềm còn lại
Bước 6: Mẹ bôi kẽm dưỡng, massage nhẹ nhàng (nếu có) và mặc tã cùng quần áo cho bé.
Trong khi tắm cho bé mẹ lưu ý không bao giờ để bé ở một mình. Nếu cần rời khỏi phòng tắm, mẹ hãy quấn bé trong một chiếc khăn và ôm bé đi cùng.
Chăm sóc rốn ở trẻ sơ sinh cũng rất quan trọng. Mẹ có thể dùng bông tẩm cồn để lau khu vực này cho đến khi gốc dây rốn khô và tự rụng đi. Mẹ có thể mua miếng giấy tẩm cồn bán sẵn ở hiệu thuốc để sử dụng. Thông thường dây rốn sẽ tự rụng trong 10 ngày đến 3 tuần.
Mẹ lưu ý vùng rốn của trẻ sơ sinh không được ngập trong nước cho đến khi cuống rốn rụng đi và lành lại. Cho đến khi rụng, gốc dây sẽ chuyển màu từ vàng sang nâu hoặc đen. Mẹ cần cho bé đi khám nếu vùng rốn có màu đỏ hoặc có mùi lạ hoặc tiết dịch.
Có thể mẹ bối rối không biết bao lâu thì nên cho bé ăn 1 lần. Đơn giản là mẹ hãy lắng nghe nhu cầu của bé. Bé có thể ra hiệu bằng cách khóc to, đưa ngón tay vào miệng hoặc phát ra tiếng động khi mút tay.
Một em bé sơ sinh cần được cho bú sau mỗi 2 đến 3 giờ và khoảng 10-15 phút ở mỗi bên ngực. Nếu bé ăn sữa công thức thì mỗi bưa sẽ bú khoảng 60–90 ml.
Mẹ có thể nhận biết bé ăn có đủ hay không bằng bằng cách quan sát biểu hiện của bé có vui vẻ không, có khoảng sáu lần tã ướt và vài lần đi poo mỗi ngày không, có ngủ ngon và tăng cân đều đặn không. Một cách khác là mẹ hãy để ý xem ngực mẹ có cảm thấy căng trước và rỗng sau khi cho bé bú hay không.
Mẹ hãy cho bé ợ hơi thường xuyên bởi bé thường nuốt lẫn không khí trong khi bú. Khi bị đầy hơi bé sẽ tỏ ra hết sức khó chịu, ngủ không ngon giấc và dễ bị nôn trớ. Nếu con hay trớ, trào ngược dạ dày thực quản hoặc có vẻ quấy khóc trong khi bú, mẹ hãy thử vỗ ợ 5 phút một lần trong khi bú.
Hướng dẫn mẹ vỗ ợ đúng cách
Em bé sơ sinh mới đẻ có thể ngủ gần như nguyên ngày. Đây cũng là giai đoạn mẹ cần phục hồi lại sức khỏe sau sinh, bởi vậy mẹ đừng quá quan trọng việc xây dựng nếp sinh hoạt vào thời điểm này. Mẹ cần được nghỉ ngơi và bé cũng vậy.
Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ nên bé thường ngủ giấc ngắn rồi lại dậy để ăn. Một số trẻ sơ sinh có thể cần được đánh thức vài giờ một lần để đảm bảo ăn đủ no.
Điều quan trọng nhất về giấc ngủ của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi là vấn đề an toàn ngủ. Mẹ luôn nhớ đặt bé nằm ngửa khi ngủ để giảm nguy cơ SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh).
Ngoài ra, mẹ cũng lưu ý không sử dụng chăn, mền, thú nhồi bông và gối trong cũi hoặc nôi bởi có thể làm em bé ngạt thở. Mẹ đừng quên đổi tư thế nằm của bé, luân phiên đặt bé nằm nghiêng đầu sang trái và sang phải để ngăn ngừa chứng đầu phẳng cho bé.
Mẹ cần chú ý an toàn ngủ cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Tạo mối liên kết với bé ngay từ những ngày đầu
Em bé đang nằm an toàn trong tử cung của mẹ bỗng bị đây ra một môi trường khác hoàn toàn đối lập. Lúc này, sự gắn kết ngay từ sau khi sinh với ba mẹ có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển chung của bé và cả ba mẹ nữa.
Mẹ có thể bắt đầu xây dựng sợi dây gắn kết này bằng cách ôm bé vào lòng và nhẹ nhàng vuốt ve âu yếm. Ba và mẹ cố gắng “da kề da” nhiều nhất có thể nhé!
Giao tiếp với bé
Trẻ sơ sinh có thể “nói” cho mẹ biết các nhu cầu của mình bằng tiếng khóc. Chỉ cần để ý quan sát một chút, mẹ sẽ nhanh chóng nắm bắt được ngôn ngữ khóc của bé nhà mình đó!
Ngoài ra trẻ sơ sinh thường thích các âm thanh nhẹ nhàng du dương. Mẹ có thể hát, ngâm thơ đọc các bài đồng dao và thủ thỉ tâm tình với bé.
Mẹ hãy nhớ nói chuyện thật nhiều, báo trước cho bé về những điều sắp xảy ra như mẹ sắp đặt bé vào chậu nước tắm, mẹ sắp mặc bỉm cho bé… Hành động nhỏ mà có võ này khi được lặp đi lặp lại thành thói quen sẽ hỗ trợ bé rất nhiều trong việc phát triển khả năng nhận thức và ngôn ngữ.
Vỗ về và xoa dịu
Một số trẻ có thể nhạy cảm hơn về ánh sáng hoặc âm thanh, và có thể dễ giật mình và khóc, mẹ hãy chú ý điều chỉnh mức độ tiếng ồn và ánh sáng tránh gây kích thích cho bé.
Quấn là một kỹ thuật xoa dịu mà ba mẹ có thể thử áp dụng. Quấn đúng cách giữ cho cánh tay của em bé ôm sát vào cơ thể đồng thời cho phép chân bé thoải mái cử động. Việc quấn không chỉ giúp giữ ấm mà còn mang lại cho trẻ sơ sinh cảm giác an toàn và hạn chế phản xạ giật mình.
Điều này còn phụ thuộc vào tính khí em bé và các nếp cũ con đã theo hồi trong tháng. Nếu con đã có thói quen khó bỏ từ trong tháng như ti để ngủ, ngủ gật khi ăn, có ti mẹ hoặc bình sữa để ngủ… thì ra tháng con cũng vẫn có thói quen đó. Và điều này khiến con không những không dễ hơn mà còn khó hơn gấp nhiều lần bởi:
- Ra tháng con thức được lâu hơn, khó hợp tác với giấc ngủ hơn
- Nhận thức con phát triển tốt hơn nên khó lựa con vào nếp hơn
- Nợ ngủ bị dồn lại nếu trong tháng con ngủ không đủ số giờ cần thiết dẫn đến khóc đêm, khó ngủ, gắt ngủ… “khủng khiếp” hơn
- Ra tháng sẽ bắt đầu tuần khủng hoảng 5 nối tiếp khủng hoảng 8. Lúc này mẹ sẽ hiểu hơn mức độ “hủy diệt” hơn trong tiếng khóc của con
- Giai đoạn 6-8 tuần là giai đoạn siêu đầy hơi khiến con dễ nôn trớ hơn, khó ngủ hơn do đau bụng đầy hơi nếu mẹ vỗ ợ hơi không kĩ…
Như vậy nếu trong tháng con chưa được hướng dẫn một nếp sinh hoạt ổn định thì gần như chắc chắn trẻ sẽ còn khó tính hơn khi ra tháng vì những lý do kể trên.
Tuy nhiên với những ba mẹ theo POH Easy từ sớm trong tháng thì đến giai đoạn này con sẽ dễ chịu hơn nhiều do con đã được làm quen với nếp sinh hoạt Easy từ khi lọt lòng.
Còn nếu con chưa theo bất kì một nếp sinh hoạt nào thì đây chính là thời điểm vàng để hướng dẫn con giúp con ăn ngoan, ngủ tốt. Thậm chí có thể tự ngủ không cần bế ru và ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng (có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn) là việc hết sức dễ dàng.
Bởi gần 4 năm qua POH Easy đã tư vấn Easy thành công cho hơn 10.000 em bé, giúp hơn 10.000 gia đình có hàng triệu giấc ngủ ngon, trọn vẹn mỗi đêm.
Vậy để làm được tất cả những điều này mẹ tham khảo ngay POH Easy nhé!
Tại POH Easy ba mẹ được tư vấn chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z. Ba mẹ được trao đổi 1:1 với các giảng viên tận tâm và giàu chuyên môn của chương trình để biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh theo từng tháng và cá nhân hóa theo ngày tuổi thực của con. Từ đó giúp con ăn tốt, ngủ ngoan, ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ được ngủ 8 tiếng mỗi đêm!
POH Easy (0-1 tuổi): Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ được ngủ 8 tiếng/đêm.
Ngoài ra mẹ có thể tham khảo khóa học giáo dục từ sớm giúp con phát triển toàn diện & vượt trội não bộ, vận động, ngôn ngữ… tại POH Acti.
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo