Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi – mẹ nhàn tênh! – Medplus.vn

Chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi - mẹ nhàn tênh!Chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi - mẹ nhàn tênh!

Những điều cần biết cho cách chăm sóc của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Khi trẻ vừa mới sinh

Lúc này cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi được rất nhiều sự chú ý. Vì đây là giai đoạn cơ thể trẻ rất non nớt, yếu đuối. Bạn cần biết cơ thể con sẽ thay đổi những gì để có hướng chăm sóc con trẻ tốt nhất.

Biểu hiện nên có cho sự phát triển trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

  • Bé sẽ trải nghiệm khoảnh khắc nằm sấp, và giúp bé di chuyển cánh tay của mình và giữ đầu lên.
  • Trong thời gian này, bé cũng sẽ bắt đầu tạo những tiếng ồn mới và sẽ bắt đầu chơi với đồ chơi.
  • Một số trẻ thậm chí có thể bắt đầu cười – nhưng đây không phải là điều chung cho tất cả trẻ sơ sinh.
  • Bé một tháng tuổi cần bú ít nhất 6 lần trong vòng 24 tiếng.
  • Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi thường có những giấc ngủ rất ngắn.
  • Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi ở thời điểm này bạn không nên quá quan trọng việc giao tiếp thường xuyên với trẻ.

Chăm sóc trẻ trong những ngày đầu tiên

  • Trong khoảng thời gian này trẻ rất yếu ớt nên cần sự chăm sóc nhẹ nhàng cẩn thận từ người chăm sóc và cũng như cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi.
  • Đặc biệt là phần đầu của trẻ sơ sinh, phần xương đầu vẫn còn đang kém về độ cứng.
  • Nên cho trẻ ngủ nhiều, bú nhiều, mẹ cần cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Không nên bỏ đi phần sữa đầu, vì phần sữa đầu có rất nhiều chất.
  • Chú ý nhiệt độ phòng cũng như cơ thể trẻ. Không để trẻ quá nóng hoặc quá lạnh. Sẽ gây các vấn đề thần kinh cũng như hệ miễn dịch của trẻ.
  • Nên ôm trẻ khi đi ngủ, để chắc rằng cơ thể trẻ không xảy vấn đề gì trong những ngày đầu.
  • Chú ý vệ sinh rốn trẻ bằng nước muối sinh lý và để mở chỗ rốn của trẻ sơ sinh.

Chăm sóc trẻ những ngày kế tiếp (2-3 tuần)

  • Không để da bé tiếp xúc với các loại xà phòng thô; mỹ phẩm có chất kích thích.
  • Cần thay tã ngay khi tã ướt và sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ với da.
  • Luôn giữ cho da trẻ có độ ẩm thích hợp.
  • Không để hóa chất độc hại ảnh hưởng đến mắt trẻ. Nếu trẻ bị chảy nước mắt và ghèn nhiều trong những ngày đầu sau sinh thì hãy vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý dành riêng cho trẻ.
  • Sử dụng khăn riêng để lau mặt cho bé.
  • Chú ý vệ sinh rốn trẻ bằng nước muối sinh lý và để mở chỗ rốn của trẻ sơ sinh.

Chăm sóc cho sự phát triển khi trẻ sinh được 4 tuần

  • Ở tuần này bạn có thể cho trẻ ngậm ti giả. Nhằm tránh tình trạng trẻ ngậm mút ngón tay.
  • Giao tiếp với trẻ để cho sự phát triển của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi được linh hoạt.
  • Giai đoạn này vẫn lưu ý đến cơ thể, nhiệt độ của trẻ sơ sinh.
  • Bạn vẫn chăm sóc cơ thể trẻ như những ngày đầu. Vẫn rất cần quan sát cẩn thận cơ thể trẻ lúc này. Đây là giai đoạn chăm sóc trẻ sơ sinh nền tảng cho trẻ sơ sinh sau này. Chăm sóc trẻ sơ sinh bạn nên ở bên con gần như đa phần thời gian. Không thì phải có người canh trẻ kể cả lúc trẻ ngủ.

Lý do nên chăm sóc trẻ sơ sinh cẩn thận ở thời điểm nàyLý do nên chăm sóc trẻ sơ sinh cẩn thận ở thời điểm này

Lý do cần phải chăm sóc trẻ sơ sinh cẩn thận ở thời điểm này

Nguyên nhân nên cho trẻ bú đúng cách

  • Chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi ngậm núm vú đúng phương pháp. Mẹ sẽ không bị đau, không cảm thấy khó chịu khi con bú và bé cũng bám khớp rất chắc.
  • Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi này nhiều mẹ không để ý. Nhưng nó thực sự quan trọng cho sự phát triển cơ hàm của trẻ.

Nguyên nhân nên bế trẻ đúng cách

  • Bé sơ sinh xương còn mềm, yếu nên mẹ cần rất cẩn thận khi bế ẵm con. Đặc biệt đối với cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, cần đặc biệt chú ý.
  • Hãy ôm con sát vào lòng, tay đỡ đầu, lưng và mông con; mẹ cũng nên vuốt ve, âu yếm bé để tạo sự gắn kết với bé. Dần dần, mẹ nên nhìn bé, cười, trò chuyện hay hát cho bé nghe,… để kích thích giác quan của con phát triển.

Nguyên nhân nên quấn tã cho trẻ sơ sinh

  • Do thay đổi môi trường từ tử cung mẹ ra khỏi cơ thể nên trẻ sơ sinh không thể thích ứng liền. Nên cần quấn tã cho trẻ, một là để giữ ấm, hai là để trẻ cảm giác giống như trong tử cung của mẹ.

Những lưu ý chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổiNhững lưu ý chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Những lưu ý cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Cách bế con

Tuyệt đối không bế xốc con; không rung lắc hoặc đưa nôi; đưa võng quá mạnh, đột ngột. Vì dễ khiến trẻ sơ sinh bị dập não; chảy máu não do màng não bé còn mỏng. Khoảng trống giữa xương sọ và não chưa được lấp đầy.

Khi bế ẵm mẹ cũng lưu ý đỡ đầu và cổ con vì bé sơ sinh vẫn “nặng đầu” – trọng lượng đầu chiếm tới 25% so với cơ thể. Trong khi cổ bé còn rất yếu nên rất dễ tổn thương.

Yêu cầu tư vấn
Gói Bảo hiểm sức khoẻ
Bảo Việt An Gia

    Loại bảo hiểm *

    Họ và tên *

    Điện thoại *

    Email

    Click vào nút Yêu cầu tư vấn miễn phí đồng nghĩa với việc bạn đã đọc và đồng ý với Chính sách bảo mật của chúng tôi.

    Cách quấn tã

    •  Lưu ý khi quấn tã tránh vùng rốn bé để không gây bí; nóng dễ dẫn đến viêm nhiễm.
    • Mẹ cần phải thường xuyên kiểm tra xem bé có quá nóng/lạnh không. Mẹo cho mẹ là chạm tay vào bụng bé. Nếu quá nóng thì bỏ bớt chăn hoặc đắp thêm nếu con lạnh.

    Cách chăm sóc rốn

    Thời điểm trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi là lúc trẻ dễ bị nhiễm trùng sơ sinh qua đường rốn. Vì thế, mẹ cần phải  chăm sóc rốn hàng ngày cho trẻ. Sau khi tắm cho trẻ, cha mẹ cần vệ sinh rốn cho con bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm và lau khô bằng bông cho con, tuyệt đối không bôi thêm bất kỳ chất gì lên rốn của trẻ, không nên băng kín rốn lại.

    Cách chăm sóc da

    Trong thời gian chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cần phải quan tâm đặc biệt đến làn da trẻ. Việc chăm sóc da và lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da cần nắm rõc các nguyên tắc sau:

    • Không để da bé tiếp xúc với các loại xà phòng thô, mỹ phẩm có chất kích thích, chất tẩy rửa mạnh
    • Sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ để chống lại sự kích thích (phân, nước tiểu…) làm da bé tấy đỏ
    • Sử dụng khăn riêng để lau mặt cho bé.

    Cách chăm sóc mắt

    Cha mẹ tuyệt đối không để hóa chất độc hại ảnh hưởng đến mắt trẻ. Không làm theo những cách dân gian như nhỏ chanh vào mắt trẻ. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến giác mạc của con, có thể dẫn đến mù loà.  Nếu trẻ bị chảy nước mắt và ghèn nhiều trong những ngày đầu sau sinh, ch mẹ cần vệ sinh mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý chuyên dành cho trẻ em hàng ngày.

    Ngoài ra, những bộ phận như mũi, lưỡi cũng cần phải được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh và làm sạch lưỡi. Điều này giúp làm giảm số lượng vi khuẩn gây hại trong miệng và giúp con cảm nhận được hương vị tốt hơn.

    Bài viết này giải đáp các một cách khách quan và chính xác về cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi. Hi vọng bạn những thông tin này giúp ích cho bạn.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *