Cách an toàn để điều trị sốt

Bài viết này cung cấp hướng dẫn hữu ích về những việc nên làm và không nên làm, nếu người lớn hoặc trẻ em bị sốt và cho biết những dấu hiệu và triệu chứng cần được chăm sóc ngay lập tức.

1. Tại sao lại sốt?

Sốt là sự gia tăng nhiệt độ cơ thể, thường do bệnh tật. Bị sốt là dấu hiệu cho thấy cơ thể có gì đó không bình thường.

Sốt có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, bao gồm cả cảm lạnh và cúm hay nhiễm SARS-CoV-2. Bằng cách tăng nhiệt độ cơ thể, những tác nhân gây hại này ít có khả năng tồn tại hơn.

Sốt cũng có thể là kết quả của các bệnh viêm nhiễm, ung thư hoặc phản ứng với một số loại thuốc hoặc vaccine…

photo-1648214498758

Sốt biểu hiện cơ thể đang bị ốm.

2. Làm gì khi bị sốt?

Nếu bị sốt, bạn có thể thực hiện những cách sau:

2.1 Dùng thuốc hạ sốt

Thuốc hạ sốt có tác dụng giảm sốt nhanh chóng và có thể khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Nhiều loại thuốc có thể được mua không cần kê đơn, bao gồm tylenol (acetaminophen), thuốc chống viêm không steroid như aspirin hoặc ibuprofen… Nên dùng thuốc hạ sốt khi cơ thể sốt trên 38,5 độ C.

Hầu hết các loại thuốc hạ sốt không kê đơn đều có thể dùng được cho người lớn và trẻ em, nhưng liều lượng sẽ khác nhau. Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hạ sốt nào.

Tylenol có thể được sử dụng cho trẻ em dưới 2 tháng tuổi, trong khi ibuprofen không sử dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Lưu ý: Không dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ em và thanh thiếu niên, do có thể gây Hội chứng Reye, một hội chứng có liên quan đến não và gan có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.

photo-1648214500818

Uống nhiều nước là cần thiết để tránh mất nước khi bị sốt. Khi sốt càng cao thì nguy cơ mất nước càng nhiều.

Mất nước nghiêm trọng khi bị sốt có thể dẫn đến chuột rút, kiệt sức, co giật và thậm chí tụt huyết áp… nguy hiểm đến tính mạng.

2.3 Tắm bồn nước ấm

Tắm nước lạnh nghe có vẻ là một ý kiến hay nếu bạn đang nóng ran người, nhưng nó có thể khiến bạn bị rùng mình, có thể dẫn đến tăng chứ không phải giảm nhiệt độ cơ thể.

Tắm nước ấm (không nóng) có thể giúp hạ sốt và giúp bạn thư giãn để có thể ngủ ngon hơn và đảm bảo ra khỏi bồn khi nước bắt đầu nguội.

2.4 Chườm mát dưới cánh tay

Chườm khăn mát hoặc túi chườm mát lên trán là cách phổ biến để hạ sốt. Nhưng nếu sốt quá cao, cách tốt hơn có thể là đặt túi chườm dưới nách hoặc ở vùng bẹn, nơi có các mạch máu lớn hơn.

Dùng thuốc hạ sốt không kê đơn, ngâm mình trong bồn nước ấm và đặt túi chườm mát dưới cánh tay có thể giúp hạ sốt. Uống nhiều nước vừa giúp hạ sốt vừa ngăn mất nước.

3. Cảnh báo khi dùng thuốc hạ sốt không đúng

Dùng liều cao thuốc hạ sốt – hoặc dùng thường xuyên hơn so với chỉ định – không làm tăng thêm hiệu quả mà còn làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ.

Dùng NSAIDs liều cao có thể dẫn đến đau và chảy máu dạ dày, trong khi dùng quá nhiều tylenol có thể gây hại gan. Trên thực tế, quá liều tylenol là một trong những lý do phổ biến khiến trẻ em được phải đến phòng cấp cứu mỗi năm.

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy nhớ đọc hướng dẫn sử dụng. Điều này đặc biệt đúng với các loại thuốc chữa cảm cúm và cảm lạnh (có nhiều triệu chứng), thường chứa acetaminophen hoặc ibuprofen. Do đó, không dùng nhiều sản phẩm một lúc có chứa cùng hoạt chất. Điều này có thể dẫn đến quá liều thuốc.

Ngoài ra, hãy kiểm tra xem sản phẩm có chứa salicylate hay không. Salicylat là một nhóm thuốc được sử dụng để hạ sốt và giảm đau trong đó có aspirin. Các biện pháp điều trị cảm lạnh cũng thường có chứa salicylate nên được sử dụng hết sức thận trọng ở trẻ em và thanh thiếu niên bị sốt do nguy cơ mắc hội chứng Reye.

Tránh thoa cồn lên da. Đây có thể là một phương pháp điều trị tại nhà lâu đời, nhưng nó có khả năng gây hại nhiều hơn lợi khi bạn bị sốt.

photo-1648214502124

Loét dạ dày là một tai biến khi dùng liều cao, kéo dài thuốc hạ sốt NSAID

4. Khi nào đến gặp bác sĩ?

Sốt cao có thể nguy hiểm, vì vậy khi sốt có kèm theo các dấu hiệu dưới đây cần đi khám ngay lập tức.

Đối với người lớn, cần đi khám ngay nếu sốt từ 39,5 độ trở lên kèm theo các triệu chứng như:

  • Nhức đầu dữ dội
  • Đau bụng dữ dội
  • Nôn mửa liên tục

  • Khó thở
  • Cứng cổ

  • Nhạy cảm với ánh sáng

  • Tức ngực

  • Đau khi đi tiểu, bí tiểu

  • Phát ban bất thường

  • Rối loạn tâm thần
  • Co giật

Đối với trẻ em trên 2 tuổi nên tìm kiếm sự chăm sóc ngay lập tức nếu:

  • Sốt đã kéo dài hơn ba ngày.

  • Trẻ không phản ứng hoặc giao tiếp bằng mắt kém.

  • Sốt kèm theo đau đầu dữ dội, mệt mỏi, nôn mửa hoặc các triệu chứng khó chịu khác.

Đối với trẻ sơ sinh, tình trạng sốt không rõ nguyên nhân luôn được quan tâm. Tìm kiếm sự chăm sóc ngay lập tức nếu:

  • Trẻ dưới 3 tháng có nhiệt độ đo trực tràng từ 38 độ C trở lên.

  • Trẻ từ 3 đến 6 tháng có nhiệt độ trực tràng từ 39 độ C trở lên.

  • Trẻ từ 6 đến 24 tháng có nhiệt độ trực tràng từ 39 độ C trở lên trong hơn một ngày kèm theo các triệu chứng khác…

Nếu nghi ngờ về việc sốt có nghiêm trọng hay không, hãy luôn cẩn trọng và gọi cho bác sĩ hoặc đi khám.

Mời độc giả xem thêm video:

7 lợi ích của vitamin C

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *