Cách Tính Điểm Thi Đại Học Năm 2020, 2021 Và Cách Xét Tuyển

Cách tính điểm thi đại học luôn là một vấn đề được nhiều thí sinh quan tâm sau khi biết kết quả bài thi. Vậy cách tính điểm thi đại học năm 2020 và năm 2021 như thế nào? Có khác gì so với các năm trước hay không? Hãy cùng mình tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới nhé!

Đến thời điểm diễn biến phức tạp của dịch covid này thì cách tính điểm thi đại học luôn là một vấn đề được nhiều thí sinh quan tâm. Cùng bài viết này tìm hiểu kĩ hơn nhé!

1. Cách tính điểm thi đại học mới nhất

Theo Điều 41 của Quy chế thi THPT Quốc gia năm 2020, điểm xét tốt nghiệp THPT gồm điểm các bài thi mà thí sinh tham gia dự thi để xét công nhận tốt nghiệp. Bao gồm điểm ưu tiên, điểm khuyến khích (nếu có) và điểm trung bình cả năm lớp 12. Điểm của mỗi bài thi được quy về thang điểm 10 để tính điểm xét tốt nghiệp.

Năm nay với tình hình dịch bệnh đang diễn ra căng thẳng, rất khó để tổ chức các hoạt động thi tuyển nên hình thức xét tuyển đại học 2021 đang được trong quá trình chọn để thay thế.

1.1. Cách tính điểm thi đại học đối với Giáo dục THPT

Cách tính điểm thi đại học

Điểm xét tốt nghiệp sẽ được tính bằng tổng điểm của 4 bài thi cộng với tổng điểm khuyến khích (nếu có); chia cho 4 rồi nhân với 7. Sau đó cộng với điểm trung bình cả năm lớp 12 nhân 3 và chia cho 10. Sau cùng là cộng với điểm ưu tiên (nếu có).

1.2. Cách tính điểm thi đại học đối với Giáo dục thường xuyên

Đối với hệ Giáo dục thường xuyên, điểm xét tốt nghiệp sẽ được tính bằng tổng điểm 3 bài thi chia 3; cộng với tổng điểm khuyến khích (nếu có) chia 4; sau đó nhân với 7; cộng với điểm trung bình cả năm lớp 12 nhân 3 và chia tất cả cho 10. Sau cùng là cộng với điểm ưu tiên (nếu có).

Cách tính điểm thi đại học

2. Những lưu ý về cách tính điểm thi đại học

Những năm trước, điểm trung bình các bài thi THPT Quốc gia chiếm 50%; điểm trung bình cả năm lớp 12 chiếm 50% điểm xét tốt nghiệp. Năm nay, điểm trung bình các bài thi THPT Quốc gia chiếm tới 70%; điểm trung bình cả năm lớp 12 chỉ chiếm 30% điểm xét tốt nghiệp.

Thí sinh sẽ được đăng ký cả 2 bài thi tổ hợp. Điểm bài thi tổ hợp nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét tốt nghiệp THPT. Đối với thí sinh đăng ký dự thi cả 2 bài thi tổ hợp thì bắt buộc phải thi cả 2 bài này. Nếu thí sinh bỏ một trong hai bài thì sẽ bị coi là dự thi không đủ và không được công nhận xét tốt nghiệp.

Thí sinh thuộc hệ Giáo dục thường xuyên có thể tham dự cả bài thi ngoại ngữ để dùng kết quả này xét tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp. Để xét tuyển đại học, cao đẳng, thí sinh đã tốt nghiệp phải tham gia dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần phù hợp với tổ hợp thi. Môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của trường mà thí sinh đăng ký.

Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật, tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp lấy điểm công nhận xét tốt nghiệp đều đạt trên 1,0 điểm và có điểm xét tốt nghiệp từ 5,0 điểm trở lên sẽ được công nhận tốt nghiệp THPT.

3. Cách tính điểm thi đại học của một số trường

3.1. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TPHCM

Năm 2019, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TPHCM áp dụng nhân hệ số 2 đối với môn ngoại ngữ của các ngành ngôn ngữ. Bao gồm Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Đức, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Tây Ban Nha và Ngôn ngữ Italia.

Áp dụng nhân hệ số 2 đối với môn Ngữ văn của các ngành Văn học và Ngôn ngữ học. Áp dụng nhân hệ số 2 đối với môn Lịch sử vào ngành Lịch sử. Áp dụng nhân hệ số 2 đối với môn Địa lý vào ngành Địa lý học. Áp dụng nhân hệ số 2 đối với môn tiếng Nhật vào ngành Nhật Bản học.

Cách tính điểm thi đại học cụ thể như sau:

Điểm xét tuyển = Tổng 3 môn (nhân hệ số 2 môn chính) x 3 chia 4. Làm tròn đến 2 chữ số thập phân và cộng điểm ưu tiên.

cách tính điểm thi đại học

Có thể bạn quan tâm:

3.2. Đại học Sư phạm TPHCM

Phương án xét tuyển sử dụng kết quả bài thi THPT Quốc gia. Với mỗi ngành học, sẽ lựa chọn tổ hợp 3 môn hoặc 3 bài thi của kì thi THPT quốc gia để xét tuyển. Tổ hợp xét tuyển này có thể theo khối thi truyền thống như khối A, A1, B, C, D hoặc sẽ là tổ hợp 3 môn, 3 bài thi, tùy theo từng ngành. Trong đó, bắt buộc phải có Toán hoặc Ngữ văn.

Đối với các ngành năng khiếu như Giáo dục thể chất, Giáo dục mầm non thì vẫn sẽ lựa chọn 2 môn thi của kì thi THPT quốc gia và bổ sung 1 môn năng khiếu do trường tổ chức.

Cách tính điểm thi đại học cụ thể như sau:

Điểm xét tuyển là tổng điểm thi THPT quốc gia của các bài thi theo tổ hợp môn đăng ký (có hay không có nhân hệ số) cộng điểm ưu tiên (có hay không có nhân hệ số)

4. Phần kết

Thông qua bài viết này, mình đã cung cấp cho các bạn những thông tin về cần thiết về cách tính điểm thi đại học. Hy vọng các bạn sẽ nắm rõ và có thể tính được điểm thi của mình một cách chính xác nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *