Cách nối dây điện nhiều lõi không đúng sẽ đem đến rất nhiều nguy cơ và các rủi ro ví dụ như: chập điện, cháy nổ,…, đây chính là một công việc có sự nguy hiểm cao. Vậy nên, để có thể nối dây một cách đúng nhất, đơn giản mà có thể đem đến một sự an toàn cao, các anh em trong ngành kỹ thuật hãy tham khảo bài viết sau đây để có thể nắm được phương pháp chính xác nhất.
Cách nối dây điện nhiều lõi an toàn, nhanh nhất tại nhà.
Kỹ thuật đấu nối dây điện
Để có thể lắp điện đúng kỹ thuật, tiết diện dây phải thực sự phù hợp với đường truyền tải điện đến các thiết bị sao cho không quá tải, đồng thời ta nên dùng các dây bọc cách điện và cách nối dây điện nhiều lõi tốt nhất.
Đối với các mạch điện nổi và ngầm, dây dẫn điện được luồn vào bên trong của ống bảo vệ. Riêng mạch điện nổi thì mọi người nên đặt trên sứ kẹp hoặc puli sứ để cho khoảng cách giữa dây dẫn và cả tường nhà tối thiểu là 10mm.
Kỹ thuật đấu nối dây điện an toàn tại nhà.
Trong khi nối dây cáp điện cần phải có băng cách điện quấn ngồi các mối nối và nối so le. Nếu như dây điện ở trên trần nhà hoặc trần thạch cao, mọi người cần đặt trong các ống sứ bảo vệ để có thể tránh nước mưa đọng lại, có khoảng cách kể từ sứ đỡ đầu dây dẫn vào đến tận mái nhà tối thiểu là 2m.
Một vài lưu ý mà ai cũng nên biết đó chính là khi đi dây điện ngầm thì sẽ không cần mối nối mà chỉ cần bọc 2 lớp cách điện.
Bên cạnh đó, các cầu dao điện, công tắc điện và ổ cắm điện cần phải đặt ở các vị trí cao, tránh gây nguy hiểm đến những người sử dụng, đồng thời bố trí vị trí đóng cắt điện cần phải thật thuận lợi.
Bài cùng chuyên mục :
Tác dụng của cách nối dây điện lõi nhiều sợi đúng chuẩn là gì?
Khi nói về những tác dụng của cách nối dây điện lõi nhiều sợi thì chắc rằng mọi người sẽ nghĩ đến các đấu nối có những đầu ghim liên kết nhằm hỗ trợ. Khi 2 đầu ghim được nối thì sẽ gắn dây điện vào đó còn nếu không thì chắc hẳn thiết bị sẽ không sử dụng được.
Việc nối không chỉ sao cho đúng mà bên cạnh đó còn phải đem đến sự đảm bảo về giá trị thẫm mĩ của việc đi dây. Nó góp phần giúp cho người sử dụng hoặc người bảo trì sau này có thể thuận tiện hơn ở trong việc kiểm tra lỗi.
Đối với người cao tuổi và trẻ nhỏ thì việc dây dẫn điện có thể gây ra các tai nạn về điện cho họ. Nếu như việc mắc dây điện không chính xác, gây ra việc rò điện, chạm mạch thì nguy hiểm sẽ ngày càng tăng cao. Để mắc nối dây điện một cách chính xác, những điều ngay dưới đây sẽ cho bạn hiểu được tường tận cách mắc nối dây pha, dây mát như thế nào để có được các mấu nối an toàn nhất có thể.
Quy trình cách nối dây dẫn điện lõi nhiều sợi căn bản
Sau khi tìm hiểu kĩ về cách nối dây điện nhiều lõi thì quy trình đấu nối dây điện cũng là thành phần quan trọng không kém, mọi người hãy tìm hiểu về những bước cụ thể trong cách nối dây dẫn điện lõi nhiều sợi chuẩn nhất sau đây:
Bước 1: Loại bỏ đi phần vỏ bọc
Có thể sử dụng kìm hoặc dao để thực hiện, nhưng vẫn phải đảm bảo là phần lõi không bị ảnh hưởng đến. Ngày nay có 2 cách để có thể bóc vỏ cách điện tiện lợi nhất.
– Bóc cắt vát: chính là dùng dao vào điểm cắt và tiếp đó là gọt lớp vỏ bọc cách điện ở ngay một góc 30 độ. Với dây mang tiết diện nhỏ, nên dùng kìm tuốt dây để có thể bóc vỏ cách điện một cách an toàn hơn.
– Bóc phân đoạn: trường hợp này chỉ dùng cho các dây có hai lớp cách điện. Lớp cách điện ngoài được cắt lệch với lớp ở bên trong khoảng 5-8mm.
Bước 2: Làm sạch cho lõi dây đồng
Làm sạch lõi bằng những loại giấy chuyên dụng như là giấy ráp (giấy nhám) làm sạch cho đến khi có thể nhìn thấy ánh kim nhằm giúp mối nối tiếp xúc tốt để có thể dẫn điện.
Tiêu chuẩn đấu nối dây trong cách nối dây điện 1 lõi và nhiều lõi
Để cho sự vận hành hệ thống nhằm có thể sử dụng điện một cách có hiệu quả, mọi người nên tuân thủ một vài tiêu chuẩn trong cách nối dây điện 1 lõi và nhiều lõi sau đây nhằm tránh các tai nạn về điện có thể xảy ra. Gồm có 3 tiêu chuẩn như sau:
Tiêu chuẩn của việc nối dây ổ cắm điện
Đối với cầu dao và công tắc điện, thì cần phải đảm bảo tất cả các tiêu chí dưới đây:
- Đặt ở nơi rộng rãi và đủ ánh sáng.
- Tại vị trí không quá tầm với.
- Lắp đặt ở những khu vực có thể thực hiện đóng, mở kịp thời, nhanh chóng.
Chỉ với 3 tiêu chí trên là mọi người đã có thể đạt tiêu chuẩn về cách nối dây ổ cắm điện rồi đấy nhé!
Tiêu chuẩn của việc nối dây ổ cắm điện.
Tiêu chuẩn của nối dây công tắc
Ở trong hệ thống điện dân dụng, người ta thường hay sử dụng công tắc 2 chiều để lắp đặt mạch điện cho cầu thang, cũng như điều khiển đèn. Gồm có 2 cách để có thể đi dây cho công tắc điện:
- Cách 1: Sử dụng các dây nguồn phức tạp cho chạy đồng thời nối với mạch điện phụ tại của công tắc.
- Cách 2: sử dụng dây pha làm 2 đầu nối vào thiết bị điện.
Cách nối dây công tắc an toàn, hiệu quả tại nhà chuẩn thợ điện mà bạn cần biết.
Cả 2 cách trên đều được mọi người phổ biến sử dụng nhưng so với cách thứ 2 thì cách đầu tiên có nhược điểm chính là hao tốn khá nhiều dây điện. Đối với cách sau thì lượng dây điện được dùng ít hơn, đồng thời không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của các thiết bị điện.
Tiêu chuẩn của nối dây phích cắm điện
Về tiêu chuẩn của mối nối, mọi người cần phải thỏa mãn một vài tiêu chuẩn dưới đây:
- Phải dẫn điện thật tốt sau khi nối xong
- Độ bền của mối nối phải được đảm bảo
- Cần đảm bảo triệt để về an toàn
- Khi nối dây thì cần gọn gàng và đẹp mắt.
Để mối nối có thể đạt được chất lượng tốt nhất, mọi người chỉ cần áp dụng các tiêu chuẩn trên về mối nối.
Các dụng cụ cần phải chuẩn bị trước khi bắt tay vào đấu nối dây điện
Một vài dụng cụ, vật liệu và thiết bị được cho là cần thiết trong việc đấu nối dây điện:
Về dụng cụ:
- Các loại kìm như là: kìm cắt dây điện, kìm tròn và kìm mỏ nhọn.
- Tua vít
- Mỏ hàn
- Dao nhỏ,….
Về vật liệu, thiết bị:
- Dây điện có lõi một sợi
- Dây điện mềm lõi nhiều sợi
- Hộp nối dây
- Đai ốc nối dây
- Giấy ráp
- Băng keo đen cách điện
- Thiếc hàn,…
Các dụng cụ cần phải chuẩn bị trước khi bắt tay vào đấu nối dây điện.
Hướng dẫn cách nối dây điện lõi nhiều sợi chuẩn thợ điện
Ngoài việc đảm bảo các tiên chuẩn an toàn về nối dây thì cách nối dây điện nhiều lõi cũng không kém phần quan trọng. Nếu như bạn chưa biết, hãy tham khảo cách đấu nối dây điện chuẩn thợ điện sau đây:
Hướng dẫn cách nối dây điện lõi nhiều sợi chuẩn thợ điện.
Đấu nối vào ổ cắm điện
Nối dây vào ổ cắm được thực hiện theo các bước như sau:
Đầu tiên, cần tách bỏ phần vỏ để lấy lõi đồng bằng cách dùng kìm cắt chuyên dụng.
Đấu nối vào ổ cắm điện.
Tiếp theo chính là xoắn đầu dây lại sau đó đưa vào chấu của ổ cắm điện âm tường, rồi vặn vít để chấu nối chặt với dây đồng.
Cuối cùng, hãy kiểm tra lại mối nối để đảm bảo được độ chắc chắn của nó.
Đấu nối dây điện vào công tắc
Khi nối dây vào công tắc, người ta thường hay dùng các công tắc 2 cực và 3 cực. Tuy nhiên, phổ biến nhất và được nhiều người áp dụng ở trong nhiều trường hợp nhất vẫn là công tắc 3 cực.
Đấu nối dây điện vào công tắc.
Việc đấu dây vào công tắc có khá nhiều cách nhưng để có thể tiết kiệm dây dẫn điện và không gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị thì mọi người cần nên áp dụng phương pháp nối 2 dây pha vào thiết bị điện.
Cách này được áp dụng chỉ khi có dòng điện và 2 đầu của thiết bị đều không xuất hiện dòng điện. Khi áp dụng, cách này sẽ góp phần đem lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Đấu nối dây điện vào phích cắm điện
Với đấu nối dây điện vào phích cắm, bước đầu tiên là kiểm tra phích, nếu như là phích cũ thì mọi người nên đổi phích mới rồi mới dùng kìm tuốt dây lấy lõi đồng và sau đó xoắn lại.
Sau khi xoắn lõi , mọi người cần nới lỏng ốc ở 2 thanh đồng của phích rồi cho lõi đồng vào bên trong, sau đó dùng tua vít vặn chặn để lõi ở trạng thái chắc chắn nhất.
Đấu nối dây điện vào phích cắm điện.
Cuối cùng, lắp 2 thanh đồng vào, vặn ốc sao cho 2 nửa của phích khít lại rồi kiểm tra phích cắm là hoàn thành.
Cần phải lưu ý những gì khi đấu nối dây?
Hãy thật sự lưu ý những điều dưới đây khi đấu nối dây để đảm bảo cho hệ thống điện có thể giữ được sự an toàn tuyệt đối cho người sử dụng và cũng như các thiết bị điện:
- Bắt buộc phải đóng ngắt nguồn điện trong khi nối và cần kiểm tra dây có chính xác không khi nối xong.
- Lựa chọn các vị trí lắp đặt dây điện cần tránh tác động của vật cản (đặc biệt là khi nối dây âm tường).
- Nghiên cứu cách nối dây điện chuẩn xác nhất và đảm bảo lớp cách điện phải còn tốt khi đấu.
- Sử dụng găng tay cách điện cũng như các đồ bảo hộ khi thực hiện.
- Cân nhắc về việc chọn dây thích hợp để lắp đặt.
- Có giá trị thẩm mỹ cao và thiết bị phải có khả năng hoạt động ổn định.
- Kiểm tra và rà soát lại để đảm chắc chắn rằng mọi thứ hoàn hảo…
Cần phải lưu ý những gì khi đấu nối dây?
Các kỹ thuật và cách nối dây điện nhiều lõi trên đây hy vọng có thể giúp mọi người giải quyết một vài vấn đề trong khi xử lý hệ thống điện tại nhà. Nếu như còn thắc mắc gì về các cách nối dây thì đừng quên đặt câu hỏi ngay tại dưới bài viết này nhé.
Câu hỏi thường gặp
Tại sao dây điện lại có nhiều sợi?
Trả lời:
- Dây điện có nhiều sợi nhằm giúp cho người dùng có thể dễ dàng tuốt vỏ, dễ đấu nối hơn.
- Dòng điện thường được truyền dẫn thông qua bề mặt vật dẫn. Dây điện có nhiều sợi có nghĩa là diện tích bề mặt vật dẫn lớn, vì vậy nên khả năng truyền tải điện năng trong dây dẫn điện cũng được tăng theo.
- Dây điện gồm nhiều sợi giúp gia tăng kết cấu, củng cố được độ bền bỉ của dây điện. Có nhiều sợi nhỏ liên kết lại với nhau chắc chắn sẽ tốt hơn một sợi lớn.
Tại sao dây điện thường sẽ được đặt trong ống?
Trả lời:
Khi lắp đặt hệ thống điện bến trong ngôi nhà, người ta thường hay sử dụng ống luồn dây điện. Còn ống luồn dẹt thường được người ta dùng cho dây điện lắp nổi, ống luồn dây điện hình trong được dùng cho dây điện âm tường. Lý do dây điện thường được đặt trong ống là bởi vì:
- Góp phần giúp làm giảm áp lực cao của tường với dây điện âm tường.
- Có thể bảo vệ dây điện khỏi các tác động từ ngoại lực hoặc môi trường xung quanh, đồng thời duy trì được độ bền của dây điện.
- Hỗ trợ phòng tránh, ngăn chặn sự cố hở mát đường dây điện và cũng như đảm bảo an toàn cho người dùng.
Tại sao dây điện thường sẽ được đặt trong ống?
Tham khảo thêm :
Công ty TNHH Kỹ thuật điện nước T&T
Website: thietbidientt.com
Địa chỉ : 20 Đường số 2, p. Trường Thọ, TP Thủ Đức
Điện thoại : 0905629139
Mail : Lienhe.thietbidien@gmail.com