Bí quyết nấu lẩu Thái ngon là gì?
-
Có thể dùng thêm xương gà kèm với xương ống heo khi nấu để nước dùng lẩu Thái thêm ngọt và thơm hơn.
-
Rau ăn đến đâu thì trụng rau đến đó để thưởng thức món lẩu Thái ngon hơn.
-
Để nước lẩu Thái có vị chua thanh thì thêm giấm hoặc nước cốt me đều được.
Tinh hoa của lẩu Thái, không phải là topping hay rau dùng kèm mà chính là nước lẩu. Do đó, biết cách nấu nước lẩu đậm đà chính là cách nấu lẩu Thái ngon đơn giản nhất! Dưới đây là 2 cách nấu nước lẩu Thái siêu ngon mà bạn nên tham khảo.
Cách làm nước chấm dùng kèm lẩu Thái
Dưới đây là 2 cách làm nước chấm lẩu Thái thơm ngon, đơn giản:
- Cách 1.
Cho nước cốt của 1 quả chanh vào chén nhỏ. Cho thêm 4 thìa đường, 2 thìa muối và ½ thìa bột ngọt rồi khuấy đều. Thêm 1 ít ớt hiểm băm nhuyễn, lá chanh xắt sợi, lá cải xanh bỏ cuống và ½ thìa wasabi vào. Đổ tất cả vào máy xay rồi xay thật nhuyễn và cho lại ra chén để dùng.
- Cách 2.
Cho 1 thìa muối, 2 thìa đường, ½ thìa bột ngọt, ít ớt sừng vào máy rồi xay hoặc giã nhuyễn. Sau đó, múc hỗn hợp ra chén, vắt nước cốt của 1 trái chanh vào rồi khuấy đều.
Lưu ý: đơn vị thìa để đong gia vị là thìa cà phê nhé!
Ngoài ra nếu bạn thích những món lẩu nóng, cay cay trong những ngày đông se lạnh thì hãy thử ngay: 4 Món Lẩu Ngon, Cùng Gia Đình Quây Quần Dịp Cuối Năm
Cách nấu nước lẩu Thái không cần gói gia vị
Dưới đây là cách nấu nước lẩu Thái truyền thống ”siêu ngon, siêu chuẩn” mà không phải ai cũng biết.
Nguyên liệu
-
1 – 1.5 kg xương ống
-
2 trái ớt tươi
-
1 nhúm lá chanh
-
2 củ riềng
-
2 củ tỏi nhỏ, hành tím
-
1 củ hành tây
-
3 quả cà chua
-
1 nhánh nhỏ quế
-
Gia vị: muối, đường, bột ngọt, sa tế, ớt bột,…
- Nồi inox có nắp kính, Bếp gas/
Dụng cụ: Nồi lẩu điện đa năng Bếp điện từ ,…
Các bước nấu lẩu thái không cần gói gia vị
Bước 1. Sơ chế nguyên liệu
-
Xương ống rửa sạch, cắt khúc, đập dập các khớp để tăng độ ngọt cho nước lẩu.
-
Sả rửa sạch, đập dập, cắt lát nhuyễn phần đầu và cắt khúc nhỏ phần lá.
-
Tỏi củ bóc vỏ và hành tím, rửa sạch rồi băm nhuyễn.
-
Riềng cạo sạch vỏ, rửa sạch rồi cắt lát mỏng.
-
Lá chanh rửa sạch, vò nhẹ còn cà chua và hành tây cũng rửa sạch rồi cắt múi cau.
Bước 2. Nước nước lẩu Thái chua cay
-
Chần sơ xương ống đã sơ chế qua nước nóng để loại bỏ bớt mùi hôi và bọt bẩn.
-
Sau đó bắc nồi lớn lên bếp, cho xương ống đã chần vào nồi. Đổ khoảng 3.5 lít nước lọc vào và bật bếp để đun sôi.
-
Sau 20 phút, cho thêm quế, lá chanh đã vò, riềng và sả đập dập vào để nấu cùng. Khi nước bắt đầu sôi lại thì hạ lửa nhỏ để hỗn hợp được hầm nhừ hơn.
-
Để món lẩu Thái chua cay thêm thơm ngon thì cho tiếp 4 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê muối, 5 muỗng canh nước mắm và 1 muỗng cà phê bột ngọt.
-
Tiếp tục hầm xương và thỉnh thoảng nếu thấy xuất hiện bọt bẩn thì nên vớt bỏ.
-
Bắc chảo lên bếp, phi thơm tỏi, hành và sả băm nhuyễn cùng 2 muỗng nhỏ dầu ăn. Cho thêm 1 muỗng canh tương ớt và 1 muỗng canh tương cà vào chảo. Tiếp tục thêm cà chua, hành tây thái múi vào rồi xào sơ qua một lượt.
-
Đổ hỗn hợp gia vị trong chảo vào nồi nước dùng xương. Cho thêm sa tế để tăng vị cay và ớt bột để tăng màu sắc bắt mắt cho nước lẩu.
-
Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tiếp tục hầm xương thêm 30 phút nữa thì tắt bếp.
-
Thế là nồi nước lẩu Thái với cách nấu truyền thống đã được hoàn thành rồi đấy!.
Video hướng dẫn cách nấu lẩu Thái
Nguồn: SUC KHOE TAM SINH
Cách nấu lẩu Thái bằng gói gia vị
Tham khảo ngay cách nấu lẩu Thái ngon bằng gói gia vị dưới đây để tiết kiệm thời gian nấu nướng nhưng vẫn có một nồi lẩu Thái chua cay thơm ngon để chiêu đãi gia đình.
-
Ban đầu, vẫn sơ chế xương ống và hầm xương với khoảng 2 lít nước.
-
Khi thấy nước đã sôi thì vặn lửa nhỏ và tiếp tục hầm xương thêm khoảng 30 phút. Nhớ vớt bỏ bọt bẩn trong khi hầm xương làm nước dùng cho lẩu Thái.
-
Sau 30 phút, cho thêm khoảng 1 gói gia vị lẩu Thái vào nồi và khuấy đều. Tiếp tục nấu sôi thêm khoảng 10 phút mà không cần nêm nếm thêm bất kỳ gia vị nào cả.
-
Và nồi nước lẩu Thái thơm ngon, đúng chuẩn đã được hoàn thành chỉ trong tích tắc.
Những lưu ý cần biết trước khi thưởng thức lẩu Thái chua cay
-
Vị chua, cay là hương vị đặc trưng của lẩu Thái nên không phù hợp với những người mắc bệnh dạ dày, tiêu hóa hay nóng trong người.
-
Trong lẩu Thái cũng chứa nhiều dầu mỡ và gia vị nên người bị cao huyết áp, mỡ máu cao hay tiểu đường cũng không nên ăn quá nhiều.
-
Cách nấu lẩu Thái ngon thường dùng đến nhiều gia vị nên cũng không thích hợp cho phụ nữ mang thai vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
-
Mẹo chọn hải sản tươi ngon bạn có thể xem trong bài viết: Mẹo chọn thủy hải sản tươi ngon bà nội trợ nào cũng cần biết
-
Không nhúng ngao quá lâu trong nước lẩu Thái vì điều này sẽ không tốt.
-
Topping dùng kèm lẩu Thái đa phần là hải sản nên hạn chế dùng kèm trái cây khi ăn lẩu Thái để tránh gây ngộ độc.
-
Hạn chế uống bia khi ăn lẩu Thái để tránh bị gút.
Cách thưởng thức lẩu Thái đúng chuẩn
-
Múc nước lẩu Thái ra nồi lẩu chuyên dụng rồi bắc lên bếp mini. Phần nước lẩu dư bạn cứ giữ lại để có thể châm thêm trong quá trình ăn lẩu khi nước vơi bớt.
-
Bật bếp và đun sôi nước lẩu Thái. Khi nước sôi, lần lượt nhúng topping tươi sống vào trước rồi đến nấm và các loại rau ăn kèm khi nước vừa sôi lại.
-
Đợi cho các topping chín tới thì bắt đầu thưởng thức.
Với cách nấu lẩu Thái ngon đúng chuẩn bên trên thì Nguyễn Kim xin chúc bạn thành công trong việc làm ra một món ăn thơm ngon để thay đổi thực đơn và chiêu đãi gia đình nhé!
>>Xem thêm:
Canh đậu phụ kim chi hải sản cay cay nóng hổi cho ngày lạnh
15 Cách Ướp Và Nướng Tôm Bằng Nồi Chiên Không Dầu Cực Ngon
Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về những dòng Gia dụng hiện đang có tại Nguyễn Kim, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:
Hotline: 1800 6800 (miễn phí)
Email: NKare@nguyenkim.com
Chat: Facebook NguyenKim (nguyenkim.com) hoặc Website Nguyenkim.com
Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim trên toàn quốc
Các câu hỏi liên quan đến cách nấu lẩu Thái chua cay, thơm ngon
Lẩu Thái nên dùng kèm với những loại rau nào?
Chào bạn, Khi nấu lẩu Thái thì bạn có thể ăn kèm với nhiều loại rau và nấm khác nhau như: Rau: rau mồng tơi, rau cần, hoa súng, lá tía tô, rau cải thảo,… ; Nấm: nấm kim châm, nấm rơm hay nấm đùi gà.
Lẩu Thái nên dùng kèm những loại đồ nhúng (topping) nào?
Chào bạn, bạn có thể dùng kèm bất kỳ loại topping nào bạn thích với số lượng tùy ý khi ăn lẩu Thái, chẳng hạn như: thịt bò, tôm, mực, ngao, bạch tuộc, chả cá, mì ăn liền, miến,…