Bún măng vịt là món ăn quen thuộc thường được bày bán ở nhiều hàng quán và cũng là món ăn làm thay đổi thực đơn bữa cơm gia đình đơn điệu hằng ngày. Nếu đã thưởng thức qua, chắc hẳn bạn sẽ ấn tượng với những miếng thịt vịt béo ngậy, nước dùng đậm đà đầy hấp dẫn.
Bún măng vịt là món ăn hấp dẫn, phù hợp với khẩu vị của nhiều người. Ảnh: Internet
Thịt vịt là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Chính vì vậy, người ta dùng vịt để chế biến thành nhiều món ngon khác nhau, trong đó phải kể đến bún măng vịt.
Dinh dưỡng trong thịt vịt
Trong 100g thịt vịt chứa 337 kcal calo, 290 mg omega-3, 3360 mg omega-6, 19 gam chất đạm… Thịt vịt còn có nhiều vitamin (B3, B2, B1, B5, B6, K, B12, A, E), folate và khoáng chất như selen, phốt pho, sắt, kẽm, đồng, kali, magie, natri, canxi, mangan…
Cách nấu bún măng vịt không quá khó nhưng để chinh phục vị giác người dùng, bạn cần có bí quyết từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho đến chế biến. Cùng học cách nấu bún này với những bước hướng dẫn và chia sẻ bí quyết ngay dưới đây.
Thịt vịt chứa nhiều dưỡng chất tốt cho người dùng. Ảnh: Internet
Cách nấu bún măng vịt đơn giản
Nguyên liệu
- 450g măng khô
- 140g gừng
- 50ml rượu trắng
- 2 củ hành tây (mỗi củ khoảng 100g)
- 5g gốc ngò rí
- 10 cái nấm đông cô
- 100g hành tím
- 75g tỏi
- 100g cà rốt
- 100g củ cải trắng
- 100g hành lá
- 100g đậu phộng rang
- 4 muỗng canh nước cốt chanh
- 2 trái ớt hiểm
- Rau trộn gỏi: rau quế, rau răm, 100g giá đỗ, 500g bắp cải, 100g rau muống bào
- Gia vị: muối, đường phèn, bột ngọt, đường cát, giấm, mắm, dầu ăn
- Bún tươi
Các bước thực hiện
Sơ chế các nguyên liệu khác
Gừng 50g xay nhuyễn, 50g còn lại đập dập, 40g băm nhuyễn.
1 củ hành tây rửa sạch, bỏ vỏ, cắt làm đôi. Củ còn lại bảo mỏng, ngâm nước đá.
Tỏi bỏ vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn. Mang 70g tỏi đem đi phi thơm, vàng, giòn.
Hành tím 20g băm nguyễn, 80g bảo lát mỏng. Hành bào mang đi phi thơm, vàng, giòn.
Gốc ngò rí rửa sạch.
Ớt hiểm băm nhuyễn.
Nấm đông cô ngâm với nước nóng 60 độ C cho nở, rửa sạch, bỏ chân, cắt làm 2 hoặc làm 4 tùy theo kích thước của nấm, vắt ráo.
Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ.
Giá đỗ rửa sạch, để ráo nước.
Rau trộn gỏi nhặt kỹ, rửa sạch. Bắp cải bào mỏng, rửa sạch, ngâm vào nước đá. Rau muống bào cũng nên ngâm nước đá. Sau khi ngâm được khoảng 5 phút, bạn vớt cả hai ra, để thật ráo nước.
Ngâm bắp cải trong nước đá cho giòn. Ảnh: Internet
Cà rốt, củ cải trắng rửa sạch, bỏ vỏ, cắt thành que dài khoảng 7cm. Trộn cà rốt và củ cải trắng, cho vào 5ml giấm, 200ml nước lọc, ½ muỗng canh đường, đảo đều lên, để ướp trong khoảng 20 phút.
Ngâm cà rốt và củ cải với giấm. Ảnh: Internet
Sơ chế vịt
Vịt sau khi mua về, bạn cắt bỏ phao câu, dùng gừng xay nhuyễn trộn với 50ml rượu trắng, chà xát lên khắp con vịt, để ngâm trong 5 phút, rửa thật sạch lại.
Rửa vịt cùng gừng và rượu để loại bỏ mùi hôi. Ảnh: Internet
Luộc vịt
Bắc nồi nước khoảng 3 lít lên bếp, cho gừng đập dập, hành tây cùng với 1 muỗng canh muối, 30g đường phèn, 1 muỗng cà phê bột ngọt, thả vịt vào và luộc trong 45 phút. Trong quá trình luộc, bạn thường xuyên vớt bọt, đậy nắp và điều chỉnh mức lửa vừa.
Thời gian luộc vịt dao động trong khoảng 40 – 55 phút. Ảnh: Internet
Sau khi đã luộc đủ thời gian và chín, bạn vớt con vịt ra cho ngay vào thau nước lạnh, rửa sơ qua. Chặt vịt thành miếng vừa ăn.
Chặt thịt thành miếng vừa ăn. Ảnh: Internet
Sơ chế măng
Măng sau khi mua về, rửa sạch. Bạn cho măng vào nồi có chứa khoảng 3 lít nước hòa tan với 1 muỗng canh muối, bắc lên luộc trong khoảng 30 phút. Sau đó, bạn vớt măng ra, tiếp tục luộc trong 30 phút nữa. Bạn có thể luộc từ 2 – 3 lần, vớt ra rửa sạch lại, xé thành sợi dọc nhỏ hoặc cắt thành miếng ngang đều được, vắt ráo.
Luộc măng 2 – 3 lần. Ảnh: Internet
Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn, đổ 20g hành tím băm, 5g tỏi băm, 20g gừng băm nhuyễn vào phi thơm, vàng. Tiếp theo cho tất cả măng, nấm vào. Bạn nêm 1 muỗng canh đường cát, 1 muỗng cà phê muối, ¼ muỗng cà phê bột ngọt đảo đều cho măng thấm gia vị. Sau đó, bạn múc khoảng 500ml nước luộc vịt, đổ vào chảo, đậy nắp, nấu cho măng mềm, thấm gia vị.
Nấu măng và nấm cho chín. Ảnh: Internet
Nấu nước dùng bún măng vịt
Đổ phần nước luộc vịt qua rây để loại bỏ xác, để lắng. Sau đó vớt bỏ lớp mỡ ở trên. Đổ thêm vào nồi 500ml nước lọc. Cho vào nồi bộ lòng, đun trên mức lửa vừa. Sau khi nấu được 10 phút, vớt lòng ra và cho măng, nấm vào, nêm nếm lại gia vị cho phù hợp với khẩu vị của gia đình.
Cho măng, nấm vào, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn với khẩu vị của mình. Ảnh: Internet
Cách làm gỏi bắp cải ăn kèm
Pha nước xốt trộn gỏi: Cho vào tô 3 muỗng canh đường, 3 muỗng canh mắm, 12 muỗng canh nước lọc, 3 muỗng canh nước cốt chanh khuấy đều cho tan đường. Bạn cũng có thể cho thêm gừng, tỏi, ớt băm tùy thích.
Cho rau muống bào, bắp cải, giá đỗ, rau răm, rau quế, cà rốt và củ cải ngâm giấm, hành tây bào vào âu lớn, trộn đều lên, tỏi phi, hành phi, đậu phộng rang, đổ hết nước xốt ở trên vào và trộn đều lên.
Trộn các loại rau cùng với nước xốt. Ảnh: Internet
Pha nước chấm
Cho vào tô 3 muỗng canh đường, 3 muỗng canh nước mắm, 1.5 muỗng canh nước cốt chanh, khuấy đều cho đường tan. Thêm 1 muỗng canh gừng băm và 1 trái ớt băm.
Nước mắm gừng chấm thịt vịt cần đặc kẹo. Ảnh: Internet
Trình bày và thưởng thức
Cho bún ra tô, chan nước dùng cùng với măng, nấm, thêm 1 vài lát thịt, rắc hành lá, 1 chút tỏi phi, hành phi, tiêu xay lên trên.
Cho các nguyên liệu và chan nước dùng vào. Ảnh: Internet
Cho gỏi ra dĩa, để thịt vịt chặt lên trên. Rắc lên trên dĩa gỏi hành phi và tỏi phi.
Để thịt vịt lên trên gỏi. Ảnh: Internet
Bạn thưởng thức bún cùng với gỏi và chấm kèm với nước mắm gừng.
Một số lưu ý khi nấu bún măng vịt
- Khi luộc, mức nước phải ngập vịt để không bị đen. Trong quá trình luộc vịt, bạn nên vớt bọt để nước dùng trong. Luộc từ nước lạnh.
- Không nên cho bộ lòng vào luộc cùng con vịt vì rất dễ làm cho thịt bị đen.
- Luộc vịt từ nước lạnh để thịt chín đều và không bị đen.
- Trong nước luộc, bạn có thể cho thêm gốc ngò rí để thơm hơn.
- Thời gian luộc sẽ dao động trong khoảng 40 – 55 phút tùy thuộc vào con vịt đó là vịt tơ hay vịt già.
- Vắt thật ráo nước măng và nấm trước khi xào để lúc nấu nước dùng không bị vàng.
- Không nên sử dụng hạt nêm cho món ăn này vì có thể khiến cho nước dùng bị đục.
- Ngâm bắp cải vào nước đá lạnh sẽ giúp cho gỏi giòn và loại bỏ được mùi bắp cải.
- Các nguyên liệu trộn gỏi phải được để ráo nước.
Cách chọn mua vịt tươi
Vịt còn sống
Bạn nên chọn những con có lông mượt, dày. Lưu ý không nên chọn những con đang ở trong giai đoạn thay lông vì có thể sức khỏe của chúng không đảm bảo.
Nên chọn vịt đã lớn đủ tháng, mọc đủ lông cánh để thịt thơm ngon không bị hôi và hơn hết là không mất quá nhiều thời gian để làm sạch lông măng. Để có thể phân biệt được vịt đã đủ tháng chưa hay đã quá già, bạn nên nhìn vào mỏ. Những con có mỏ nhỏ, cứng thường là vịt đã già. Ngược lại, những con vịt non, phần mỏ sẽ to và khá mềm. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn con có da cổ, da bụng dày, xách nặng tay sẽ cho nhiều thịt hơn.
Bạn xách vịt lên nếu thấy chảy dãi hoặc sờ vào diều thấy phồng lên như bong bóng thì đừng chọn vì chúng có thể sắp chết.
Thông thường thịt vịt đực sẽ ngon hơn vịt cái. Vì vịt cái qua nhiều lần đẻ trứng, thịt sẽ rất dai cứng.
Bạn nên thử kéo 2 cánh của con vịt ra, nếu chúng vừa đủ đan vào nhau thì chứng tỏ chúng đã đủ tháng trưởng thành.
Bạn cũng nên lật cánh lên, nếu thấy có chấm đỏ bên dưới thì chứng tỏ chúng đã bị tiêm thuốc hoặc bơm nước.
Vịt đã làm sẵn
Những con vịt còn tươi, mới được giết mổ thường có da bên ngoài màu vàng, không quá sậm, không có vết loang hay vết bầm.
Bạn dùng tay ấn vào cảm giác thấy chắc chắn, có độ đàn hồi. Ngược lại, những con vịt ấn vào bị biến dạng thì chúng có thể bị bơm nước.
Không chọn những con vịt có mùi lạ hoặc bị chảy nước nhớt.
Cần chọn vịt khi ấn vào có độ đàn hồi tốt. Ảnh: Internet
Cách chọn măng ngon
Măng tươi
Chọn những mụt măng to nhỏ đều nhau, không bị cong, non, giòn, bề mặt không có lốm đốm, không héo, không dập nát. Quan sát bằng mắt thường, bạn sẽ thấy măng tươi ngon thường có nhiều nước, vỏ mỏng. Ngửi thấy có mùi thơm đặc trưng.
Măng luộc
Đối với loại măng luộc được bày bán nhiều ở chợ, bạn nên chọn những sản phẩm đóng gói có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng. Măng ngon là có mùi thơm dịu, màu măng vàng nâu, sờ vào không bị dính tay và có những đường vân.
Măng khô
Bạn không nên chọn măng khô có mùi lạ hoặc mùi SO2. Về màu sắc, măng khô phải có màu nâu vàng hoặc vàng đậm. Nếu măng có màu vàng sáng có thể chúng đã bị ngâm hóa chất. Bạn nên chọn những miếng măng có kích thước vừa phải vì sẽ tiết kiệm được thời gian luộc làm mềm măng.
Nên chọn măng có màu nâu. Ảnh: Internet
Với cách nấu bún măng vịt được ở trên, bạn đã phần nào có được bí quyết để hoàn thiện hương vị cho món ăn hấp dẫn này. Tuy nhiên, để có thật nhiều hơn nữa bí quyết nấu bún măng vịt kinh doanh, bạn có thể đến với chương trình học nấu bún cùng bếp trưởng của Dạy nấu ăn Gia đình, Mở quán ®. Mọi thông tin về khóa học, bạn có thể điền vào form bên dưới để được tư vấn chi tiết hơn.
☆
☆
☆
☆
☆
Điểm: 5 (10 bình chọn)
{{#error}}
{{error}}
{{/error}}
{{^error}}
Cảm ơn bạn đã bình chọn!
{{/error}}
Lỗi! Xin vui lòng kiểm tra đường truyền mạng và thử lại.